Các nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hồng không hạt Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 29 - 31)

3. YÊU CẦU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.2.1.Các nghiên cứu trên thế giới

Trong lịch sử phát triển cây hồng, theo Yung Kyung Choi và Jung Hokim (1972) [36] cho biết: Từ Trung Quốc hồng đƣợc đƣa sang Nhật Bản, Triều Tiên sang châu Âu rồi đến Mỹ.

Theo Grubov, U.I (1967) [44]: Hiện nay những nƣớc trồng hồng và xuất khẩu nổi tiếng nhát là: Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên và các nƣớc á nhiệt đới miền Nam Liên Xô cũ.

Theo Vũ Công Hậu [11] hiện nay Trung Quốc là nƣớc trồng hồng nhiều nhất, khắp lãnh thổ của nƣớc này, trừ mấy tỉnh biên giới nhƣ: Hắc Long Nam, Nội Mông, Tân Cƣơng, Tây Tạng; còn hầu hết các tỉnh đều trồng hồng.

Theo tác giả Đào Thanh Vân (2002) [57]: Ở Hàn Quốc hồng là một trong những cây ăn quả quan trọng đang đƣợc chú ý phát triển, chỉ sau 5 năm, sản lƣợng hồng của Hàn Quốc đã tăng gần gấp đôi (từ 167.671 tấn năm 1994 lên 273.846 tấn năm 1999).

Bảng 1.1: Sản lượng trồng hồng của một số nước trên thế giới năm 2005 - 2008

Đơn vị: tấn

STT Tên nƣớc Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Trung Quốc 2.212.152 2.346.741 2.332.962 2.533.899 2 Hàn Quốc 363.822 352.822 395.614 430.521 3 Nhật Bản 285.900 232.700 244.800 244.800 4 Brazin 164.849 168.274 159.851 169.000 5 Italia 51.332 52.863 50.000 50.000 6 Israen 48.000 24.606 37.347 30.089 7 Niudilan 3.000 3.000 3.000 3.000 8 Iran 1.000 1.000 1.000 1.000 9 Australia 650 700 715 715 10 Mexico 369 287 442 442 11 Thế giới 3.261.981 3.335.565 3.383.165 3.627.575

Qua bảng 1.1 ta thấy, mặc dù năng suất của Trung Quốc không cao nhƣng do có diện tích lớn nhất thế giới nên sản lƣợng hồng của Trung Quốc vẫn đứng đầu thế giới với 2.212.152 tấn năm 2005 tăng lên 2.533.899 tấn năm 2008 tỷ lệ tăng đạt 14,54%, chiếm 69,85% sản lƣợng toàn thế giới, tiếp đến vẫn là Hàn Quốc và Nhật Bản là ba nƣớc đứng đầu trong danh sách những nƣớc có sản lƣợng lớn nhất thế giới.

Mỗi loại cây trồng đều có một biên độ sinh thái nhất định. Khi đƣợc trồng trong điều kiện sinh thái phù hợp, cây trồng đó sẽ sinh trƣởng phát triển tốt và cho năng suất cao. Các loài thuộc chi Diospyos có các vùng phân bố khác nhau nhƣng tập trung chủ yếu ở Châu Á và Bắc Mỹ. Tuỳ đặc điểm của các loài khác nhau mà hƣớng sử dụng khác nhau (bảng 1.2).

Bảng 1.2: Sự phân bố và sử dụng của các loài thuộc chi Diospyros

Loài Phân bố Sử dụng

Diospyros kaky Linn Nhật Bản, Trung Quốc,

Hàn Quốc, Việt Nam Ăn tƣơi và chế biến Diospyros lotus linn Châu Á Sản xuất tanin, làm

gốc ghép

Deospyros virginiana Linn Bắc Châu Mỹ Ăn tƣơi, làm gốc ghép

Diospyros oleifera Cheng Trung Quốc Sản xuất tanin

(Nguồn: Đào Thanh Vân (2002)

Loài D.kali phân bố chủ yếu ở 4 nƣớc: Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Vì loài Diospyros kaki có thịt quả mềm nên có thể dùng để chế biến.

Về mặt tiêu thụ và chế biến: Quả hồng chủ yếu đƣợc ăn tƣơi với thị trƣờng tiêu thụ là các nƣớc Châu Á. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, hồng là một trong những món tráng miệng chính trong khẩu phần ăn hàng ngày. Sản phẩm hồng khô chế biến đƣợc sản xuất nhiều ở các nƣớc Nhật Bản, Trung Quốc,

Triều Tiên... Các sản phẩm chế biến từ hồng tiêu thụ mạnh ở thị trƣờng Châu Âu. Ngƣời Châu Âu ở vùng Địa Trung Hải đã quen với cây hồng và cho rằng quả hồng chín rất ngọt, hƣơng vị đậm đà. Phạm Văn Côn (2002) [5], Vũ Công Hậu (1999) [11].

Ở Mỹ, hồng trƣớc đây chƣa phát triển rộng đƣợc là do ngƣời ta chƣa quen cách ăn quả hồng chín... Những điều này lí giải các ý kiến cho rằng hồng rất khó xuất khẩu sang thị trƣờng Châu Mỹ. Vũ Công Hậu (1999) [11].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hồng không hạt Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 29 - 31)