Vai trò của ngành giao thông vận tải

Một phần của tài liệu ôn thi đại học môn địa lý (Trang 57 - 104)

Giao thông vận tải giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân. K. Mac khẳng định, giao thông vận tải là một ngành sản xuất quan trọng đứng thứ tư sau công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và sản xuất nông nghiệp. Về đại thể, vai trò của ngành giao thông vận tải được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Giao thông vận tải giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường thông qua việc cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ.

- giao thông vận tải tạo ra các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương trong cả nước, tạo ra tính thống nhất trong nền kinh tế. Như vậy, ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Mặt khác giao thông vận tải còn nối liền giữa nước ta với các nước trên thế giới, nhờ đó ta có thể mở rọng giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới.

- giao thông vận tải được coi là phương tiện góp phần trực tiếp vào việc nâng cao đời sống nhân dân. Bởi lẽ giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.

Tóm lại, giao thông vận tải được ví như mạch máu trong cơ thể của con người giúp cho hoạt động kinh tế và sinh hoạt của con người diễn ra liên tục. Đây cũng được coi là cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy cần phải đầu tư đi trước một bước.

2. Hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta

Ngày nay nước ta đã xây dựng gần đây đủ các loại hình giao thông đó là các loại hình giao thông đường bộ, đường thủy, đường biển, đường hàng không, đường sông...

* Mạng lưới đường bộ

- Sự phát triển

Hiện nay nước ta đã xây dựng 151632 km đường ô tô. So với năm 1990, năm 2004 khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng 3,6 lần; khối lượng luân chuyển hàng hóa tăng 4,3 lần; khối lượng vận chuyển hành khách tăng 3,5 lần; khối lượng hành khách luân chuyển tăng 2,8 lần

- Các tuyến đường chính:

Quốc lộ 1A dài trên 2300 km từ Lạng sơn - Mũi Cà mau, là tuyến đường huyết mạch nối các vùng kinh tế (trừ Tây nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của nước ta.

Quốc lộ 2A: Hà nội - Việt trì - Hà giang.

Quốc lộ 3: Hà nội - Thái nguyên - Bắc cạn - Cao bằng. Quốc lộ 4: Móng cái - Lạng sơn - Cao bằng.

Quốc lộ 5: Hà nội - Hải phòng

Quốc lộ 6: Hà nội - Hà đông - Hòa bình - Sơn la - Lai châu Quốc lộ 7: Diễn châu - Lào

Quốc lộ 8: Thị xã Hồng lĩnh - Lào Quốc lộ 9: Thị xã Đông hà - Lào

Quốc lộ 10: Hải phòng - Thái bình - Nam định Quốc lộ 11: Phan rang - Đà lạt

Quốc lộ 12: Lào cai - Phong thổ - Lai châu

Quốc lộ 13: Thành phố Hồ Chí Minh - Lộc ninh - Cam pu chia

Quốc lộ 14: Thừa thiên Huế - Buôn mê thuột - Kom Tum - Đông nam bộ

Quốc lộ 15: Tân kỳ (Nghệ an) - Trường sơn Đông - Thừa thiên Huế (đây là trục đường chính Hồ Chí Minh)

Quốc lộ 18: Thị xã Bắc ninh - Hòn gai - Cẩm phả - Móng cái. Quốc lộ 19: Quy nhơn - Plây ku - Căm pu chia

Quốc lộ 20: Thành phố Hồ Chí Minh - Đà lạt

Quốc lộ 21: Nha trang - Buôn mê thuột - Căm pu chia Quốc lộ 32: Cầu giấy - Sơn tây

Quốc lộ 51: Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng tàu * Mạng lưới giao thông đường sắt

- Sự phát triển

Nước ta hiện nay xây dựng được 3143 km đường sắt. Năm 2004 so với năm 1990, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt đã tăng 3,8 lần; khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 3,2 lần, khối lượng vận chuyển hành khách tăng 1,2 lần; khối lượng luân chuyển hành khách tăng 2,3 lần.

