Ảnh hưởng cua đô thị hóa đối với phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu ôn thi đại học môn địa lý (Trang 35 - 45)

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa đã kéo theo quá trình đô thị hóa. Sự phát triển các đô thị của nước ta đã trở thành hạt nhân để hình thành các vùng kinh tế và đồng thời cũng là động lực để phát triển kinh tế - xã hội trên các mặt: Quá trình đô thị hóa tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cụ thể là, nó làm tăng nhanh tỷ trọng của ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và giảm tỷ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.

Đô thị hóa đã có những đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong cả nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước. 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà nước.

Đô thị là nơi tập trung dân số đông, mật độ dân số đông, chất lượng cuộc sống nâng cao. Vì vậy, đô thị đã trở thành thị trường tiêu thụ quan trọng với khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đồng thời, đô thị là nơi có cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật hiện đại, nên có sức thu hút mạnh nguồn vốn diện tích trong nước và nước ngoài, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Đô thị còn có khả năng tạo ra nhiều việc làm và đem lại thu nhập cho người lao động

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay cũng nảy sinh nhiều hậu quả như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội.... Đó là những tồn tại cần có kế hoạch khắc phục sớm.

PHẦN 3: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ

Chuyên đề 1: chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Câu 1: Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta

a. Sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành:

- Cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) và giảm tỷ trọng của khu vực 1 (nông - lâm - thủy sản). Cụ thể là:

Xu hướng chuyển dịch như trên phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới:

- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành:

+ Trong khu vực 1: Giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành thủy sản. Trong ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) lại giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi.

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (%)

+ Trong khu vực II: trong cơ cấu ngành công nghiệp giảm tỷ trọng của công nghiệp khai thác và tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến.

lượng và cạnh Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng làm tăng tỷ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

+ Khu vực III: đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.

Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư... đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

b. Sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế

- Khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng ngày càng giảm nhẹ đem lại thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên khu vực này vẫn chiếm vai trò chủ đạo vì các ngành và các lĩnh vực then chốt vẫn do nhà nước quản lý.

- Khu vực ngoài nhà nước giảm mạnh, đặc biệt là thành phần kinh tế tập thể và cá thể. Nhưng khu vực kinh tế tư nhân vẫn tăng, điều này cho thấy nước ta luôn coi trọng thành phần kinh tế tư nhân.

- Khu vực có vốn nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ sau khi Việt nam gia nhập WTO.

Như vậy, cơ cấu thành phần kinh tế cũng có những bước chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ đổi mới.

Chuyên đề II: Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp

Câu 1: Việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì? Chứng minh rằng, nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

Nước ta có thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Đây là cơ sở tự nhiên để nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, phát huy những thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới về sản phẩm, mùa vụ nhất là các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao.

* Những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới Thuận lợi

- Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ, nhiệt ẩm phong phú cho phép cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm. Đồng thời có khả năng đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ,....

- Khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo mùa, theo chiều Bắc - Nam và theo độ cao địa hình. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng phát triển, đa dạng cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. Cụ thể là: ở miền Bắc có mùa đông lạnh nên cơ cấu mùa vụ đa dạng (vụ đông

xuân, hè thu, vụ mùa) và cơ cấu cây trồng cũng đa dạng (vừa trồng được các cây của miền nhiệt đới vừa trồng được các cây của miền cận nhiệt, ôn đới); ỏ miền Nam nóng quanh năm nên chỉ trồng được các cây của miền nhiệt đới.

Ở những khu vực có độ cao trung bình trên 1000 m. khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm nên trồng được các loại cây của miền cận nhiệt và ôn đới.

- Sự phân hóa về địa hình và đất trồng, cho phép và đồng thời dòi hỏi sự khác nhau của mỗi vùng những thế mạnh riêng để phát triển nông nghiệp.

+ Vùng đồi núi : địa hình dốc, đất feralit, có các cánh đồng cỏ tự nhiên tạo điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.

+ Vùng đồng bằng: địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào có thế mạnh trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và nuôi trồng thủy sản.

Khó khăn:

- Mưa của nước ta tập trung theo mùa, mùa mưa gây ngập úng, mùa khô gây hạn hán thiếu nước cho sản xuất. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp phải tuân theo mùa vụ rất nghiêm ngặt.

- Khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai: bão, hạn hán đi đôi với úng ngập... gây ảnh hưởng lớn để thu hoạch và sản xuất.

- Khí hậu nóng ẩm quanh năm là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh, nấm mốc phát triển, làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, vật nuôi.

* Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nên nông nghiệp nhiệt đới:

- Các tập đoàn cây trồng, vật nuôi được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp. Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa.

- Thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng để khai thác hiệu quả sự thay đổi của mùa vụ nông sản và hạn chế thiệt hại do thiên tai: tạo ra các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán.

- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, chế biến và bảo quản, trao đổi nông sản giữa các vùng.

- Đẩy mạnh sản xuất nông sản nhiệt đới và các loại rau quả cận nhiệt để xuất khẩu (lúa, gạo, cà phê, hồ tiêu,...)

Câu 2: Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta.

a.Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả:

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện để phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới, sản xuất thâm canh, xen canh, tăng vụ.

- Nước ta có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp: đất feralit ở trung du và miền núi, đất phù sa, đất cát pha, đất nhiễm mặn và phèn đồng bằng.

- Sự phân hóa của địa hình, đất trồng, khí hậu thuận lợi để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng. - Có nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm.

- Mạng lưới công nghiệp chế biến ngày càng phát triển. - Nhu cầu thị trường còn rất lớn.

- Luông được Đảng và nhà nước quan tâm.

b. Nước ta đã phát huy được thế mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

- Cả nước đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều). Các vùng cây ăn quả cũng được phát triển khá mạnh.

- Ngoài cây công nghiệp nhiệt đới, nước ta còn trồng cây công nghiệp cận nhiệt đới (chè, hồi,...)

- Các cây công nghiệp ngắn ngày được trồng xem canh hoặc luân canh.

c. Việc trồng cây công nghiệp và cây ăn quả đem lại nhiều ý nghĩa to lớn . - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Cung cấp mặt hàng cho xuất khẩu. Hiện nay nước ta là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê, hồ tiêu, điều. Sản phẩm từ cây công nghiệp là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

- Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước. - Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở vùng còn nhiều khó khăn.

4/ Giữa NN cổ truyền và NN hàng hóa có sự khác nhau cơ bản nào ?

Tiêu chí NN cổ truyền NN hàng hóa

Quy mô nhỏ, manh mún lớn, tập trung cao

Phương thức

canh tác -Trình độ kỹ thuật lạc hậu.-Sản xuất nhiều loại, phục vụ nhu cầu tại chỗ.

-Tăng cường sử dụng máy móc, kỹ thuật tiên tiến.

-Chuyên môn hóa thể hiện rõ. Hiệu quả Năng suất lao động thấp, hiệu quả

thấp. Năng suất lao động cao, hiệu quả cao.

Tiêu thụ sản phẩm

Tự cung, tự cấp, ít quan tâm thị trường.

Gắn liền với thị trường tiêu thụ hàng hóa. Phân bố Tập trung ở các vùng còn khó

khăn. Tập trung ở các vùng có điều kiện thuận lợi.

Câu 3: Vì sao vấn đề sản xuất lương thực được coi là chương trình trọng điểm trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội? Phân tích khả năng, hiện trạng sản xuất lương thực ở nước ta, nêu phương hướng phát triển ?

Sản xuất lương thực là mối quan tâm lớn của nhà nước và nhân dân ta, trở thành một trong 3 chương trình trọng điểm của nước ta vì: nó có ý nghĩa sâu sắc đến việc nâng cao đời sống nhân dân, sự phát triển của các ngành kinh tế khác và đảm bảo an ninh quốc phòng.

* Ý nghĩa sản xuất lương thực:

- Đối với nông nghiệp sản xuất lương thực là hoạt động chủ yếu. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp (tạo cơ sở thức ăn để phát triển chăn nuôi), tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.

- Đối với công nghiệp, sản xuất lương thực tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, góp phần đa dạng hóa cơ cấu công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp hóa.

- Đối với ngoại thương: lương thực được coi là mặt hàng chiến lược đối với ngành ngoại thương. Việc phát triển sản xuất lương thực góp phần trực tiếp vào việc thực hiện chương trình đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu.

