Theo dõi đặc điểm sinh học của giống hồng Gia Thanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hồng không hạt Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 53 - 106)

3. YÊU CẦU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.5.1. Theo dõi đặc điểm sinh học của giống hồng Gia Thanh

Chọn 9 cây trên vƣờn hồng 10 tuổi, sức sinh trƣởng đồng đều nhân giống bằng phƣơng pháp giâm hom chia làm 3 lần nhắc lại để theo dõi theo các chỉ tiêu:

+ Theo dõi về đặc điểm sinh học:

- Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến đỉnh ngọn, đơn vị tính (cm), đo 1 lần vào tháng 12 năm 2011, đo toàn bộ mẫu thí nghiệm, tính trung bình.

- Đƣờng kính tán: đo theo hƣớng Đông-Tây và Nam-Bắc, đơn vị tính (cm), đo 1 lần vào tháng 12 năm 2011, đo toàn bộ mẫu thí nghiệm, tính trung bình

- Chu vi gốc: đo cách mặt đất 20cm, đơn vị tính (cm), đo 1 lần vào tháng 12 năm 2011, đo toàn bộ mẫu thí nghiệm, tính trung bình

- Số cành cấp 1, số cành cấp 2

- Đặc điểm lá (mùa sắc, dài, rộng, độ dày phiến lá, hình dạng lá...)

+ Đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc:

- Số lộc trên cành theo dõi: đếm số lộc ra mỗi đợt rồi tính trung bình - Tỷ lệ cành của từng đợt lộc so với tổng số cành lộc trong năm - Thời gian bắt đầu ra lộc: đƣợc tính từ khi có 5% số cành/cây bật lộc - Thời gian lộc ra rộ: đƣợc tính khi 50% số cành/cây bật lộc

- Thời gian kết thúc ra lộc: đƣợc tính khi trên 80% số lộc trên cây thành thục - Số lộc/cành. Định cành theo dõi, đếm tất cả số lộc có trên cành theo dõi - Chiều dài cành lộc: đo 15 ngày một lần sau khi lộc xuất hiện. - Đƣờng kính lộc: đo cách gốc cành 1 cm khi cành lộc đã thành thục

2.5.2. Nghiên cứu các giai đoạn ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng quả

- Thời gian bắt đầu ra hoa, đậu quả. Tính từ khi có 5% số hoa, quả xuất hiện - Thời kỳ nở hoa tập trung. Khi có 25-75% hoa nở

- Thời kỳ tàn hoa. Khi có >80% hoa rụng cánh - Theo dõi tỷ lệ các loại hoa (đực, cái, lƣỡng tính) - Tỷ lệ cành mang hoa/tổng số cành

- Tỷ lệ cành mang quả/tổng số cành mang hoa - Số quả trung bình/1 cành quả

- Theo dõi tỷ lệ đậu quả (%)

Tổng số quả đậu

Tỷ lệ đậu quả (%) = x 100 Tổng số hoa cái và hoa lƣỡng tính

- Động thái rụng hoa, rụng quả và tỷ lệ đậu quả. Đếm số quả đậu khi tàn hoa 15 ngày và đếm cho đến lúc thu hoạch

Số quả đậu (thu hoạch) Tỷ lệ đậu quả (%) = x 100

Tổng số quả hình thành - Thời kỳ chín. Đƣợc tính khi có >20% số quả chín

- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: đếm số quả/cây, tính khối lƣợng trung bình quả (g), đo đƣờng kính, chiều cao quả (cm), dung lƣợng mẫu đo đếm 30 quả/lần nhắc lại. Tính năng suất (kg quả/cây)

2.5.3. Các chỉ tiêu về chất lượng quả

- Hàm lƣợng chất khô (%) đƣợc xác định theo phƣơng pháp sấy đến khối lƣợng không đổi.

- Đƣờng tổng số (%)đƣợc xác định theo phƣơng pháp Bertrand. - Axit tổng số (%)

- Độ Brix (%), đo bằng Brix kế cầm tay - Hàm lƣợng tanin (%)...

