Viễn thông:

Một phần của tài liệu ôn thi đại học môn địa lý (Trang 60 - 104)

Đây là ngành kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và là ngành đón đầu được những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại trên thế giới.

Trước ngày đổi mới kinh tế - xã hội, mạng lưới thiết bị viễn thông ở nước ta còn lạc hậu, các dịch vụ còn nghèo nàn và chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước điều hành.

Những năm gần đây, ngành viễn thông đã tăng trưởng với một tốc độ cao.Tính trung bình đạt 30%/năm. Mạng lưới viễn thông phủ sóng tới khắp các tỉnh, huyện, xã trong cả nước.

Ngành viễn thông ứng dụng được nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật mới, hiện đại. Hầu hết hiện nay, ngành viễn thông đều sử dụng theo phương pháp tự động hóa, kỹ thuật số rất cao. Các tuyến truyền dẫn liên tỉnh đạt đến trình độ cao nhất hiện nay.

- Mạng lưới thông tin liên lạc

Mạng lưới thông tin liên lạc của nước ta hiện nay gồm mạng điện thoại, mạng phi điện thoại, mạng truyền dẫn.

+ Mạng điện thoại: gồm điện thoại nội hạt, điện thoại đường dài, điện thoại di động.

.Điện thoại thuê bao (điện thoại nội hạt) là mạng điện thoại trong một phạm vu đơn vị hành chính, thị xã, tỉnh lẻ thành phố. Hiện nay ở nước ta có tới 15,8 triệu thuê bao điện thoại, bình quân cứ 100 người dân có 19 máy điện thoại.

.Điện thoại đường dài là tổng các mạch các nú. Điện thoại đường dài đã phủ sóng đến cấp xã và đang phát triển mạnh ở phạm vi tư nhân.

.Mạng điện thoại di động hiện nay chủ yếu sử dụng các công nghệ GMS, CDMA cho di động toàn quốc và PHS cho di động nội vùng. Ngoài thông tin thoại, mạng di động còn cung cấp thêm các dịch vụ như tín nhắn, Internet.

.Điện thoại đường dài quốc tế: hiện nay mạng điện thoại nước ta đã nối với mạng điện thoại quốc tế với 3 cửa thông với mạng điện thoại quốc tế đó là Hà nội, Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

điện thoại và số máy điện thoại tăng với tốc độ rất nhanh. So với năm 1990, năm 2005, số Mạng thuê bao điện thoại tăng 112 lần, về công nghệ kỹ thuật được số hóa hoàn toàn.

+ Mạng phi điện thoại: đang được mở rộng và phát triển với nhiều loại hình dịch vụ mới, kỹ thuật tiên tiến. Loại hình mạng phi điện thoại phổ biến nhất là Fax(Fax là loại hình truyền tin bằng văn bản. Ngoài ra, mạng truyền trang báo trên kênh thông tin đang được sử dụng để cùng một lúc có thể in báo ở nhiều nơi, nhằm giảm cước phí vận chuyển.

+ Mạng truyền dẫn: thay cho phương thức truyền dẫn mạng dây trên như trước đây, hiện nay mạng truyền dẫn Vi ba được phát triển mạnh mẽ. Năm 1995 tất cả các tỉnh thành trong cả nước đã có Viba xuất phát từ 3 nút trung tâm là Hà nội, Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, mạng truyền dẫn cáp quang đã được xây dựng, toàn bộ các tỉnh và hầu hết các huyện, nhiều khu vực, xã đã có đường truyền dẫn cáp quang, ban đầu nối liền Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh và một vài tỉnh khác.

Mạng viễn thông quốc tế ngày càng phát triển mạnh, toàn quốc có khoảng 5000 kênh đi quốc tế thông qua hệ thống vệ tinh và cáp biển hiện đại. nước ta có 3600 km xa lộ thông tin cao cấp. Hiện nay, nước ta có hơn 7,5 triệu người sử dụng Internet, chiếm 9,0% dân số, thuộc hạng cao ở châu Á.

Tóm lại: ngành thông tin liên lạc nước ta ngày nay đã và đang dần phát triển hiện đại, mục tiêu là để nhanh chóng hội nhập với nền văn minh quốc tế.

