Tình hình sản xuất hồng tại huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hồng không hạt Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 60 - 63)

3. YÊU CẦU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1.3.Tình hình sản xuất hồng tại huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ

Huyện Phù Ninh nằm ở phía đồng Bắc của tỉnh Phú Thọ, dọc trên đƣờng quốc lộ số 2. Phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng và tỉnh tuyên Quang ; phía Nam giáp huyện Lâm Thao và thành phố Việt Trì ; Phía Tây giáp huyện Thanh Ba và thị xã Phú Thọ ; phía Đông có sông Lô bao bọc, là địa giới với huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc, rất thuận lợi về giao thông thuỷ bộ. Tính đến hết năm 2011 tổng diện tích đất trồng cây ăn quả của huyện là 3.026,7ha trong đó có 40ha cây hồng đã cho thu hoạch.

Diện tích cây ăn quả của huyện từ năm 2009- 2011. Kết quả đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng 3.4.

Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây ăn quả chính năm 2009 - 2011

Số TT

Giống CAQ

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

DT (ha) SL (tấn) DT (ha) SL (tấn) DT (ha) SL (tấn) 1 Hồng 30 120 35 175 40 640 2 Cam, quýt 64,4 386 67 358,5 67,5 381,5 3 Nhãn 140 370 134 332 134 335 4 Vải 346 1.557 322 1.280 322 1.276 5 Cây xoài 95,8 850 95,8 756 95,8 989,3 6 Cây bƣởi 66 420 66 462 69 522 7 Cây táo 11,1 56 10,5 82 10,5 91 Cây khác 106,1 215 107,4 296 112,5 337

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phù Ninh năm 2012)

Số liệu bảng 3.4. cho thấy nhìn trung diện tích cây ăn quả không tăng qua các năm, nhất là đối với một số cây ăn quả truyền thống năng suất thấp hiệu quả kinh tế chƣa cao, bởi ngƣời dân chƣa đầu tƣ thâm canh, không tuyển lựa những sản phẩm cây giống ƣu tú chất lƣợng, phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, qua biểu số liệu cũng nhƣ nhìn nhận thực tiễn tại địa phƣơng nhận thấy nổi bật lên hai sản phẩm hồng và bƣởi là hai giống cây trồng có diện tích tăng lên đáng kể trong vài năm trở lại đây. Bởi gần đây nhìn nhận thấy hai giống cây này có nhiều đặc điểm nổi bật về chất lƣợng và năng suất, cũng nhƣ tính thích nghi với điều kiện sinh thái vùng. Nhƣng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xin đƣợc đề cập riêng tới loại cây ăn quả hồng Gia Thanh. Giống cây hồng này có những nét riêng biệt mà chỉ tập trung tại xã Gia Thanh còn các xã khác hầu nhƣ không có cây hồng và nếu có thì cũng rất ít, chất lƣợng không thể bằng giống hồng đƣợc trồng ở xã Gia Thanh.

Tại xã Gia Thanh do UBND huyện tổ chức, chủ trì thực hiện dự án. Cơ quan chuyển giao công nghệ là trung tâm nghiên cứu Cây ăn quả Phú Hộ - Viện nghiên cứu rau quả - Bộ Nông nghiệp & PTNT ; Viện Khoa học Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp &PTNT đã thực hiện một số các nội dung để tiến hành xây dựng khoanh vùng phát triển giống cây quả hồng Gia Thanh nhƣ:

- Điều tra khảo sát , tuyển chọn và tổ chức nhân giống hồng Gia Thanh bằng hom rễ ;

- Khảo sát lựa chọn địa điểm, xây dựng mô hình, chọn hộ dân tham gia đề tài. - Quy hoạch vùng sản xuất, tổ chức nhân giống, trồng, chăm sóc ; xây dựng hệ thống tƣới, đào tạo tập huấn cho ngƣời sản xuất.

- Xây dựng văn bản hƣớng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh, chăm sóc giống hồng Gia Thanh và chuyển giao kỹ thuật cho hộ sản xuất vùng dự án.

Xuất phát từ lợi ích kinh tế với chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, huyện Phù ninh có Nghị quyết số 62/NQ-HU ngày 29/4/2004 về lãnh đạo xây dựng mô hình cánh đồng, khu đồi, hộ nông dân có thu nhập cao. UBND huyện đã cụ thể hoá kế hoạch nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng chuyên sâu để tạo ra khối lƣợng sản phẩm hàng hoá lớn tập trung. Trong đó có mô hình hồng không hạt Gia Thanh, vừa đem lại hiệu quả kinh tế hộ, vừa bảo tồn phát triển giống hồng quý Gia Thanh.

Cũng với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, với việc quỹ đất có khả năng chuyển mục đích để trồng hồng còn khá nhiều, cùng định hƣớng phát triển sản xuất của huyện Phù Ninh đặc biệt chú trọng mở rộng diện tích giống hồng Gia Thanh. Ngày 24/10/2005, UBND tỉnh Phú Thọ đã có quyết định số: 2909/QĐ-UBND V/v phê duyệt dự án khoa học „„Xây dựng mô hình thâm canh giống hồng Gia Thanh trên đất đồi sau khai thác cây bạch bàn tại huyện Phù Ninh, tỉnh phú Thọ‟‟. Đây là dự án ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các giải pháp tổ chức quả lý sản xuất trong điều kiện

thành vùng tập trung nhƣng ở quy mô hộ nông dân do UBND huyện chủ trì triển khai và thực hiện.

Thực hiện điều tra khảo sát lấy mẫu quả hồng ở các cây hồng đã có trên 15 tuổi, ở 8 khu hành chính, lập hồ sơ đánh mã số cây cây của từng hộ gia đình. Kết quả đã tuyển tron đƣợc 190 cây ở 87 hộ, làm cơ sở để phân tích chỉ tiêu hàm hƣợng đƣờng tổng số, axít tổng số, hàm lƣợng tanin, độ Brix, tỷ lệ chất khô.

Trong tổng số 190 cây lựa tron ra 173 cây ở 87 hộ đủ tiêu chuẩn làm cây khai thác hom rễ để nhân giống. Đến tháng 11/2007 đã hoàn thành trồng xong 30ha, năm 2011 đã bắt đầu cho thu hoạch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hồng không hạt Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 60 - 63)