2.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ TÍNH TOÁN

Các kết quả thí nghiệm đƣợc tổng hợp xử lý theo phƣơng pháp thống kê sinh học, số liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm IRRISTAT và EXCEL để xác định sự sai khác giữa các công thức.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HỒNG TẠI XÃ GIA THANH HUYỆN PHÙ NINH TỈNH PHÚ THỌ XUẤT HỒNG TẠI XÃ GIA THANH HUYỆN PHÙ NINH TỈNH PHÚ THỌ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Đất đai:

Tổng diện chích tự nhiên toàn xã là 620,65ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp 460,68ha chiếm 74,2% diện tích đất tự nhiên (có 110,63ha đất cây lâu năm và 93ha đất cây lâm nghiệp). Đất chủ yếu thuộc đất đỏ vàng, vàng nhạt phát triển trên đá Grai. Đất có tầng canh tác dày >70cm, địa hình chủ yếu là đồi thấp độ dốc 3-25o

. Theo kết quả phân tích đất tại địa bàn xã Gia Thanh, của Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ - Viện nghiên cứu rau quả, các chỉ tiêu đều phù hợp cho cây hồng sinh trƣởng và phát triển, kết quả cụ thể:

Bảng 3.1: Kết quả phân tích đất Tên mẫu Chỉ tiêu phân tích pH Kcl Đạm tổng số (%) Đạm dễ tiêu (mg/100g) Kali tổng số (%) Kali dễ tiêu (mg/100g) Lân tổng số (%) Lân dễ tiêu (mg/100g) Đ.CT1 5,2 0,09 6,7 0,60 21,10 0,08 31,10 Đ.CT2 5,0 0,85 6,5 0,60 20,50 0,08 31,20 Đ.CT3 5,3 0,85 6,4 0,62 20,60 0,09 32,00 Đ.CT4 5,2 0,89 6,8 0,60 20,40 0,08 31,40 Đ.MD1 5,3 0,12 7,6 0,45 22,30 0,10 35,30 Đ.MD2 5,3 0,13 7,6 0,50 22,30 0,10 35,20 Đ.MD3 5,4 0,14 7,7 0,48 22,40 0,12 35,50 Đ.MD4 5,2 0,12 7,6 0,46 22,80 0,13 35,50 Đ.CC1 5,3 0,10 7,8 0,50 16,20 0,06 20,20 Đ.CC2 5,3 0,12 7,9 0,60 18,10 0,06 21,20 Đ.CC3 5,1 0,10 7,6 0,55 16,70 0,07 22,30 Đ.CC4 5,4 0,13 7,8 0,58 15,70 0,07 22,20

(Nguồn: Bộ môn: Phân tích và chất lượng sản phẩm Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ - Viện nghiên cứu rau quả)

* Khí hậu - Thuỷ văn:

Xã Gia Thanh có chung khí hậu của huyện, thuốc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình/năm khoảng từ 1600-1700mm; độ ẩm không khí trung bình/năm 85%. Đây là điều kiện thuận lợi để cây hồng sinh trƣởng, phát triển tốt, ra hoa và đậu quả ổn định (theo nhận định của Trung tâm nghiên cứu Rau - Hoa - Quả - Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc )

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Về kinh tế:

Nền kinh tế của xã trong những năm gần đây có sự tăng trƣởng bình quân tăng 9,0%/năm. Tổng giá trị sản xuất tăng 5,0%/năm. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 5%.

Xã Gia Thanh có làng nghề nón lá xóm Rền, hàng năm sản xuất từ 80- 100 ngàn chiếc, nghề nón có từ lâu đời, song do mẫu mã hình thức chƣa đƣợc cải tiến nên giá trị kinh tế thu nhập đem lại chƣa cao.

