Sự khác biệt về chuyên môn hóa nông nghiệp giữa vùng trung du và miền núi Bắc bộ

Một phần của tài liệu ôn thi đại học môn địa lý (Trang 47 - 104)

với Tây nguyên.

Mặc dù, đây đều là 2 vùng lãnh thổ thuộc miền núi nhưng điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có những nét khác nhau. Từ đó tạo ra cho mỗi vùng những thế mạnh riêng và hướng chuyên môn hóa của vùng.

* Hướng chuyên môn hóa - Trung du và miền núi Bắc bộ:

+ Phát triển các cây công nghiệp, dược liệu và rau quả có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Cây công nghiệp lâu năm: chè, hồi, sơn....

Cây ăn quả: đào, lê, mận, táo...

Cây dược liệu: tam thất, nhân sâm, đương quy, đỗ trọng, thảo quả... + Chăn nuôi gia súc: trâu, bò lấy thịt và lấy sữa, ở trung du nuôi lợn. Ngoài ra còn sản xuất đậu tương, lạc, thuốc lá.

Tuy nhiên, các vùng chuyên canh cây công nghiệp của vùng có quy mô nhỏ hơn Tây nguyên do địa hình ở đây bị cắt xẻ mạnh.

- Tây nguyên: tập trung vào hai thế mạnh lớn:

+ phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm, mà điển hình là cà phê (chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước), ngoài ra còn có cao su, hồ tiêu. Trên các khu vực có độ cao trên 1000 m, khí hậu mát mẻ quanh năm, nên vùng có thế mạnh trồng chè.

Quy mô các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở đây lớn hơn trung du và miền núi Bắc bộ vì có các mặt bằng cao nguyên rộng lớn.

+ Chăn nuôi: tập trung vào chăn nuôi bò (lấy thịt và lấy sữa)

* Nguyên nhân của sự khác nhau về hướng chuyên môn hóa giữa hai vùng:

- Trung du và miền núi Bắc bộ.

+ Điều kiện tự nhiên:

Địa hình : gồm hai khu vực Đông bắc và Tây bắc. Tây bắc là khu vực núi cao, bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc, thung lũng hẹp, còn Đông bắc là khu vực đồi núi thấp, thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi.

Đất đai: chủ yếu là đất feralit đỏ vàng, đất nghèo dinh dưỡng, dễ thoái hóa.

Khí hâu: đặc trưng nổi bật cho toàn vùng là có một mùa đông lạnh và phân hóa sâu sắc theo độ cao. Mùa đông lạnh ở đây kéo dài tời 4 - 5 tháng (nhiệt độ dưới 20oC). Ở các khu vực núi có độ cao trên 600 m đã có kiểu khí hậu cận nhiệt trên núi. Đặc điểm này cho phép vùng có thế mạnh trồng các loại cây đặc sản của miền cận nhiệt và ôn đới.

+ Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân cư và lao động: Mật độ dân số thấp, dân cư có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp (trồng và chế biến chè), sản xuất lâm nghiệp.

Cơ sở vật chất: Có một số cơ sở công nghiệp chế biến (chè, hoa quả khô), mạng lưới giao thông trong vùng tương đối thuận lợi.

- Vùng Tây nguyên

+ Điều kiện tự nhiên

Địa hình: bao gồm các cao nguyên xếp tầng rộng lớn (Kon Tum, Playku, Đắc lak, Lâm viên, Di linh, Mơ nông), thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp trên quy mô lớn.

Đất đai: chủ yếu là hệ thống đất đỏ badan, tầng dày, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thuận lợi để trồng cây công nghiệp lâu năm đặc biệt thích hợp là cây cà phê, cao su.

Khí hâu: cận xích đạo phân hóa theo mùa sâu sắc (mùa mưa, mùa khô), thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp nhiệt đới có giá trị xuất khẩu cao.

+ Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân cư và lao động: so với trung du và miền núi phía Bắc, mật độ dân số ở Tây nguyên thưa hơn nhiều, phần lớn là các dân tộc ít người sinh sống. Nhân dân có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê.

Cơ sở vật chất: công nghiệp chế biến còn yếu, điều kiện điều kiện giao thông vận tải thuận lợi (dọc theo Tây nguyên là tuyến quốc lộ 14, các vùng chuyên canh cây công nghiệp phân bố dọc theo quốc lộ này)

Chuyên đề III - Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp Câu 1: Chứng minh rằng : “nước ta có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng và đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ”. Nêu phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp

Trong nền kinh tế quốc dân, công nghiệp bao giờ cùng là ngành kinh tế chủ đạo. Bởi lẽ, có phát triển công nghiệp vững mạnh mới có điều kiện để trang bị cơ sở vật chất các ngành kinh

tế, đưa quá trình sản xuất tiến lên trình độ hiện đại. Chính vì vậy, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của nước ta phải đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế.

