Nguồn gốc và phân loại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hồng không hạt Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 25 - 29)

3. YÊU CẦU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Nguồn gốc và phân loại

* Nguồn gốc:

Cây hồng có nguồn gốc từ Trung Quốc (nguyên sản ở lƣu vực sông Trƣờng Giang), phân bố tự nhiên ở 320

đƣợc đƣa đến trồng tại Địa Trung Hải, cũng từ đây hồng đƣợc đƣa sang Mỹ từ năm 1856, đƣợc nhập vào châu Âu năm 1789. Vũ Công Hậu [9], [10], [11].

Hồng là cây trồng á nhiệt đới khởi nguyên từ Trung Quốc và cũng là cây trồng có nguồn gốc ở Hàn Quốc (cây bản địa). Việc trồng hồng đƣợc sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, ngoài ăn quả còn đƣợc sử dụng để chữa các bệnh nhƣ: bệnh liệt, tê cóng, bỏng và làm ngƣng chảy máu vì trong lá của hồng có rất nhiều chất tanin, phenol, axit hữu cơ, chlorophyl... nhƣng tanin là nguyên tố chủ yếu [38].

Theo một số tác giả: khi nghiên cứu về nguồn gốc của cây hồng phƣơng Đông đều cho rằng một số nhóm hồng thuộc loài hồng dại Diospyros kaki tồn tại trong những khu rừng của Trung Quốc. Tài liệu của cây hồng xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ V, VI [43], [49], [59].

Cây hồng đƣợc nhập từ Trung Quốc đến châu Âu vào năm 1789 và di chuyển san châu Mỹ vào năm 1856 [3], [4], [5], [10], [11], [12].

Ở Việt Nam, cây hồng đƣợc nhập từ Trung Quốc qua miền Bắc Việt Nam rồi đến Đà Lạt Việt Nam. [36].

*Phân loại:

Cây hồng (Diospyros) thuộc họ thị (Ebenaceae), phân lớp sổ (Dilleniaceae), thuộc lớp hai lá mầm (Dicotylledoneae), ngành thực vật hạt kín (Angiospermae) [1], [2].

Theo Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) [36] trích dẫn kết quả nghiên cứu của các nhà phân loại học Nhật Bản cho biết: hiện nay có 800 - 1000 loài hồng. Cây hồng đƣợc trồng phổ biến ở các nƣớc có khí hậu ôn hoà thuộc châu Á, bắc Mỹ và chỉ có 4 loài đƣợc trồng để lấy quả đó là: Diospyros kaki linn: D. oleifera Cheng: D. virginiana Linn: D. lotus Linn.

Chi Diospyros gồm 400 loài, chủ yếu phân bố ở vùng á nhiệt đới châu Á, châu Phi và nam Mỹ, một số loài trong đó có hồng phƣơng đông phân bố rộng trên các vùng ôn đới [41], [42], [58].

Cây hồng (Diospyros kaki linn) đƣợc trồng rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số vùng khí hậu ôn hoà, cận nhiệt đới nhƣ Califonia (Mỹ), Italia, Israen, Braxin, Niudilân, Úc... có hai nhóm hồng chính là hồng chát và hồng không chát.

Cũng theo tác giả Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) [36] trích dẫn kết quả nghiên cứu cho biết: Mori (1953) chia hồng thành 4 nhóm là:

+ Nhóm 1: Nhóm PCNA (Pollination constant Non-Astringnt): những giống không chát và không biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống Fuju, Jiro, Gosh, Suruga, thịt quả gồm những đốm tanin sẫm.

+ Nhóm 2: nhóm PVNA (Pollination Variant Non-Astringnt): những giống không chát và biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống: Zenjimaru, Shogatsu, Mizushima, Anahya kume, thịt quả có những đốm tanin sẫm và khi không có hạt thì thịt quả có vị chát.

+ Nhóm 3: nhóm PCA (Pollination constant Astringent): những giống chát, không biến đổi với sự thụ phấn, gồm những giống: Yokomo, Yotsumizo, Shakokaski, Hagakushi, Hachiya, Ghionho, thịt quả không có những đốm tanin sẫm.

+ Nhóm 4: nhóm PVA (Pollination Variant Astringnt): những giống chát biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống: Azumi Shirazu, Emon, Kosshuhya kume, Hiratanenashi, có thể chát khi đƣợc thụ phấn và có một vài đốm tanin sẫm xung quanh hạt [51], [60].

Ở Việt Nam, những điều tra ban đầu từ năm 1990 về cây hồng đã phát hiện 3 loài hồng sau:

+ Hồng lông (D. Tokinensis L) đƣợc phân bố rải rác khắp nơi ở miền Bắc.Thân cao to thƣờng có màu trắng tro, cây phân cành ngang, tạo nhiều tầng cành, tán hình tròn. Lá thuôn dài, mặt trên màu sẫm, có lông vàng màu xanh, mặt dƣới màu xanh nhạt, có lông màu hơi vàng. Quả to tròn hoặc tròn

dẹt; khi còn xanh, mặt ngoài quả có lông tơ màu xanh, khi chín, lông màu vàng nhạt, trong quả có nhiều hạt (6 - 9 hạt), to dày, màu vàng nâu.

Sơ đồ 1: Phân loại hồng theo Mori 1953

(Nguồn: Đào Thanh Vân (2002)

+ Hồng cậy (D. lotus L) đƣợc trồng rải rác ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam nhƣ Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình. Thân cây cao to, tán lớn, lá nhỏ hẹp, mặt trên màu xanh đậm nhẵn nhƣng không bóng, mặt lá màu xanh trắng có ít lông. Quả hình tròn dẹt, bé, chiều cao quả trung bình 2,2 cm, đƣờng kính quả trung bình 2,6cm. Hiện nay, nông dân thƣờng thu hoạch quả chín để lấy hạt gieo làm gốc ghép.

+ Hồng trơn có lá nhẵn (D. kaki L) đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc và vùng Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Thân cây thƣờng có màu nâu, cành hẹp, tán hình tròn hoặc hình tháp, lá hình bầu dục hoặc elip, mặt trên màu xanh sẫm, nhẵn, mặt dƣới có lông màu xanh nhạt hoặc trắng. Quả to, nhỏ tuỳ giống, khi còn xanh vỏ nhẵn, trơn màu xanh lục, khi chín màu vàng đỏ. Trong quả có ít hạt hơn 2 loài trên (0 - 6 hạt). Hạt nhỏ, mỏng màu nâu cánh gián. (Phạm Văn Côn (2002) [5]).

Hồng Không chát Chát Thụ phấn bất biến Thụ phấn biến đổi Thụ phấn bất biến Thụ phấn biến đổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hồng không hạt Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)