Về giao thông thuận tiện đến các khu dân cƣ và phân bố hợp lý, hình thành đƣợc các dƣờng lên đồi, ra đồng, giúp nông dân có điều kiện vận chuyển vật tƣ và thu hoạch sản phẩm bằng các phƣơng tiện cơ giới.

Hệ thống thuỷ lợi nhƣ các kênh mƣơng, hồ đập đƣợc nâng cấp cải tạo, toàn xã có 14 hồ đập các loại đảm bảo tƣới trên 70% diện tích gieo trồng của xã.

* Về xã hội:

Xã Gia Thanh có 8 khu hành chính: Dân số 3.501 ngƣời, số ngƣời trong độ tuổi lao động 1.800 ngƣời chiếm 51,41% tổng lao động, chủ yếu là lao động nông nghiệp.

Nhìn trung một vài năm gần đây nền kinh tế của xã Gia Thanh đã có sự phát triển đáng kể, đời sống nông dân đang dần đƣợc cải thiện, song còn một bộ phận nông dân còn khó khăn do sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Gia Thanh là xã nghèo của huyện, nhƣng do có lợi thế phát triển cây hồng và có diện tích đất cây

lâu năm (đất vƣờn), đất lâm nghiệp dồi dào, tầng canh tác đất dầy, phù hợp để mở rộng phát triển cây hồng.

Kết quả thu thập số liệu về điều kiện khí hậu thời tiết đƣợc trình bày qua bảng 3.2

Bảng 3.2. Diễn biến khí hậu trung bình năm 2012 trong thời gian nghiên cứu tại huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ

Yếu tố Tháng Lƣợng mƣa TB (mm) Ẩm độ TB (%) Nhiệt độ TB (0C) Nhiệt độ tối cao (0C) Nhiệt độ tối thấp (0C) Nắng (giờ) 1 56,1 87 17,5 27,4 8,9 41,3 2 13,9 83 20,3 34,4 10,0 100,3 3 48,0 83 21,4 30,9 11,2 60,6 4 73,7 89 22,9 21,4 15,3 58,6 5 105,5 85 27,9 39,7 22.2 113,7 6 106,3 83 29,5 39,2 23,8 144,3 7 220,7 81 29,6 39,6 23,8 200,2 8 389,7 89 27,6 34,5 23,5 153,7 9 83,3 87 27,8 35,9 22,0 163,3

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Việt Bắc )

Hình 3.1: Đồ thị so sánh lƣợng mƣa và nhiệt độ giữa các tháng

SO SÁNH LƯỢNG MƯA VÀ NHIỆT ĐỘ GIỮA CÁC THÁNG

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 THÁNG Lượng mưa TB (mm) Ẩm độ TB (%)

Nhiệt độ là yếu tố quyết định đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây. Trong thời kỳ sinh trƣởng cây hồng cần nhiệt độ tƣơng đối cao 20 - 300

C, nhiệt độ tối thích là 22 - 260C. Trong thời kỳ phân hoá mầm hoa cây hồng cần nhiệt độ thấp, khoảng 100C. Phạm Văn Côn [5], [6]; Vũ Công Hậu, [11]; Trần Thế Tục (1998) [29], Bird.R. (1991) [40]; Dirr, M.A. và cộng sự (1987) [43]. Theo Yung, lƣợng mƣa hàng năm thích hợp với hồng là 1200 - 2100 mm, cây hồng không bị các loại nấm phá hại nặng ngay cả trong điều kiện lƣợng mƣa cao, nên có thể coi cây hồng nhƣ một loại cây á nhiệt đới ẩm. Phạm Văn Côn [5], [6]; Vũ Công Hậu [9], [11], Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1992) [36].

