Các nguồn tự nhiên, kinh tế xã hội với phát triển kinh tế Trung du và miền núi Bắc

Một phần của tài liệu ôn thi đại học môn địa lý (Trang 65 - 104)

Câu 1: Nêu khái quát và phân tích các nguồn nhân lực tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển sản xuất của Trung du miền núi phía Bắc có những thuận lợi và khó khăn gì? (Giảm tải)

1. Khái quát

- Trung du và miền núi Bắc bộ có diện tích tự nhiên lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2), với dân số tính đến năm 2006 là hơn 12 triệu người, chiếm khoảng 30% diện tích và 14,2% số dân cả nước.

- Trung du miền núi phía Bắc là vùng lãnh thổ của các tỉnh và thành phố.

+ Vùng Đông bắc gồm các tỉnh: Lào cai, Yên bái, Phú thọ, Hà giang, Tuyên quang, Cao bằng, Bắc giang, Quảng ninh,...

+ Tây bắc gồm 4 tỉnh: Điện biên, Sơn la, Lai châu, Hòa bình.

2. Các nguồn tự nhiên, kinh tế - xã hội với phát triển kinh tế Trung du và miền núi Bắc bộ bộ

* Các nguồn lực tự nhiên

- Thuận lợi

Về vị trí địa lý : Trung du và miền núi Bắc bộ có vị trí đặc biệt thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế vì

- Phía Bắc tiếp giáp với Trung quốc, có đường biên giới dài 1400 km lại giáp cả với Bắc Lào, đặc biệt tiếp giáp với vùng Quảng đông. Trung quốc là vùng rất năng động. Cho nên Trung du miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lớn của nền kinh tế Hoa nam - Trung quốc, dễ dàng giao lưu thuận lợi bằng đường bộ, đường sắt qua các cửa khẩu như: Lạng sơn, Móng cái, Lào cai...

- Phía Tây giáp Thượng Lào

- Phía Đông giáp biển Đông (vùng biển Quảng ninh với nhiều cảng biển lớn như: Cái lân, Hòn gai, Cẩm phả...). Vì vậy, vùng này rất thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế bằng đường biển với quốc tế và các vùng trong cả nước.

- Phía Nam tiếp giáp với Bắc Trung bộ và đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu long không những là vựa lúa lớn cả nước mà còn là cái nôi văn hóa của khu vực phía Bắc rất giàu về tiềm năng lao động. Cho nên Trung du miền núi phía Bắc lại được đồng bằng sông Hồng chi phối về lương thực, nhân lực, khoa học kỹ thuật cho việc phát triển kinh tế trong vùng, đồng thời dễ dàng giao lưu bằng đường bộ, đường sắt nhất là vùng Đông bắc.

.

Câu 2: Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện của vùng trung du và miền núi Bắc bộ. Trình bày hiện trạng khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện của vùng? (Phân tích các thế mạnh về khai thác khoáng sản và thủy điện - không kể khó khăn)

Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, là tiền đề cho vùng phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng, đặc biệt là thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.

Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, là tiền đề cho vùng phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng, đặc biệt là thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện. ta, nguồn khoáng sản vô cùng phong phú và đa dạng.

- Ở vùng Đông bắc: là nơi có mật độ khoáng sản dày đặc, đặc biệt là các mỏ than, phần lớn các mỏ than lại nằm lộ thiên nên dễ khai thác, ở vùng Đông bắc, than chiếm 90% trữ lượng than cả nước, trong đó tập trung chủ yếu ở Quảng ninh. Than Quảng ninh trữ lượng lên tới 3 tỷ tấn và chủ yếu là than Antraxit. Ngoài ra còn có than mỡ ở Thái nguyên, than nâu ở Lạng sơn. Nguồn than khai thác là nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu. Trong vùng có các nhà

Một phần của tài liệu ôn thi đại học môn địa lý (Trang 65 - 104)