Cơ cấu công nghiệp theo ngành là tỷ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp .

* Nước ta có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng

Hiện nay nước ta có 29 ngành công nghiệp được phân ra thành 3 nhóm:

- Nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành): khai thác than, khai thác dầu và khí, khai thác quặng kim loại, khai thác đá và mỏ khác,

- Nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành): sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất sản phẩm dệt, sản xuất sản phẩm bằng da, giả da; sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản; sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy, sản xuất máy móc thiết bị; sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính; sản xuất thiết bị điện; sản xuất radio, tivi và thiết bị truyền thông.

- Nhóm ngành công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước (2 ngành): sản xuất phân phối ga và điện, sản xuất phân phối nước.

* Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có những chuyển dịch mạnh mẽ

- Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng các nhóm ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất phân phối ga, điện, nước và tăng tỷ trọng các nhóm ngành công nghiệp chế biền.

Sự chuyển dịch trên đây là một tiến bộ của công nghiệp, theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Sở dĩ như vậy là vì: sự chuyển dịch theo hướng trên là phù hợp với tình hình mới trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây là kết quả của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa thời gian qua.

- Trong cơ cấu ngành công nghiệp, đang nổi lên các ngành công nghiệp trọng điểm. Đó là những ngành có thế mạnh khai thác lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác. Nước ta có các ngành công nghiệp trọng điểm là: công nghiệp dệt - may; công nghiệp hóa chất - phân bón cao su; vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử...

- Trong từng ngành công nghiệp cơ cấu sản phẩm cũng có sự chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm cao cấp, chất lượng cao và cạnh tranh về giá cả và giảm các sản phẩm chất lượng thấp, trung bình không phù hợp với thị trường trong và ngoài nước.

* Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp

Trước mắt và lâu dài cơ cấu ngành công nghiệp phải tiếp tục thay đổi. Để cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hoàn thiện, phải điều chỉnh sự phát triển công nghiệp theo 3 hướng:

- Phải xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp thật linh hoạt, để phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước và phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới.

- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện lực đi trước một bước.

- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Câu 2: Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp, tại sao nền công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ?

Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp các cơ sở công nghiệp trên các vùng lãnh thổ một cách tự giác hoặc tự phát sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của các vùng.

* Sự phân hóa lãnh thổ nước ta:

Nhìn một cách khát quát, ta thấy trên phạm vi cả nước, phân bố công nghiệp của nước ta có sự chênh lệch giữa các vùng.

- công nghiệp chỉ tập trung phát triển ở một số khu vực. Cụ thể là:

+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước. Từ Hà nội, hoạt động công nghiệp tỏa đi 6 hướng với sự chuyên môn hóa khác nhau.

Phía Đông: Hà nội - Hải phòng - Hạ long - Cẩm phả: cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác than.

Phía Đông bắc: Hà nội - Đáp cầu - Bắc giang : Vật liệu xây dựng, phân hóa học. Phía Bắc : Hà nội - Đông anh - Thái nguyên : luyện kim, cơ khí.

Phía Tây bắc: Hà nội - Việt trì - Lâm thao : hóa chất, giấy. Phía Tây: Hà nội - Hòa bình - Sơn la: thủy điện

Phía Nam : Hà nội - Nam định - Ninh bình - Thanh hóa : dệt may, điện và vật liệu xây dựng. + Ở Nam bộ: Đông nam bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu của nước ta như: Thành phố Hồ Chí Minh (lớn nhất cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp), Biên hòa, Vũng tàu và Thủ dầu một. Hướng chuyên môn hóa ở đây rất đa dạng, với một vài ngành công nghiệp tương đối non trẻ, nhưng lại phát triển mạnh.

+ Duyên hải miền Trung: hình thành một dải công nghiệp từ Thanh hóa đến Phan thiết. Các trung tâm công nghiệp thường có quy mô nhỏ, chỉ có trung tâm công nghiệp Đà nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng hơn cả.

+ Các khu vực khác (Tây bắc, Tây nguyên): hoạt động công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc. Công nghiệp ở đây chiếm tỷ trọng nhỏ, thường là các điểm công nghiệp, hoặc chỉ là các trung tâm công nghiệp nhỏ.

Như vậy, nước ta có sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp không đồng đều giữa các vùng.

* Nguyên nhân của sự phân hóa đó:

Sự phân bố công nghiệp chịu tác động của hàng loạt nhân tố: Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội. Những vùng nào hội tụ nhiều nhân tố thuận lợi thì ở đó hoạt động công nghiệp phát triển mạnh. Còn những vùng thiếu các nhân tố quan trọng thì công nghiệp hoạt động rời rạc yếu ớt. Mà chủ yếu có 4 nhân tố sau:

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên: sự phân bố công nghiệp thường gắn liền với các vùng có nguyên tài nguyên thiên nhiên phong phú (khoảng sản, lâm sản, năng lượng)

- Dân cư và lao động: công nghiệp phát triển ở các vùng có dân số đông, vì đây là thị trường tiêu thụ rộng lớn và nguồn lao động dồi dào. Đặc biệt là những vùng có nguồn lao động có kỹ thuật cao, lành nghề.