- Đối với đời sống: có đẩy mạnh sản xuất lương thực, ta mới có thể đảm bảo bữa ăn cho hơn 80 triệu dân, đồng thời cũng có lương thực dự trữ quốc gia. Có nguồn lương thực dồi dào, nhà nước mới có điều kiện để thực hiện các chính sách cải thiện đời sống nhân dân.

Với những ý nghĩa nêu trên, sản xuất lương thực được nhà nước ta coi là một chương trình trọng điểm trong các kế hoạch phát triển.

*

Các khả năng để phát triển sản xuất nông nghiệp (thuận lợi- khó khăn)

+ Đất đai: nước ta có các đồng bằng châu thổ rộng lớn ( đồng bằng sông Hồng là 1,5 triệu ha, đồng bằng sông Cửu long là 4 triệu ha), địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ. Đây là điều kiện thích hợp cho cây lương thực phát triển đặc biệt là cây lúa nước. Ngoài ra, còn có dải

đồng bằng duyên hải miền Trung và các thung lũng ở miền núi. Các cánh đồng này tuy không lớn nhưng cũng có thể tạo ra nguồn lương thực tại chỗ.

Mặt khác, nếu chúng ta cải tạo được đất mặn và đất phèn ở đồng bằng sông Cửu long, thì khả năng tăng vụ lúa ở đây là rất lớn.

+ Khí hậu: khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, với ưu thế là nguồn nhiệt, ẩm và ánh sáng dồi dào (nhiệt độ trung bình năm cao trên 20oC, lượng mưa trung bình năm lớn từ 1500 mm đến 2000 mm, số giờ có ánh sáng nhiều: 1400 - 3000 giờ). Đây là điều kiện rất thuận lợi cho cây lúa phát triển. Việc đẩy mạnh thâm canh tăng vụ lúa dễ dàng.

Tuy nhiên, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng gây ra những hạn chế cho sản xuất lương thực. Đó là: khí hậu diễn biến thất thường, mùa đông ở miền Bắc xuất hiện thời tiết sương muối, rét đậm, rét hại. Chế độ nhiệt ẩm không ổn định, năm mưa nhiều năm mưa ít, gây ra úng ngập, hạn hán. Điều này, làm cho việc bố trí cơ cấu mùa vụ và thu hoạch nông sản rất bấp bênh. Đồng thời, lượng nhiệt ẩm dồi dào cũng là điều kiện để sâu bệnh, nấm mốc phát triển, gây ảnh hưởng đáng kể đến năng suất cây trồng.

+ Sông ngòi : nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và mực nước ngầm phong phú, tạo điều kiện tưới tiêu nước cho các vùng thâm canh cây lúa.

- Điều kiện kinh tế - xã hội

+ Lao động: nguồn lao động dồi dào, lao động nước ta có kinh nghiệm trong trồng cây lúa và trình độ lao động ngày càng được nâng cao, cho phép lao động nông nghiệp ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

+ Cơ sở vật chất: nhà nước ta đã đầu tư trên nhiều phương diện: các lúa giống mới, các công trình thủy lợi, phân bón. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh thâm canh tăng vụ còn gặp nhiều hạn chế như thiếu phân bón, phải nhập khẩu với khối lượng lớn, giá thành cao.

+ Chính sách: Từ sau Đại hội Đảng VI, nhằm khuyến khích nông nghiệp phát triển , nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách mới, trong đó có chính sách “khoán 10”, xác định sản xuất lương thực là một trong 3 chương trình trọng điểm của nước ta. Nhờ đó mà việc sản xuất lương thực được đẩy mạnh.

+ Thị trường: thị trường tiêu thụ lương thực là rất lớn, với nhu cầu nội địa lên tới trên 80 triệu dân , Việt nam đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo

* Hiện trạng sản xuất lương thực ( tình hình)

Tình hình sản xuất lương thực của nước ta có những bước phát triển vững chắc:

- Diện tính gieo trồng lúa đã tăng mạnh: từ 5,6 triệu ha (năm 1980) lên 7,3 triệu ha (2005). - Sản lượng lương thực cũng tăng mạnh: từ 11,6 triệu tấn (năm 1980) lên 35,8 triệu tấn (năm 2005).

- Năng suất: do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào dùng đại trà các giống mới, nên năng suất tăng mạnh, nhất là vụ lúa đông xuân.Cụ thể năng suất tăng từ 21

Một phần của tài liệu ôn thi đại học môn địa lý (Trang 35 - 45)