Các nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hồng không hạt Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 31 - 38)

3. YÊU CẦU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam chƣa xác định đƣợc nguồn gốc và xuất xứ của cây hồng, tuy nhiên hiên nay hồng đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc và vùng cao của miền Nam nhƣ Đàt Lạt - Lâm Đồng. Theo Mai Xuân Lƣơng (1994) [13]; Yung Kyung Choi và Jung Hokim (1972) [36] cây hồng đƣợc trồng từ rất lâu đời ở Việt Nam, đây là một trong những cây ăn quả quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bởi khả năng thích ứng rộng với các vùng sinh thái, năng suất cao và ổn định, chất lƣợng quả tốt, hiệu quả kinh tế cao phù hợp với khẩu vị của ngƣời phƣơng Đông.

Theo Đào Thanh Vân (2002) trong những năm gần đây, cây ăn quả nƣớc ta đang đƣợc chú trọng phát triển trong đó có cây hồng nên diện tích và sản lƣợng hồng đã tăng lên đáng kể và đƣợc thể hiện qua bảng 1.3.

Bảng 1.3: Diện tích, sản lƣợng hồng ở Việt Nam đến năm 2000

Năm Diện tích (ha) Năng suất (kg/ha) Sản lƣợng (tấn) 1998 2.575 4.600 5.469 1999 3.676 4.800 7.765 2002 4.713 4.620 9.750

Qua số liệu bảng 1.3. cho ta thấy diện tích và sản lƣợng hồng ở nƣớc ta đã tăng lên gấp đôi sau 4 năm (1998 - 2002). Do cây hồng có khả năng thích nghi rộng, chủng loại phong phú nên hồng đƣợc trồng ở rất nhiều tỉnh trong cả nƣớc, nhƣng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc và tỉnh Lâm Đồng.

Bảng 1.4: Diện tích hồng của một số tỉnh trong cả nƣớc năm 2004

TT Tỉnh Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Bắc Giang 1.093,0 22,52 2 Hoà Bình 534,0 11,00 3 Lạng sơn 628,0 12,94 4 Yên Bái 418,0 9,92 5 Thái Nguyên 373,0 7,68 6 Bắc Cạn 100,0 2,06 7 Lâm Đồng 700,0 14,43 8 Các tỉnh khác 1.007,0 20,75 Tổng số 4.853,0 100

Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh

Mỗi giống hồng đều có vùng phân bố riêng, khả năng mở rộng diện tích trồng hồng còn phụ thuộc vào điều kiện sinh thái nơi trồng. Những nơi có điều kiện sinh thái gần tƣơng tự nhau đều có thể trồng cùng một giống hồng

Nhìn chung, các giống hồng chính ở Việt Nam đƣợc trồng chủ yếu ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và một số tỉnh đồng bằng. Hồng Thạch Thất là giống có diện tích trồng lớn nhất (chiếm 25,1% diện tích trồng của cả nƣớc), trồng chủ yếu ở Thái Nguyên, hồng Nhân Hậu là giống có diện tích trồng lớn thứ 2 (sau hồng Thạch Thất).

Hầu hết các tác giả nghiên cứu và điều tra về cây ăn quả đều thống nhất nhận xét ở Việt Nam hiện nay có nhiều vùng trồng hồng và các giống hồng rất phong phú, có những giống hồng rất nổi tiếng [3], [9], [28], [31].

Dƣới đây là một số giống hồng đƣợc trồng phổ biến: + Hồng trứng lốc

Đặc điểm: Quả hình vuông, cân đối, quả khi chín có màu hồng, bóng láng. Cây có tán rất lớn, năng suất cao, có thể đạt 5 - 6 tạ/cây/năm, có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh, dễ trồng. Đây là một trong những giống hồng đƣợc ƣa chuộng nhất hiện nay. Quả khi chín ăn rất ngọt, vừa giòn vừa dẻo, thích hợp cho vận chuyển đi xa, thời gian thu hoạch từ tháng 6 - 8 dƣơng lịch.

+ Hồng trứng muộn

Đặc điểm: Quả hình trứng, khi chín có màu hồng, bóng. Cây có tán trung bình, năng suất cao, chống chịu tốt, quả khó rụng khi gió lớn. Mặc dù chất lƣợng không bằng hồng trứng lốc, nhƣng vì chín muộn (thu hoạch hàng năm vào tháng 10 - 11) nên giá hồng tƣơi rất cao. Thông thƣơng cây 7 - 8 năm tuổi có thể cho thu hoạch 3 - 4 tạ/năm.