Nhiệt độ trung bình tại Gia Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ trung bình năm từ 22 - 250C Tối cao là 340

C - 350C, tối thấp là 8,90C. Lƣợng mƣa trung bình từ tháng 1 đến tháng 9 khoảng 1.100 mm với điều kiện nhiệt độ và lƣợng mƣa nhƣ vậy có thể nói là khá thích hợp cho cây hồng sinh trƣởng và phát triển. Tuy nhiên trong tháng 1 nhiệt độ trung bình là 17,5oC và ẩm độ 87%, lƣợng mƣa 56,1 mm, không thuận lợi cho sự ngủ nghỉ của cây. Còn tháng 3 và 4 có nhiệt đột trung bình từ 22,90

C - 27,9oC thuận lợi cho sự phát triển của quả hồng. Bên cạnh đó ẩm độ trung bình cao gây khó khăn cho sự phát triển của quả làm giảm năng suất và sản lƣợng. Vào tháng 6 và tháng 7 nhiệt độ cao nhất 39,2oC - 39,6oC cộng thêm một số đợt mƣa lớn kéo dài kèm theo gió lốc, dẫn đến quả rụng nhiều và sâu bệnh gây hại làm giảm năng suất và sản lƣợng cây hồng. Đặc biệt tháng 8 năm 2012 tỉnh Phú Thọ liên tiếp có nhiều đợt mƣa lớn kèm gió lốc xoáy, làm gẫy cành, đổ một số cây hồng trên 10 năm tuổi, các đợt mƣa kéo dài nhiều giờ làm thiệt hại không nhỏ cho năng suất, sản lƣợng và phẩm cấp chất lƣợng sản phẩm quả hồng.

* Điều kiện đất đai

Theo số liệu thống kê của Chi cục thống kê huyện Phù Ninh về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện với cơ cấu sử dụng đƣợc trình bày qua bảng 4.3 cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phù Ninh

Loại đất Diện tích

(ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 15.648,01 100,00

I. Đất nông nghiệp 11.230,23 71,8

1.1. Đất trồng cây hàng năm 4.682,63 1.1.1. Đất lúa nƣớc, lúa màu 3.139,93 1.1.2. Đất trồng cây hàng năm khác 1.542,7 1.2. Đất trồng cây lâu năm (CAQ) 3.026,27

1.3. Đất mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản 284,07

II. Đất lâm nghiệp có rừng 3.233,46 20,7

III. Đất chuyên dùng 2.297,25

IV. Đất ở 653,49 4,1

V. Đất chƣa sử dụng 526,59 3,4

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phù Ninh năm 2012)

Qua bảng 3.3 ta thấy huyện Phù Ninh có tổng diện tích đất nông nghiệp là 11.230,23 ha, trong đó quỹ đất lâm nghiệp và đất chƣa sử dung còn khá, đây chính là nguồn quỹ đất để có thể phát triển trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả.

3.1.3. Tình hình sản xuất hồng tại huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ

Huyện Phù Ninh nằm ở phía đồng Bắc của tỉnh Phú Thọ, dọc trên đƣờng quốc lộ số 2. Phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng và tỉnh tuyên Quang ; phía Nam giáp huyện Lâm Thao và thành phố Việt Trì ; Phía Tây giáp huyện Thanh Ba và thị xã Phú Thọ ; phía Đông có sông Lô bao bọc, là địa giới với huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc, rất thuận lợi về giao thông thuỷ bộ. Tính đến hết năm 2011 tổng diện tích đất trồng cây ăn quả của huyện là 3.026,7ha trong đó có 40ha cây hồng đã cho thu hoạch.

Diện tích cây ăn quả của huyện từ năm 2009- 2011. Kết quả đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng 3.4.

Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây ăn quả chính năm 2009 - 2011

Số TT

Giống CAQ

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

DT (ha) SL (tấn) DT (ha) SL (tấn) DT (ha) SL (tấn) 1 Hồng 30 120 35 175 40 640 2 Cam, quýt 64,4 386 67 358,5 67,5 381,5 3 Nhãn 140 370 134 332 134 335 4 Vải 346 1.557 322 1.280 322 1.276 5 Cây xoài 95,8 850 95,8 756 95,8 989,3 6 Cây bƣởi 66 420 66 462 69 522 7 Cây táo 11,1 56 10,5 82 10,5 91 Cây khác 106,1 215 107,4 296 112,5 337