Câu 3: Phân tích các nguồn lực ngành ngoại thương. Trình bày sự chuyển biến của ngành ngoại thương. ( ĐÃ THI)

1. Những chuyển biến của ngành ngoại thương

Sau đổi mới, hoạt động ngoại thương đã có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể là:

- Thị trường

Thị trường xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Nước ta đã tham gia vào nhiều tổ chức thương mại quốc tế ( Việt nam gia nhập vào WTO), bạn hàng ngày càng nhiều: nếu như trước năm 1990 thị trường xuất nhập khẩu giới hạn chủ yếu nước xã hội công nghiệp như Liên xô (cũ) và các nước Đông âu thì từ năm 1991 tới nay thị trường xuất nhập khẩu trong nước đã lan ra thế giới (140 quốc gia và vùng lãnh thổ). Ngoài thị trường truyền thống trước đây, hiện nay đã hình thành những thị trường trọng điểm như châu Á, Tây Âu, Bắc Mỹ và các bạn hàng lớn nhất hiện nay của nước ta là: Trung quốc, Nhật bản, Hoa kỳ...

- Quy mô

+ Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh đáp ứng nhu cầu sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống: hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu của nước ta trước năm 1988 kém phát triển, quy mô nhỏ bé, nhưng hiện nay đã tăng lên rất nhanh. Nếu như tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta năm 1990 chỉ đạt 5,2 tỷ USD thì đến năm 2005 đã tăng lên 69,2 tỷ USD (tăng gấp 13,3 lần).

Trong đó giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn (13,5 lần), giá trị nhập khẩu tăng chậm hơn (13,1 lần).

- Cán cân xuất nhập khẩu đạt mức cân đối lớn: thể hiện rõ nhất vào năm 1992 nước ta là một nước xuất siêu, nhưng từ năm 1995 đến nay cán cân xuất nhập khẩu lại mất cân đối lớn, nhưng bản chất có nhiều tiến bộ. Trước 1992, nước ta nhập siêu vì nền kinh tế còn nhiều yếu kém, chủ yếu do nhập khẩu về lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng. Từ sau năm 1992 đến nay ta nhập siêu vì trong công cuộc đổi mới ta phải nhập nhiều thiết bị công nghệ hiện đại tiên tiến,

nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước. Nhưng nhìn chung nhờ công cuộc đổi mới nên cán cân xuất nhập khẩu của nước ta đang dần tiến tới cân bằng.

- Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu có sự thay đổi tích cực:

Các mặt hàng xuất khẩu đa dạng, chất lượng ngày càng cao: giảm tỷ trọng của nhóm hàng nông - lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

Các mặt hàng nhập khẩu đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước: tăng tỷ trọng của nhóm hàng tư liệu sản xuất, giảm tỷ trọng của nhóm hàng tiêu dùng.

- Đổi mới về cơ chế quản lý xuất nhập khẩu:

Nếu như trước năm 1988 ta vẫn sử dụng cơ chế bao cập để thực hiện hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu thì sau năm 1988 ta xóa bỏ cơ chế bao cấp, đồng thời Nhà nước mở rộng quyền ngoại thương xuất nhập khẩu cho các địa phương và cả tư nhân. Nhờ vậy mà lôi cuốn mọi tầng lớp xã hội tham gia hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu mà Nhà nước chỉ quản lý hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu bằng pháp luật.

Tuy vậy hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu của nước ta còn nhiều tồn tại:

- Cán cân xuất nhập khẩu : vẫn còn mất cân đối: nước ta vẫn nằm trong tình trạng nhập siêu. - Thị trường xuất nhập khẩu : chưa ổn định rất bấp bênh do khả năng cạnh tranh còn yếu... - Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu còn bất hợp lý: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là những sản phẩm thô hoặc mới qua sơ chế nên giá thành rẻ và khả năng cạnh tranh thấp. Trong khi các mặt hàng nhập khẩu lại chủ yếu là thiết bị máy móc, nguyên nhiên liệu nên giá thành cao.

Câu 4: Tại sao tài nguyên du lịch là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển du lịch?

* Khái niệm tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là các cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhăn văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lich; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.

* Vai trò của tài nguyên du lịch đối với sự phát triển du lịch

- Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành tổ chức lãnh thổ du lịch - Tài nguyên du lịch hấp dẫn có giá trị thu hút khách.

- Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới thời gian lưu trú của khách du lịch - Tài nguyên du lịch ảnh hưởng đến chi tiêu của khách du khách

- Tài nguyên du lịch tác động đến đối tượng du lịch. Thông thường Tài nguyên du lịch nhân văn thu hút nhiều hơn những du khách có trình độ học vấn cao.

