Tình hình phát triển ngành du lịch

Một phần của tài liệu ôn thi đại học môn địa lý (Trang 64 - 65)

- Ngành du lịch nước ta đã được manh nha và hình thành ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, trong khi đó nền kinh tế quản lý theo cơ chế bao cấp, đất nước chưa mở cửa, việc giao lưu chủ yếu với các nước xã hội công nghiệp (các nước Đông Âu và Liên xô cũ). Đồng thời, mức sống của nhân dân ta thời kỳ này thấp. Vì vậy, du lịch nội địa và quốc tế phát triển tương đối chậm chạp,

- Bước vào những năm đầu thập niên 90, ngành du lịch có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ các chính sách đổi mới của Nhà nước, như thi hành chính sách mở cửa, đặt quan hệ ngoại giao và buôn bán với tất cả các nước trên thế giới. Trong nước, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Vì vậy, thị trường du lịch quốc tế và nội địa ở của nước ta được mở rộng rất nhanh. Đặc biệt là vào năm 1995.

Khi đó Mỹ xóa bỏ bao vây cấm vận Việt nam và nước ta chính thức trở thành thành viên của ASEAN, ngành du lịch có những bước tiến vượt bậc.

Khách du lịch : trong giai đoạn 1991 - 2005, khách du lịch nội địa tăng 10,7 lần (cụ thể là từ 1,5 triệu lượt khách năm 1991 lên 16,0 triệu lượt khách năm 2005); khách quốc tế tăng 11,7 lần (cụ thể từ 0,3 triệu lượt khách năm 1991 lên 3,5 triệu lượt khách năm 2005).

Doanh thu từ ngành du lịch cũng không ngừng tăng: so với năm 1991, năm 2005 doanh thu từ ngành du lịch tăng 37,9 lần (cụ thể từ 0,8 nghìn tỷ đồng lên 30,3 nghìn tỷ đồng).

Về phương diện du lịch, nước ta được chia thành 3 vùng: vùng du lịch Bắc bộ, vùng du lịch Bắc trung bộ, vùng du lịch Nam trung bộ và Nam bộ.

Các trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta gồm: Hà nội , Huế - Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, nước ta còn có một số trung tâm du lịch quan trọng khác như: Hạ long, Nha trang, Đà lạt, Cần thơ.

PHẦN 3: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO VÙNG

Vấn đề 1: Trung du và miền núi Bắc bộ

Câu 1: Nêu khái quát và phân tích các nguồn nhân lực tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển sản xuất của Trung du miền núi phía Bắc có những thuận lợi và khó khăn gì? (Giảm tải)

Một phần của tài liệu ôn thi đại học môn địa lý (Trang 64 - 65)