Đặc điểm thân, cành, dạng tán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hồng không hạt Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 64 - 106)

3. YÊU CẦU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1.1. Đặc điểm thân, cành, dạng tán

Thân cành của cây là một bộ phận rất qua trọng, vì nó làm nhiệm vụ nâng đỡ tất cả lá, hoa và quả của cây. Chiều cao cây là tính trạng phản ánh đặc trƣng, đặc tính của giống. Trong các điều kiện sinh thái khác nhau thì chiều cao cây là tính trạng ít thay đổi nhất. Số liệu bảng 3.6 cho thấy chiều cao trung bình của cây ở độ tuổi 10 năm trở lên.

Bảng 3.6: Đặc điểm thân, cành

STT Chỉ tiêu nghiên cứu Đơn vị tính Kết quả Sai số

1 Chiều cao cây m 5,35 ± 0,54

2 Chu vi gốc cm 35,7 ± 3,56

3 Đƣờng kính tán m 5,67 ± 0,82

4 Số cành cấp I cành 5,24 ± 0,74

5 Độ cao phân cành cấp I cm 92,78 ± 8,43

6 Số cành cấp II cm 13,8 ± 4,7

Đƣờng kính tán và chu vi gốc là những yếu tố quan trọng trong việc tăng cƣờng khả năng chống đổ khi có gió bão cũng nhƣ sự tạo thuận lợi cho

việc chăm sóc và thu hái quả. Mặt khác đƣờng kính tán còn là yếu tố để xác định khả năng thâm canh của giống. Cành cấp I, cấp II là chỉ tiêu liên quan chặt chẽ đến hình dạng cây và dạng tán cây, đồng thời là chỉ tiêu quyết định khả năng mang quả và năng suất quả. Số lƣợng cành cấp I, cấp II và độ cao phân cành phù hợp giúp cây có bộ khung tán vững chắc hơn và ra lộc nhiều hơn, qua đó góp phần tăng năng suất cây trồng. Qua bảng trên ta thấy cây hồng Gia Thanh ở độ tuổi 10 sinh trƣởng phát triển tốt có chiều cao cây trung bình là 5,0 m, chu vi gốc là 35cm, đƣờng kính tán là 5-6 m.

3.2.1.2.Đặc điểm lá hồng

Bộ lá của cây hồng ngoài chức năng chính là quang hợp còn thể hiện đặc điểm của giống. Ngoài ra bộ lá là chỉ tiêu để cho biết sức sinh trƣởng và nhu cầu dinh dƣỡng của cây. Thông qua hệ thống diệp lục dƣới bề mặt lá giúp biến đổi quang năng từ ánh sáng mặt trời thành hoá năng cung cấp dinh dƣỡng cho cây trồng, chính vì thế bộ lá khoẻ mạnh sẽ làm tăng khả năng chuyển hoá chất dinh dƣỡng, giúp cây trồng phát triển tốt hơn.

Lá cây hồng Gia Thanh có hình bầu dục, gân lá nổi rõ, giữa gân sống chính có một lớp lông mỏng mầu nâu và tập trung 2 bên phần sát thịt lá. Mặt trên của lá nhẵn, mặt dƣới nháp, lá có mầu xanh đậm, mặt lá trải phẳng không cong vênh lồi, lõm. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu về lá của cây hồng Gia Thanh đƣợc thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7: Đặc điểm lá của giống hồng Gia Thanh

STT Chỉ tiêu nghiên cứu Đơn vị tính Kết quả Sai số

1 Chiều dài lá cm 12,14 ± 1,2

2 Chiều rộng lá cm 9,10 ± 1,2

3 Chiều dài cuống lá cm 18,02 ± 0,2

4 Độ dày phiến lá mm 0,35 ±0,2

5 Hình dạng lá - Hình bầu dục -

Số liệu bảng 3.7 cho thấy lá khi thành thục có màu xanh thẫm, chiều rộng lá có kích thƣớc trung bình 9,10 ±1,2 cm, chiều dài lá có kích thƣớc 12,14 ±1,2cm.