Câu 5Chứng minh rằng: “ nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch”. Trình bày tình hình sự phát triển hoạt động du lịch ở nước ta. (Đã thi)

. Các nguồn tài nguyên để phát triển du lịch

* Các nguồn tài nguyên thiên nhiên:

Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, tạo tiềm năng lớn cho phát triển du lịch. - Địa hình:

Nước ta với ¾ địa hình là đồi núi và cao nguyên, mà một phần lớn đồi núi nước ta được cấu tạo bởi đá vôi. Địa hình đá vôi nằm trong vùng thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã tạo ra nhiều sắc thái độc đáo như các hang động... gọi chung là dạng địa hình cacxto. Theo thống kê, nước ta có hơn 200 hang động có giá trị để khai thác cho mục đích du lịch (Động Tam thanh, Nhị thanh - Lạng sơn, Tam cốc, Bích động - Ninh bình, Động Hương tích - Hà tây). Đặc biệt, với dạng địa hình này, nước ta đã được tổ chức UNESCO công nhận Vịnh Hạ long (Quảng ninh) và động Phong nha (Quảng bình) là hai di sản thiên nhiên thế giới.

Phía Đông giáp biển, đường bờ biển dai 3260 km, dọc bờ biển nước ta có nhiều bãi tắm đẹp, theo thống kê, nước ta có khoảng 125 bãi biển, trong đó có các bãi tắm nổi tiêng như: Trà cổ( Quảng ninh), Sầm sơn (Thanh hóa), Cửa lò( Nghệ an), Nha trang (Khánh hòa), Vũng tàu (Bà rịa - Vũng tàu)... Mặt khác đường bờ biển khúc khuỷu tạo nhiều vũng, vịnh, trong đó có nhiều vịnh đẹp như Vân phong được thế giới xếp hạng là một trong các vịnh đẹp.

- Khí hậu

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc biệt khí hậu nước ta phân hóa sâu sắc theo độ cao, theo mùa và theo chiều Bắc - Nam nên thời tiết ở mỗi vùng trên đất nước ta có những đặc điểm riêng, làm cho thiên nhiên phân hóa giữa các vùng rất rõ rệt, rất thuận lợi để tổ chức các hoạt động du lịch.

Khí hậu phân hóa theo độ cao, tạo nên các vành đai khí hậu theo chiều thẳng đứng. Từ độ cao 800 m trở lên, có khí hậu cận nhiệt và ôn đới, mát mẻ quanh năm, tạo nên các điểm du lịch nghỉ dưỡng ở vùng núi cao như: Sa pa (Lào cai), Tam đảo (Vĩnh phúc) đặc biệt là Đà lạt. Đà lạt nằm ở phía Nam lãnh thổ thuộc tỉnh Lâm đồng, khí hậu mát mẻ được ví là “tiểu Pa ri”, có triển vọng lớn và trở thành trung tâm du lịch của khu vực.

- Nguồn nước

Nước ta có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, có giá trị hơn cả là mạng lưới sông ngòi ỏ đồng bằng sông Cửu long (du lịch chợ nổi trên sông Cửu long).Ngoài ra, nước ta có nhiều hồ tự nhiên và các hồ nhân tạo có giá trị du lịch như: hồ tự nhiên (hồ Ba bể); hồ nhân tạo (hồ Hòa bình, Thác bà, hồ Núi Cốc, hồ Dầu tiếng)...

Trong các loại tài nguyên nước, nguồn nước khoáng có giá trị đặc biệt. Nước khoáng có công dụng chữa bệnh, nên gắn với nó là du lịch chữa bệnh. Ở nước ta điển hình là nước khoáng Kim bôi (Hòa bình), Hội Vân (Bình định)

- Sinh vật:

Hiện nay, thị hiếu về du lịch ngày càng trở nên đa dạng. Sau những ngày làm việc mệt mỏi, con người muốn được thư giãn và hòa mình vào thiên nhiên. Từ đó, xuất hiện loại hình du lịch sinh thái, trong đó có các vườn quốc gia, khu dữ trữ bảo tồn thiên nhiên có vai trò quan trọng. Hiện nay, nước ta đã bảo tồn được nhiều khu rừng có giá trị nghiên cứu. Nước ta có 30 vườn quốc gia, trên 40 khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó có vườn quốc gia Cúc phương(Ninh bình), vườn quốc gia Cát tiên (Đồng nai) có giá trị lớn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

*Tài nguyên nhân văn:

Nước ta có lịch sử phát triển lâu đời nên nước ta có nhiều di tích văn hóa lịch sử, nhiều lễ hội, phong tục tập quán... có giá trị cho phát triển du lịch.