+ Hồng Pome tròn

Đặc điểm: Quả tròn to, mã quả rất đẹp, năng suất tƣơng đối cao, trung bình 1tạ/cây/năm. Cây bắt đầu cho thu hoạch từ năm thứ 7 - 8 sau trồng. Quả chín có màu đỏ son, phẩm chất tốt, rất đƣợc ƣa chuộng. Mùa thu hoạch hàng năm vào tháng 9 - 10.

+ Hồng chén

Đặc điểm: Cây có tán lá trung bình, cành yếu nên thƣờng phải chống đỡ khi có quả. Lá nhiều, thƣờng che khuất quả, năng suất trung bình, quả to, hơi dẹt về phía cuống, phẩm chất tốt, đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng. Mùa thu hoạch hàng năm vào tháng 9 - 10.

+ Hồng ăn liền

Đặc điểm: Cây có tán lá thấp bé, có thể trồng với mật độ dày. Quả tròn dẹt, khi chín màu vàng đỏ, có thể ăn ngay khi quả ở trạng thái cứng, thịt quả giòn, ngọt, khối lƣợng 1 quả trung bình 200 - 250 g, không có hạt.

+ Hồng Nhật

Đặc điểm: Cây có tán lá trung bình, có thể trồng tƣơng đối dày, nhanh cho quả, có thể thu hoạch quả sau 3 năm kể từ khi trồng. Chất lƣợng quả trung bình, có nhiều nƣớc, khó vận chuyển. Tuy nhiên do có năng suất cao nên giống này đƣợc đánh giá là một trong số các giống có giá trị kinh tế cao nhất. Nhƣợc điểm của nó đƣợc khắc phục bằng cách chế biến thành hồng sấy khô để tiêu thụ trên thị trƣờng. Mùa thu hoạch hàng năm vào tháng 10 - 11.

Ngoài các giống kể trên, còn nhiều giống hồng với số lƣợng không nhiều nhƣ: hồng quê hƣơng, hồng gạch, hồng son, hồng hoả tiễn, hồng giòn, hồng Lạng Sơn, hồng xà, hồng nƣớc...

+ Hồng vuông không hạt

Đặc điểm: Cây cao trung bình 9,5 m, đƣờng kính tán cây 9,2 m, thân không to lắm (đƣờng kính gốc khoảng 27 cm, tán cây hình dù. Lá to, hơi bầu, dài 15 cm, rộng 11 cm, mặt trên xanh đậm và bóng, mặt dƣới có màu xanh nhạt và có lông màu vàng mọc dày theo gân lá. Quả hình vuông có khía sâu dọc quả, chiều cao và đƣờng kính quả khoảng 6,3 cm, trọng lƣợng quả 160 g, tỷ lệ phần ăn đƣợc 93%, tỷ lệ chất khô 15%, tỷ lệ đƣờng 9,5%, tỷ lệ axit 0,3%. Vỏ quả hơi dày, bóng, dễ bóc, vỏ khi chín có màu đỏ vàng, ít xơ, thịt quả có màu đỏ hồng, đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích. Năng suất trung bình có thể đạt 400 - 500 kg/cây.

+ Hồng tròn

Đặc điểm: Cây cao trung bình 10,5 m, tán rộng 8,3 m , hình cầu, đƣờng kính gốc thân 27 cm. Lá hình bầu dục, dài 14 cm, rộng 10,5 cm, mặt trên xanh

bóng, mặt dƣới có lông tơ màu vàng nhƣng thƣa hơn so với lá hồng vuông không hạt. Quả hình tròn, đỉnh quả tròn, vỏ dày và bóng khi chín có màu vàng, thịt quả có màu vàng nhạt, không có sơ, ăn ngọt. Trọng lƣợng quả trung bình 120 g, chiều cao 6,0 cm, đƣờng kính quả cũng khoảng 6,0 cm. Tỷ lệ phần ăn đƣợc: chất khô 18,7%, đƣờng 11%, axit 0,2%, có 0,5 hạt/quả.