3.2.1.3. Các đợt lộc sinh trưởng

Trong một năm cây hồng ra từ 2 - 3 đợt lộc đó là lộc xuân, lộc hè và lộc thu, trong đó lộc xuân là chủ yếu vì lộc xuân là lộc mang hoa, quả của cây hồng. Số lộc trên cây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng tích luỹ chất dinh dƣỡng và sinh trƣởng của cây. Số lƣợng lộc càng lớn chứng tỏ cây có sự tích luỹ chất dinh dƣỡng càng tốt từ thời kỳ ngủ đông và từ những giai đoạn sinh trƣởng trƣớc.

Kết quả nghiên cứu về tình hình sinh trƣởng các đợt lộc của cây hồng Gia Thanh trong năm 2012 đƣợc thể hiện qua các bảng 3.8, bảng 3.9 và bảng 3.10.

Bảng 3.8: Đặc điểm và khả năng sinh trƣởng lộc xuân năm 2012 STT Chỉ tiêu nghiên cứu Đơn vị tính Kết quả Sai số

1 Thời gian ra lộc Ngày 13/2-5/4 -

2 Thời gian lộc thành thục Ngày 28,8 -

3 Tổng số lộc trên cành Lộc 65 ± 4,5

4 Chiều dài lộc thành thục cm 13 ± 4,5

5 Đƣờng kính lộc thành thục mm 0.40 ± 5,5

6 Lộc xuân mang hoa Lộc 39.5 ± 9,5

7 Lộc xuân mang quả Lộc 15,5 ± 4,2

8 Lộc dinh dƣỡng Lộc 25.5 ± 5,8

Số liệu bảng 3.8 cho thấy: Lộc xuân mọc từ tháng 2 đến tháng 4 nhƣng tập trung chủ yếu là giữa tháng 2 đến cuối tháng 2, Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng số lộc ra trong vụ xuân trên cành theo dõi là 65 ((lộc) với 2 loại cành là cành dinh dƣỡng 25,5 (lộc) và cành mang hoa (39,5 lộc), cành mang quả chiếm 15,5. Lộc xuân có thời gian từ lúc ra lộc đến lúc lộc thành thục trung bình khoảng 28,8 ngày. Cành xuân thành thục có đƣờng kính trung bình 0,40 mm

chiều dài cành đạt 13,0 cm. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy số lƣợng cành xuân trở thành cành mang quả của giống này là rất ít chỉ chiếm khoảng 38,27% so với lộc xuân mang hoa. Chính vì vậy cần có một số biện pháp kỹ thuật nhất định để làm tăng tỷ lệ đậu quả để nâng cao tỷ lệ cành mang quả.

Lộc hè: Lộc hè ra trong khoảng từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 7 với tổng số lộc là 13,56 lộc, chiếm 14,78 % số lộc trong năm. Lộc hè có thời gian sinh trƣởng trung bình là 35,62 ngày. Cành hè thành thục có đƣờng kính trung bình là 0,45 mm, chiều dài trung bình là 22,36 cm, số mắt lá và số lá trên cành thành thục là 7,8 lộc và 6,3 lộc. Kết quả đƣợc thể hiện qua bảng 3.9

Bảng 3.9: Đặc điểm và khả năng sinh trƣởng lộc hè năm 2012 STT Chỉ tiêu nghiên cứu Đơn vị

tính Kết quả Sai số

1 Thời gian ra lộc Ngày 18/5-17/7 -

2 Thời gian lộc thành thục Ngày 35,62 -

3 Tổng số lộc trên cành theo dõi Lộc 13,56 ±2,9

4 Chiều dài lộc thành thục cm 22,36 ±3,7

5 Đƣờng kính lộc thành thục mm 0,45 ±0,12

6 Số mắt lá trên cành thành thục Lộc 7,8 ±0,8

7 Số lá trên cành thành thục Lộc 6,3 ±0,7

Lộc thu: Trong các đợt lộc xuân, hè và thu thì lộc thu là lộc có số lƣợng ít nhất. Lộc thu xuất hiện từ đầu tháng 8 đến trung tuần tháng 9 với 3,2 lộc chiếm 3,5 %. Đợt lộc này có thời gian sinh trƣởng từ mọc đến thành thục trung bình khoảng 29,34 ngày. Cành thu thành thục có đƣờng kính trung bình 0,36 cm ; chiều dài trung bình 13,5cm số mắt lá trên cành trung bình là 5,5 mắt và số lá trung bình 4,0 lá. Kết quả đƣợc thể hiện qua bảng 3.10