- Kết cấu hạ tầng cơ sở: công nghiệp thường tập trung ở những nơi có hạ tầng phát triển, đặc biệt là giao thông vận tải và TTLL.

- Vị trí địa lý: các khu vực này có vị trí địa lý (về tự nhiên, về kinh tế) thuận lợi: đều nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm ( đồng bằng sông Hồng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, ĐNB nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam); đồng bằng sông Hồng có Hà nội là đầu mối giao thông vận tải phía Bắc, đồng bằng sông Cửu long có Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải phái Nam. Mặt khác các vùng này đều nằm liền kề với các vùng có nguồn nguyên liệu dồi dào ..

. b/ ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước, vì: - Vị trí địa lý thuận lợi và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Tài nguyên khoáng sản phong phú, tập trung vùng phụ cận. - Nông, thuỷ sản dồi dào là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, có thủ đô Hà Nội-trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn bậc nhất cả nước.\

Câu 3: Vì sao Đông nam bộ là vùng chiếm tỷ trọng công nghiệp cao nhất nước ta? Giải thích tại sao Thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta?

* nghiệp cao nhất nước Đông nam bộ là vùng chiếm tỷ trọng công ta:

Đông nam bộ là vùng công nghiệp phát triển mạnh mẽ nhất, theo số liệu thống kê năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp của Đông nam bộ chiếm tới 55,6% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước và trở thành vùng công nghiệp phát triển lớn mạnh nhất hiện nay.

Sở dĩ, Đông nam bộ có nền công nghiệp phát triển mạnh và ở đây hội tụ nhiều thuận lợi để phát triển:

- Vị trí địa lý: Đông nam bộ nằm liền kề với các vùng có nguồn nguyên liệu dồi dào (giáp Tây nguyên về phía Tây bắc là vùng giàu nguyên liệu cây công nghiệp, lâm sản; Đông bắc giáp Duyên hải Nam trung bộ là vùng giàu nguyên liệu thủy sản; phía Nam giáp đồng bằng sông Cửu long là vùng trọng điểm số 1 về lương thực thực phẩm)

Phía Tây giáp Căm pu chia, thuận lợi cho giao lưu bằng đường bộ, phía Đông giáp biển Đông là vùng biển giàu thủy sản, dầu khí, giao lưu kinh tế bằng đường biển.

Mặt khác Đông nam bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nên luôn được sự quan tâm, đầu tư của trong và ngoài nước.

Như vậy, Đông nam bộ là vùng có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho phát triển công nghiệp. - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: đây là vùng có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi; khí hậu khá ổn định, ít thiên tai. Đồng thời, Đông nam bộ cũng là vùng giàu tài nguyên nông (vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta) và khoáng sản mà đặc biệt là dầu khí (có quy mô và trữ lượng lớn nhất nước ta)...

- Dân cư và lao động: Đây là vùng tập trung dân cư đông nên có thị trường tiêu thị rộng lớn và nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động lành nghề. Mặt khác lao động của vùng rất năng động do sớm tiếp xúc với nền kinh tế thị trường.

- Cơ sở hạ tầng: nhìn chung là hoàn thiện vào bậc nhất nước ta, đặc biệt là giao thông vận tải và TTLL ( Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải của phía Nam); cơ sở năng lượng cũng được đảm bảo.

- Khả năng thu hút đầu tư: là vùng có sự tích tụ lớn về vốn và dự án đầu tư trong và ngoài nước.

- Có đường lối phát triển năng động

Tóm lại, với những nhân tố thuận lợi nêu trên, cùng với những chính sách đổi mới trong phát triển kinh tế của Nhà nước đã khơi dậy tiềm năng công nghiệp của Đông nam bộ được phát huy.

* Hà và thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước nội.

Trong sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta đã hình thành lên hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hai trung tâm này có một vai trò quan trọng với sự phát triển của đất nước. Sự lớn mạnh của hai trung tâm này được hội tụ bởi nhiều nhân tố khác nhau:

- Hà nội được coi là trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc, lớn thứ hai cả nước được hình thành trong các điều kiện sau đây:

+ Vị trị địa lý: Hà nội là thủ đô cả nước là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất cả nước nên nó có sức lôi cuốn mạnh mẽ các nguồn nhiên liệu, năng lượng, nhân lực từ mọi miền đất nước.. Hà nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nên rất thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp.

Mặt khác, Hà nội gần với những vùng rất giàu tài nguyên thiên nhiên, vùng Đông bắc rất giàu

Một phần của tài liệu ôn thi đại học môn địa lý (Trang 47 - 104)