Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học cây hồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hồng không hạt Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 38 - 40)

3. YÊU CẦU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3.1.Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học cây hồng

1.3.1.1.Đặc điểm rễ và hệ rễ

Sự phân bố của rễ theo chiều sâu và chiều ngang phụ thuộc vào giống và các loại đất khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Côn cho thấy giống hồng Thạch Thất có hệ rễ tập trung nhất ở tầng đất 20 - 30 cm, giống hồng Hạc Trì có tầng rễ tập trung chủ yếu ở tầng đất 30 - 40 cm. Việc xác định đƣợc tầng rễ tập trung nhất là yếu tố quan trọng để quyết định biện pháp

bón phân hợp lý thúc đẩy sinh trƣởng phát triển của cây hồng. Phạm Văn Côn [5], [6]; Vũ Công Hậu [9], [10], [11]; Trần Thế Tục [25], 26], [28].

Nhiệt độ thích hợp cho bộ rễ hoạt động là 12 - 250

C. Trong mùa lá rụng, rễ hồng hầu nhƣ không hoạt động, hấp thu dinh dƣỡng rất chậm, từ mùa xuân rễ hồng mới bắt đầu hoạt động. Hoạt động mạnh nhất vào 2 thời kỳ cuối tháng 6 - 7 và giữa tháng 9 đầu tháng 10. Rễ hồng chứa nhiều tanin, cƣờng độ hô hấp yếu, nhu cầu về hàm lƣợng oxy trong đất thấp, vì vậy cây hồng có thể chịu úng tốt. Phạm Văn Côn [4], [5]; Vũ Công Hậu [9], [10], [11]; Trần Thế Tục [25], [26], [28]; Trần Nhƣ Ý và cộng sự [34], [35].

1.3.1.2.Đặc điểm thân cành hồng

Hồng là loại cây ăn quả thân gỗ lâu năm, tán cây có dạng hình tròn mâm xôi hoặc hình tháp, tốc độ sinh trƣởng chậm, thƣờng một cây hồng 30 tuổi đƣờng kính thân chỉ đạt 25 - 30 cm [34], [35]. Hồng là cây thay lá hàng năm về mùa đông, có thời gian ngủ nghỉ rõ rệt. Trong các loại cây thay lá, hồng ƣa nhiệt độ tƣơng đối cao, vì vậy rụng lá sớm và nảy mầm muộn.

Ở miền Bắc nƣớc ta, hồng bắt đầu rụng lá vào đầu tháng 10, đến giữa tháng 2 mới ra lộc, thời gian ngủ nghỉ khoảng 2 - 3 tháng. Vũ Công Hậu [11].

Thời gian ra lộc của hồng phụ thuộc vào nhiệt độ, nơi nào có nhiệt độ cao hồng sẽ ra lộc sớm hơn, nơi nào có nhiệt độ thấp sẽ ra lộc muộn hơn. Vũ Công Hậu [9], [10], [11]. Trong một năm hồng ra 3 - 4 đợt lộc tuỳ thuộc vào tuổi cây. Cây ở giai đoạn kinh doanh chỉ ra một đợt cành chủ yếu là cành xuân. Cây ở giai đoạn kiến thiết cơ bản một năm có thể ra 3 - 4 đợt cành. Nhƣng các đợt cành sau có số lƣợng cành ít hơn. Vũ Công Hậu [9], [10], [11]

Theo Trần Nhƣ Ý và các cộng sự [35], hồng có các đợt cành chính sau: - Cành xuân: Nảy đồng loạt vào trung tuần tháng 2 đến tháng 3, trên cành lúc này có cả cành hoa và cành dinh dƣỡng.

- Cành thu: Nảy lộc và tháng 8, tháng 9. Cần chú ý đợt cành này để đảm bảo số lƣợng cành mẹ cho vụ quả năm sau.

Đối với những cây đã ra hoa kết quả trong đợt cành xuân thƣờng có 3 loại cành; cành sinh trƣởng, cành mang hoa đực và cành mang hoa cái (cành quả). Phạm Văn Côn (2002) [5], [6].

+ Cành sinh trƣởng: Là những cành không mang hoa quả, chỉ mang lá làm nhiệm vụ tăng khối lƣợng cành, cây, lá và tích luỹ dinh dƣỡng nuôi quả.

+ Cành mang hoa đực: Loại cành này thƣờng nhỏ, mọc từ gốc cành năm trƣớc, sinh trƣởng yếu, là nguồn cung cấp phấn cho hoa nhờ côn trùng.

+ Cành mang hoa cái và hoa lƣỡng tính: Là những cành mang quả, phần lớn phát sinh ở phần trên gần ngọn của cành sinh trƣởng năm trƣớc chƣa ra quả học từ chồi nách thứ 1 - 2 của cành mẹ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hồng không hạt Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 38 - 40)