Bảng 3.10: Đặc điểm và khả năng sinh trƣởng lộc thu năm 2012 STT Chỉ tiêu nghiên cứu Đơn vị Kết quả Sai số

1 Thời gian ra lộc Ngày 5/8-15/9 -

2 Thời gian lộc thành thục Ngày 29,34 -

3 Tổng số lộc trên cành theo dõi Lộc 3,2 ± 0,9

4 Chiều dài lộc thành thục cm 13,5 ± 3,2

5 Đƣờng kính lộc thành thục mm 0,36 ± 0,1

6 Số mắt lá trên cành thành thục Lộc 5,5 ± 0,5 7 Số lá trên cành thành thục Lộc 4,0 ± 0,4

Các đợt lộc ra của hồng Gia Thanh ở các vụ không giống nhau, nhiều nhất là lộc xuân sau đó đến lộc hè. Tỷ lệ các loại lộc đƣợc trình bày qua hình 3.2.

Hình 3.2: Đồ thị tỷ lệ các loại lộc của giống hồng Gia Thanh

3.2.1.4. Động thái tăng trưởng chiều dài các đợt lộc năm 2012

Lộc và sự phát triển của lộc thể hiện sự sinh trƣởng của toàn cây, do đó nghiên cứu động thái tăng trƣởng của các đợt lộc cũng là nghiên cứu tốc độ sinh trƣởng của cây. Động thái tăng trƣởng chiều dài các đợt lộc năm 2012 đƣợc thể hiện qua bảng 3.11

Bảng 3.11: Động thái tăng trƣởng chiều dài các đợt lộc năm 2012 Chỉ tiêu

Đợt lộc

Ngày sau nhú lộc (ngày)

10 20 30 40

Lộc xuân (cm) 6 9,5 12,5 12,5

Lộc hè (cm) 10,2 17,6 20 21,36

Lộc thu (cm) 5,2 8 14,34 14,34

Số liệu bảng 3.11 cho thấy các đợt lộc sinh trƣởng khá mạnh trong khoảng thời gian sau nhú 20 - 30 ngày, trong khoảng thời gian này lộc tăng trƣởng về chiều dài gần nhƣ đạt kích thƣớc tối đa, sau đó lộc tăng trƣởng chậm lại. Lộc xuân có thời gian tăng trƣởng đạt chiều dài tối đa là ngắn nhất, khoảng 28 ngày sau nhú lộc, lộc xuân đã phát triển thành cành thành thục. Lộc hè có thời gian sinh trƣởng kéo dài nhất khoảng 35 ngày và cũng là loại lộc có chiều dài lớn nhất, do trong vụ hè nhiệt độ và ẩm độ thuận lợi cho sự sinh trƣởng của cây, lộc thu là lộc có thời gian sinh trƣởng khoảng 29 ngày sau khi nhú lộc.

Qua các chỉ tiêu sinh trƣởng cho thấy các đợt lộc xuân, hè, thu có sự khác nhau tƣơng đối rõ nét. Tuy nhiên nếu so sánh sự phát triển về mặt sinh khối thì lộc xuân phát triển mạnh hơn cả, bởi ở vụ xuân số lƣợng lộc ra nhiều hơn gấp nhiều lần số lƣợng lộc ở vụ hè và vụ thu. Nhƣ vậy, lộc xuân và lộc hè là hai đợt lộc quan trọng của cây hồng, bởi chúng có tính chất quyết định đế sự sinh trƣởng và ra hoa kết quả của cây trong năm.

3.2.2. Quá trình ra hoa, đậu quả

Hồng là cây ăn quả có nguồn gốc á nhiệt đới, do đó, thời kỳ ngủ nghỉ, phân hoá mầm hoa của cây là rất quan trọng. Sau thời kỳ phân hoá mầm hoa là thời kỳ xuất hiện hoa, nở hoa và tạo quả. Nắm vững quy luật sinh trƣởng của cây hồng đẻ có những biện pháp thích hợp, tác động vào từng thời kỳ nhất định nhằm thu đƣợc hiệu quả kinh tế cao nhất.