Những tuyến chính sau đây:

Đường sắt Thống nhất (Hà nội - Thành phố Hồ Chí Minh 1726 km) Hà nội - Lào cai (293 km)

Hà nội - Lạng sơn (163 km) Hà nội - Hải phòng (102 km)

Lưu xá - Kép - Uông bí - Bãi cháy (175 km) * Mạng lưới đường sông

- Sự phát triển

Nước ta đã xây dựng được khoảng 37312 km đường sông, nhưng mới chỉ sử dụng 11000 km vào mục đích giao thông. Nước ta có hàng trăm cảng sông, trong đó có khoảng 30 cảng chính, tổng năng lực bốc xếp chỉ khoảng 100 triệu tấn /năm

So với năm 1990, năm 2004 khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 2,1 lần; khối lượng hành khách luân chuyển tăng 2,9 lần.

Vận tải đường sông chủ yếu tập trung ở một số hệ thống sông chính Hệ thống sông Hồng - sông Thái bình

Hệ thống sông Mê kong - sông Đồng nai Một số sông lớn miền Trung

- Các tuyến đường sông chính:

Hệ thống sông Hồng - sông Thái bình : Xuất phát từ cảng Hải phòng đi theo đường sông Hồng, sông Thái bình lên Hà nội, Việt trì, Thái nguyên và ngược lại. Ngoài ra còn các tuyến khác xuất phát từ Hà nội đi Thái bình, Nam định. Hệ thống sông Mê kong, sông Đồng nai: điển hình là hai tuyến đường dài nhất đó là Thành phố Hồ Chí Minh - Hà tiên 365 km. Giao thông đường sông đã xây dựng nhiều cảng lớn, cảng Hà nội và lớn nhất là cảng Cần thơ.

* Mạng lưới giao thông đường biển

- Sự phát triển

Hiện nay nước ta có 73 cảng biển, năng lực thông qua cảng 31 triệu tấn/năm. Các cảng chủ yếu tập trung ở Trung bộ và Đông nam bộ.

Các cụm cảng quan trọng là: Hải phòng, Cái lân, Đà nẵng- Liên chiểu - Chân mây, Dung quất, Nha trang, Sài gòn - Vũng tàu - Thị vải.

- Các tuyến đường biển chính:

Các tuyến đường biển nội địa chủ yếu là các tuyến xuất phát từ cảng Hải phòng và cảng Quảng ninh đi cảng miền Trung và Nam bộ và ngược lại. Quan trọng nhất là tuyến Hải phòng - Thành phố Hồ Chí Minh dài 1500 km

- Đường biển quốc tế chủ yếu xuất phát từ hai cảng lớn đó là : Hải phòng - Sài gòn đi các cảng Vladivoxtoc, cảng Tookyo, cảng Seoul, cảng Đài bắc, cảng Hồng kong và đi các cảng Đông nam á và Bangkok, Singapo, Jacata.

* Giao thông đường hàng không

- Sự phát triển

Hàng không là ngành non trẻ, nhưng có bước tiến rất nhanh thể hiện là ta đã xây dựng được 19 sân bay trong đó có 5 sân bay quốc tế là Nội bài, Hải phòng, Huế, Đà nẵng, Tân sơn nhất.

- Các tuyến bay trong nước được khai thác trên cơ sở 3 đầu mối chính là: Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà nẵng. Ngoài ra, nước ta đang đã mở các tuyến, các đường bay đến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

*Giao thông đường ống:

- Sự phát triển : được phát triển ngay trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ và gắn liền với sự phát triển của ngành dầu khí.

- Các tuyến đường ống: tuyến đường ống B12 (Bãi cháy - Hạ long) tới các tỉnh đồng bằng sông Hồng; một số đường ống dẫn khí từ nơi khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa phía Nam vào đất liền đã được xây dựng và đi vào hoạt động (Tuyến đường ống dẫn khí đồng hành từ mỏ Bạch hổ về Phú mỹ; từ mỏ Lan tây, Lan đỏ về Phú mỹ)

Câu 2: Trình bày thực ngành thông tin liên lạc?.