+ Hồng cậy vuông

Đặc điểm: Cây cao trung bình 6,4 m, tán cây rộng 7,5 m, hình bán nguyệt. Lá hơi tròn dài, to trung bình, đầu lá nhọn, mặt trên bóng nhẵn, mặt dƣới xanh nhạt có lông tơ màu nâu tập trung ở gân lá. Quả hình vuông, đỉnh quả bằng hoặc hơi lõm. Khi chín vỏ quả màu đỏ, vỏ mỏng giòn, có ít phấn ở gần cuống lá. Tai quả nhỏ, vểnh lên, gốc quả lõm ít, thịt quả có màu đỏ. Chiều cao quả 3,3 cm, đƣờng kính quả 4,2cm. Trọng lƣợng quả trung bình 50 g, số hạt trong quả 0,4, tỷ lệ thịt quả 71,5%. Một cây cho khoảng 80 kg quả.

+ Hồng nứa

Đặc điểm: Cây cao trung bình 8,2 m, tán rộng khoảng 9 m, hình cầu. Lá to màu xanh nhạt, đầu lá tròn, mặt dƣới lá có lông tơ màu vàng mọc theo gân lá. Quả hình trụ dài, đỉnh quả bằng, khi chín có màu đỏ, vỏ quả không bóng, phần trên quả (tai quả) có rãnh dọc. Thịt quả màu vàng, ít sơ. Tai quả to và vểnh lên. Trọng lƣợng quả trung bình 90 g. Chiều cao quả 5,2 cm, đƣờng kính quả 4,8 cm, số hạt trong quả 1,5 hạt, tỷ lệ thịt quả 88,1%. Một cây có thể cho thu hoạch tới 100 kg quả.

+ Hồng tiên

Đặc điểm: Cây cao trung bình 6 m (thấp cây), tán rộng 6 m, hình tháp. Lá to nhẵn, mặt trên lá hơi vàng, có độ bóng, mặt dƣới lá màu xanh trắng có lông tơ màu vàng xung quanh gân lá. Quả thuộc dạng quả to, đỉnh quả lõm, nhìn dọc theo quả thì hơi vuông, nhƣng nhìn ngang thì dài, khi chín có màu đỏ, vỏ quả dày, trơn, vỏ quả không có vân, có ít phấn ở đỉnh quả, gốc và tai

quả lõm sâu. Trọng lƣợng quả trung bình 85g, chiều cao quả 5,0 cm, đƣờng kính quả 4,7 cm. Số hạt trong quả 0,5, tỷ lệ thịt quả 89%. Một cây cho khoảng 65 kg quả.

+ Hồng tròn dài

Đặc điểm: Cây cao khoảng 7 m, tán rộng 6,7 m hình đống rơm. Lá to, đầu nhọn, mặt trên lá xanh bóng, mặt dƣới có lông tơ màu vàng, mọc thƣa. Quả mọc thành chùm 1 - 3 quả, khi chín có màu đỏ, không hạt. Quả hình tròn dài, chóp quả bằng, vỏ quả dày, trơn, hơi có khía, gốc quả lõm, tai quả cong lên, thịt quả màu đỏ. Trọng lƣợng quả trung bình 80g. Chiều cao quả 4,9 cm, đƣờng kính quả 4,7 cm. Tỷ lệ thịt quả 90%, tỷ lệ đƣờng 10,5%, tỷ lệ axit 0,2%. Năng suất 1 cây khoảng 142 kg.

+ Hồng gáo

Đặc điểm: Cây cao trung bình 6,2m, tán rộng 5,8 - 6,4 m, lá to dài, đầu lá nhọn màu xanh nâu không nhẵn. Quả có dạng quả tim, vai quả to, dƣới thắt lại, chôn quả nhọn, tai ôm vào quả, vỏ quả màu vàng bóng. Quả nặng trung bình 63,6 g, có 2,5 hạt.

+ Hồng chuối

Đặc điểm: Cây cao trung bình 6,0m, tán rộng 6,2 -6,5 m, phiến lá nhỏ hình bầu dục. Quả có dạng tròn dài, đáy quả thắt lại, rốn quả tròn, tai quả cong lên, vỏ quả màu vàng bóng. Quả nặng trung bình 70,6 g có 5,1 hạt.

+ Hồng Nhân Hậu

Đặc điểm: Thân cây màu xám, cành bánh tẻ màu nâu, tán cây hình bán nguyệt, độ cao phân cành trên 1m. Lá to, hình bầu dục, màu xanh đậm; trên mặt lá bóng láng, mặt có lông tơ màu nâu vàng, chiều dài lá 15,8 cm, chiều rộng lá 10,4 cm. Quả hình trái tim, khi chín có màu đỏ thắm, chín vào trung tuần tháng 8 âm lịch, vỏ quả mỏng, thịt quả dẻo, ít hạt. Trọng lƣợng quả 150 -200g.