Động thái quá trình phát triển ra hoa tạo quả của hồng Gia Thanh đƣợc theo dõi và thu đƣợc kết quả nhƣ bảng 3.12.

Bảng 3.12: Quá trình ra hoa, đậu quả của hồng Gia Thanh STT Chỉ tiêu nghiên cứu Đơn vị

tính Kết quả Sai số

1 Thời điểm xuất hiện nụ hoa Ngày 23/2 -

2 Thời điểm nở hoa Ngày 3/3 -

3 Thời điểm kết thúc nở hoa Ngày 20-26/3 -

4 Thời gian thu hoạch Ngày 15/9-25/10 -

5 Tổng số hoa trên cành Hoa 457,2 ± 35,7

6 Số lƣợng hoa lƣỡng tính Hoa 154,6 ± 9,6

7 Số lƣợng hoa cái Hoa 9,4 ± 2,3

8 Tỷ lệ hoa cái+ hoa lƣỡng tính % 35,88 ± 7,5

9 Số quả đậu Quả 15,34 ± 2,1

10 Tỷ lệ đậu quả so với hoa cái và

hoa lƣỡng tính % 9,35 ± 2,7

Qua bảng trên cho thấy: Thời điểm xuất hiện nụ hoa, nở hoa và kết thúc nở hoa tƣơng đối tập trung. thời gian nở hoa của cây khoảng 1 tháng. Đây là một lợi thế để áp dụng các biện pháp tăng khả năng đậu quả bằng thụ phấn nhân tạo hoặc phun các chất kích thích sinh trƣởng. Do thời điểm nở hoa tƣơng đối tập trung nên thời điểm thu hoạch vào dịp tết trung thu (rằm tháng 8 âm lịch) và thời gian thu hoạch kéo dài nên rất có lợi cho nông dân vì đem lại giá trị kinh tế cao hơn.

Số lƣợng hoa và tỷ lệ các loại hoa là chỉ tiêu quan trọng cần đƣợc theo dõi và đánh giá một cách chính xác, vì chúng có ảnh hƣởng quyết định đến năng suất và chất lƣợng quả. Trên cùng một cây hồng có thể có 3 loại hoa, hoa đực, hoa cái và hoa lƣỡng tính. Hoa đƣợc thƣờng đƣợc hình thành trên những cành sinh trƣởng yếu, đƣợc tạo ra ở những mầm gần gốc

cành, ngƣợc lại hoa cái đƣợc hình thành trên những cành sinh trƣởng khoẻ hơn và ở về phía ngọn. Qua số liệu bảng 3.12 cho thấy tổng số hoa trên cành của giống hồng Gia Thanh là 457,2 hoa. Trong đó hoa đực chiếm số lƣợng nhiều nhất với tỷ lệ 64,12% còn số lƣợng hoa cái và hoa lƣỡng tính chiếm tỷ lệ 35,88 %.

Tỷ lệ đậu quả khá cao, số quả đậu/cành là 15,34 quả và tỷ lệ đậu quả là 9,35 %. Qua phân tích số liệu ở trên ta thấy giống hồng này có nhiều ƣu thế về thời gian nở hoa, tỷ lệ đậu quả, thời gian thu hoạch phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng.

3.2.3. Đặc điểm hình thái và năng suất quả

Hình thái quả là một chỉ tiêu quan trọng, các giống hồng khác nhau thì có hình dạng quả khác nhau. Quả hông Gia Thanh có dạng vuông dài đều, dƣới đáy khá bằng hoặc hơi lõm, đỉnh quả lõm, tai quả dài hình trái tim vểnh lên. Khi quả chín có màu vàng đỏ hấp dẫn. Quả hồng Gia Thanh thuộc loại quả to với trọng lƣợng trung bình 80-90g, năng suất bình quân 45 kg/cây, kết quả đƣợc thể hiện qua bảng 3.13.