- Di tích văn hóa - lịch sử: có giá trị hàng đầu hiện nay nước ta có khoảng 4 vạn di tích, trong đó có hơn 2600 di tích được xếp hạng. Tiêu biểu có 3 di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới là: cố đô Huế (năm 1993), Phố cổ Hội an (năm 1999). Ngoài ra, còn có 2 di sản phi vật thể của thế giới là Nhã nhạc cung đình Huế và không gian văn hóa cồng chiềng Tây nguyên. - Lễ hội: nước ta có 54 dân tộc khác nhau, mỗi một dân tộc lại có phong tục, tập quán và nền văn hóa riêng. Chính vì vậy, các lễ hội nước ta diễn ra khắp đất nước và quanh năm, nhưng tập trung vào các tháng của mùa xuân. Điển hình là các lễ hội: Đền Hùng, chùa Hương, Yên tử, Trọi trâu (Hải phòng). Đâm trâu và hát trường ca thần thoại (Tây nguyên)...

Mặt khác, nước ta còn hàng loạt các làng nghề truyền thống như: gốm sứ Bát tràng (Hà nội), đỗ gỗ Đông kỵ (Hà nội), lụa Vạn phúc (Hà nội), đúc đồng Ý yên (Nam định)... cũng có khả năng thu hút nhiều khách du lịch. Ngoài ra, các phong tục món ăn dân tộc cũng trở thành nhân tố khai thác du lịch...

Tóm lại, với các nguồn tài nguyên nêu trên, giúp chúng ta khai thác, tổ chức và phát triển các ngành du lịch để đưa ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng hiện đại

3. Tình hình phát triển ngành du lịch

- Ngành du lịch nước ta đã được manh nha và hình thành ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, trong khi đó nền kinh tế quản lý theo cơ chế bao cấp, đất nước chưa mở cửa, việc giao lưu chủ yếu với các nước xã hội công nghiệp (các nước Đông Âu và Liên xô cũ). Đồng thời, mức sống của nhân dân ta thời kỳ này thấp. Vì vậy, du lịch nội địa và quốc tế phát triển tương đối chậm chạp,

- Bước vào những năm đầu thập niên 90, ngành du lịch có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ các chính sách đổi mới của Nhà nước, như thi hành chính sách mở cửa, đặt quan hệ ngoại giao và buôn bán với tất cả các nước trên thế giới. Trong nước, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Vì vậy, thị trường du lịch quốc tế và nội địa ở của nước ta được mở rộng rất nhanh. Đặc biệt là vào năm 1995.

Khi đó Mỹ xóa bỏ bao vây cấm vận Việt nam và nước ta chính thức trở thành thành viên của ASEAN, ngành du lịch có những bước tiến vượt bậc.

Khách du lịch : trong giai đoạn 1991 - 2005, khách du lịch nội địa tăng 10,7 lần (cụ thể là từ 1,5 triệu lượt khách năm 1991 lên 16,0 triệu lượt khách năm 2005); khách quốc tế tăng 11,7 lần (cụ thể từ 0,3 triệu lượt khách năm 1991 lên 3,5 triệu lượt khách năm 2005).

Doanh thu từ ngành du lịch cũng không ngừng tăng: so với năm 1991, năm 2005 doanh thu từ ngành du lịch tăng 37,9 lần (cụ thể từ 0,8 nghìn tỷ đồng lên 30,3 nghìn tỷ đồng).

Về phương diện du lịch, nước ta được chia thành 3 vùng: vùng du lịch Bắc bộ, vùng du lịch Bắc trung bộ, vùng du lịch Nam trung bộ và Nam bộ.

Các trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta gồm: Hà nội , Huế - Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, nước ta còn có một số trung tâm du lịch quan trọng khác như: Hạ long, Nha trang, Đà lạt, Cần thơ.

PHẦN 3: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO VÙNG

Vấn đề 1: Trung du và miền núi Bắc bộ

Câu 1: Nêu khái quát và phân tích các nguồn nhân lực tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển sản xuất của Trung du miền núi phía Bắc có những thuận lợi và khó khăn gì? (Giảm tải)

1. Khái quát

- Trung du và miền núi Bắc bộ có diện tích tự nhiên lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2), với

Một phần của tài liệu ôn thi đại học môn địa lý (Trang 60 - 104)