+ Hồng Văn Lý

Đặc điểm: Thân cây màu xám, cành bánh tẻ màu xám sáng, tán cây thƣờng có hình dù, độ phân cành 60 - 70 cm. Lá to trung bình, hình bầu dục, mặt trên hơi ráp, chiều dài lá 14,4 cm, chiều rộng lá 7,5 cm. Quả hình trụ, chôn quả tròn, khi chín có màu đỏ vàng, không hạt. Trọng lƣợng quả trung bình 70 - 90 g, chín vào giáp tết âm lịch.

+ Hồng Yên Thôn

Đặc điểm: Thân cây màu xám, cành bánh tẻ màu nâu, tán cây hình tròn hoặc ô van, độ cao phân cành khoảng 65 cm. Lá to hình bầu dục, màu xanh đậm. Mặt trên lá bóng, phản quang, mặt dƣới có lông tơ màu nâu vàng. Chiều dài lá 16 cm, chiều rộng 9,3 cm. Quả hình trụ, chôn quả hơi lồi, khi chín có màu đỏ vàng, thƣờng chín vào tháng 11 - 12; thịt quả nát, nhiều nƣớc. Quả nặng 150 - 250 g, có 2 - 3 hạt.

+ Hồng Hạc Trì

Đặc điểm: Cây cao trên 9 m, tán rộng trên 7 m, sinh trƣởng khoẻ. Lá hình elíp rộng, mặt trên có màu xanh hơi vàng, không bóng, mặt dƣới màu xanh trắng, có lông màu vàng. Quả hình trụ, chôn quả hơi tù, có 4 cạnh rõ rệt. Trọng lƣợng quả 100 - 150 g, không hạt. Khi chín có màu vàng đỏ, thịt quả màu vàng, ăn giòn, có cát, chín vào tháng 9 (thƣờng thu hoạch đồng loạt vào trƣớc 15/8 âm lịch, ngâm sau 2 - 3 ngày là ăn đƣợc).

+ Hồng Tiến

Đặc điểm: Cây cao trên 10 m, tán rộng trên 8 m. Lá to hình bầu dục, mặt trên màu xanh đậm, không bóng, mặt dƣới màu trắng xanh có nhiều lông tơ. Quả hình trụ vuông, trên và dƣới quả đều bằng. Quả năng trung bình 120 - 160 g, không có hạt hoặc có 1 - 2 hạt bé dẹt. Chín vào tháng 10, khi chín quả có màu đỏ hồng, thịt quả màu đỏ. Vỏ quả nhẵn đẹp, giấm 3 ngày thì chín, nếu quả chín trên cây vẫn ăn đƣợc ngay.

+ Hồng Thạch

Đặc điểm: Cây cao trên 10 m, tán rộng trên 8 m. Lá to hình bầu dục, mặt trên màu xanh thẫm, không bóng, mặt dƣới màu trắng xanh có lông màu vàng. Quả hình trụ tròn, chôn quả lồi. Quả nặng trung bình 150 - 200 g, có 1 - 2 hạt, ít khi có 3 hạt. Chín vào đầu tháng 9, khi chín vỏ quả màu đỏ vàng, thịt màu đỏ hồng, giấm 4 ngày là chín.

+ Hồng ngâm quả hình trứng

Đặc điểm: Thân cây bé, cây cao trên 9 m, tán rộng trên 6 m (thuộc loại tán hẹp). Lá thuôn dài, mặt trên màu xanh đậm, bóng, mặt dƣới xanh trắng có lông thƣa. Quả hình trứng nặng 100 - 150 g có 1 - 3 hạt dài và dày. Chín vào tháng 9, khi chín vỏ quả màu vàng nhạt. Ngâm khoảng 3 ngày là ăn đƣợc.

+ Hồng ngâm quả hình trụ dài

Đặc điểm: Cây không lớn (cao khoảng 7 m), tán lá rộng 4 m. Lá thuôn dài, mặt trên xanh bóng, mặt dƣới màu xanh có lông tơ thƣa màu vàng. Quả hình trụ dài nặng trung bình 100 - 150g, chín vào tháng 9, khi chín quả có màu vàng không đều, phía tai quả màu xanh, phía chôn quả màu vàng có 1 - 2 hạt, có quả không hạt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hồng không hạt Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)