Bảng 3.13: Một số chỉ tiêu liên quan đến năng suất, chất lƣợng quả hồng Gia Thanh

STT Chỉ tiêu nghiên cứu Đơn vị tính Kết quả Sai số

1 Đƣờng kính quả cm 5,5 ± 0,4

2 Chiều cao quả cm 6,5 ± 0,4

3 Trọng lƣợng quả g 90 ± 9,4

4 Màu sắc quả khi chín - Vàng đỏ -

5 Năng suất quả thực thu kg/cây 45 ± 5,0

6 Hàm lƣợng đƣờng khử % 13,5 ± 0,5

7 Caroten mg/100g 0,55 ± 0,05

Kết quả nghiên cứu các đặc điểm nông sinh học cho thấy, giống hồng Gia Thanh có tỷ lệ đậu quả thấp, chỉ đạt trung bình 9,35% do vậy việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao tỷ lệ đậu quả là hết sực cần thiết.

3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT HẠN CHẾ HIỆN TƢỢNG RỤNG QUẢ CHẾ HIỆN TƢỢNG RỤNG QUẢ

3.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất chất lượng hồng

3.3.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất

Nhiều nghiên cứu đã xác định nếu cắt tỉa đúng cách sẽ tạo ra đƣợc những cành có sức sinh trƣởng mạnh góp phần nâng cao năng suất của vụ quả năm sau, thậm chí có thể gấp 2 lần so với vụ quả năm trƣớc. Cắt tỉa cũng là biện pháp điều chỉnh cành lá phân bố đều trong tán để hấp thu tối đa năng lƣợng ánh sáng mặt trời. Cắt tỉa giúp cho cây trồng sử dụng ánh sáng triệt để hơn qua đó tạo ra nguồn năng lƣợng nhiều hơn để cung cấp cho cây trồng.

Đối với các giống hồng nói chung và giống hồng Gia Thanh nói riêng, việc ra hoa đực, hoa cái hay hoa lƣỡng tính phụ thuộc rất nhiều vào tình hình sinh trƣởng của cành. Nếu cành sinh trƣởng khoẻ, số hoa cái sẽ nhiều hơn, ngƣợc lại nếu cành sinh trƣởng yếu, hoa đực sẽ chiếm ƣu thế. Tỷ lệ hoa đực và hoa cái lại có liên quan mật thiết đến tỷ lệ đậu quả của cây,

Trong quá trình theo dõi, nghiên cứu về cây hồng Gia Thanh, cho thấy hầu hết vƣờn hồng đang đƣợc trồng ở dạng tự nhiên cắt tỉa không thƣờng xuyên làm ảnh hƣởng rất nhiều đến năng suất.

Kết quả theo dõi ảnh hƣởng của biện pháp cắt tỉa đến tình hình ra hoa và đậu quả của cây hồng đƣợc trình bày qua bảng 3.14. Thời gian ra hoa của cả 3 công thức thí nghiệm không có sự sai khác nên có thể kết luận các biện pháp cắt tỉa khác nhau không ảnh hƣởng đến thời gian ra hoa của cây hồng Gia Thanh

Bảng 3.14: Biện pháp cắt tỉa ảnh hƣởng của đến khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất

Chỉ tiêu Công thức

Tổng số hoa/cành

(hoa)

Hoa cái + hoa

lƣỡng tính Số quả đậu/cành (quả) Tỷ lệ đậu quả (%) Số lƣợng (hoa) Tỷ lệ (%)

Cắt tỉa sau thu hoạch 388,13 135,14 34,82 13,63 10,08 Cắt tỉa thƣờng xuyên 383,54 144,30 37,62 15,00 10,40 Không cắt tỉa (Đ/C) 414,60 121,88 29,40 11,57 9,50

CV% 1,60 3,60 2,00 3,90 3,30

LSD05 13,90 11,03 1,50 1,19 0,7

Qua bảng 3.14 cho ta thấy tổng số hoa/cành giữa các công thức áp dụng các biện pháp cắt tỉa không có sự sai khác so với đối chứng ở mức độ tin cậy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hồng không hạt Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 64 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)