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phù Ninh năm 2012)

Số liệu bảng 3.4. cho thấy nhìn trung diện tích cây ăn quả không tăng qua các năm, nhất là đối với một số cây ăn quả truyền thống năng suất thấp hiệu quả kinh tế chƣa cao, bởi ngƣời dân chƣa đầu tƣ thâm canh, không tuyển lựa những sản phẩm cây giống ƣu tú chất lƣợng, phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, qua biểu số liệu cũng nhƣ nhìn nhận thực tiễn tại địa phƣơng nhận thấy nổi bật lên hai sản phẩm hồng và bƣởi là hai giống cây trồng có diện tích tăng lên đáng kể trong vài năm trở lại đây. Bởi gần đây nhìn nhận thấy hai giống cây này có nhiều đặc điểm nổi bật về chất lƣợng và năng suất, cũng nhƣ tính thích nghi với điều kiện sinh thái vùng. Nhƣng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xin đƣợc đề cập riêng tới loại cây ăn quả hồng Gia Thanh. Giống cây hồng này có những nét riêng biệt mà chỉ tập trung tại xã Gia Thanh còn các xã khác hầu nhƣ không có cây hồng và nếu có thì cũng rất ít, chất lƣợng không thể bằng giống hồng đƣợc trồng ở xã Gia Thanh.

Tại xã Gia Thanh do UBND huyện tổ chức, chủ trì thực hiện dự án. Cơ quan chuyển giao công nghệ là trung tâm nghiên cứu Cây ăn quả Phú Hộ - Viện nghiên cứu rau quả - Bộ Nông nghiệp & PTNT ; Viện Khoa học Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp &PTNT đã thực hiện một số các nội dung để tiến hành xây dựng khoanh vùng phát triển giống cây quả hồng Gia Thanh nhƣ:

- Điều tra khảo sát , tuyển chọn và tổ chức nhân giống hồng Gia Thanh bằng hom rễ ;

- Khảo sát lựa chọn địa điểm, xây dựng mô hình, chọn hộ dân tham gia đề tài. - Quy hoạch vùng sản xuất, tổ chức nhân giống, trồng, chăm sóc ; xây dựng hệ thống tƣới, đào tạo tập huấn cho ngƣời sản xuất.

- Xây dựng văn bản hƣớng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh, chăm sóc giống hồng Gia Thanh và chuyển giao kỹ thuật cho hộ sản xuất vùng dự án.

Xuất phát từ lợi ích kinh tế với chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, huyện Phù ninh có Nghị quyết số 62/NQ-HU ngày 29/4/2004 về lãnh đạo xây dựng mô hình cánh đồng, khu đồi, hộ nông dân có thu nhập cao. UBND huyện đã cụ thể hoá kế hoạch nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng chuyên sâu để tạo ra khối lƣợng sản phẩm hàng hoá lớn tập trung. Trong đó có mô hình hồng không hạt Gia Thanh, vừa đem lại hiệu quả kinh tế hộ, vừa bảo tồn phát triển giống hồng quý Gia Thanh.

Cũng với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, với việc quỹ đất có khả năng chuyển mục đích để trồng hồng còn khá nhiều, cùng định hƣớng phát triển sản xuất của huyện Phù Ninh đặc biệt chú trọng mở rộng diện tích giống hồng Gia Thanh. Ngày 24/10/2005, UBND tỉnh Phú Thọ đã có quyết định số: 2909/QĐ-UBND V/v phê duyệt dự án khoa học „„Xây dựng mô hình thâm canh giống hồng Gia Thanh trên đất đồi sau khai thác cây bạch bàn tại huyện Phù Ninh, tỉnh phú Thọ‟‟. Đây là dự án ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các giải pháp tổ chức quả lý sản xuất trong điều kiện

thành vùng tập trung nhƣng ở quy mô hộ nông dân do UBND huyện chủ trì

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hồng không hạt Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 53 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)