1. Ngành bưu chính:

Đây là ngành kinh tế mang tính chất dịch vụ và phục vụ, nên mạng lưới của bưu chính phát triển rộng khắp. Hiện nay, nước ta có hơn 300 bưu cục với khoảng 19000 điểm phục vụ và hơn 8000 điểm bưu điện, văn hóa xã. Nhờ đó mà ngành bưu chính đã phục vụ trực tiếp đến đa phần nhân dân.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hiện nay ngành bưu chính bộc lộ nhiều mặt tồn tại.

- Mạng lưới bưu chính phân bố không đều: tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ở miền núi còn thưa.

- Công nghệ nhìn chung còn lạc hậu.

- Quy trình nghiệp vụ còn mang tính chất thủ công - Thiếu lao động có trình độ cao

Vậy, để đáp ứng được với yêu cầu phát triển của xã hội, những năm tới đây ngành bưu chính cần phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa nhằm đưa ngành bưu chính đạt trình độ hiện đại, ngang tầm với các nước trong khu vực.

2. Viễn thông:

Đây là ngành kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và là ngành đón đầu được những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại trên thế giới.

Trước ngày đổi mới kinh tế - xã hội, mạng lưới thiết bị viễn thông ở nước ta còn lạc hậu, các dịch vụ còn nghèo nàn và chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước điều hành.

Những năm gần đây, ngành viễn thông đã tăng trưởng với một tốc độ cao.Tính trung bình đạt 30%/năm. Mạng lưới viễn thông phủ sóng tới khắp các tỉnh, huyện, xã trong cả nước.

Ngành viễn thông ứng dụng được nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật mới, hiện đại. Hầu hết hiện nay, ngành viễn thông đều sử dụng theo phương pháp tự động hóa, kỹ thuật số rất cao. Các tuyến truyền dẫn liên tỉnh đạt đến trình độ cao nhất hiện nay.

- Mạng lưới thông tin liên lạc

Mạng lưới thông tin liên lạc của nước ta hiện nay gồm mạng điện thoại, mạng phi điện thoại, mạng truyền dẫn.

+ Mạng điện thoại: gồm điện thoại nội hạt, điện thoại đường dài, điện thoại di động.

.Điện thoại thuê bao (điện thoại nội hạt) là mạng điện thoại trong một phạm vu đơn vị hành chính, thị xã, tỉnh lẻ thành phố. Hiện nay ở nước ta có tới 15,8 triệu thuê bao điện thoại, bình quân cứ 100 người dân có 19 máy điện thoại.

.Điện thoại đường dài là tổng các mạch các nú. Điện thoại đường dài đã phủ sóng đến cấp xã và đang phát triển mạnh ở phạm vi tư nhân.

.Mạng điện thoại di động hiện nay chủ yếu sử dụng các công nghệ GMS, CDMA cho di động toàn quốc và PHS cho di động nội vùng. Ngoài thông tin thoại, mạng di động còn cung cấp thêm các dịch vụ như tín nhắn, Internet.

.Điện thoại đường dài quốc tế: hiện nay mạng điện thoại nước ta đã nối với mạng điện thoại quốc tế với 3 cửa thông với mạng điện thoại quốc tế đó là Hà nội, Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

điện thoại và số máy điện thoại tăng với tốc độ rất nhanh. So với năm 1990, năm 2005, số Mạng thuê bao điện thoại tăng 112 lần, về công nghệ kỹ thuật được số hóa hoàn toàn.

+ Mạng phi điện thoại: đang được mở rộng và phát triển với nhiều loại hình dịch vụ mới, kỹ thuật tiên tiến. Loại hình mạng phi điện thoại phổ biến nhất là Fax(Fax là loại hình truyền tin bằng văn bản. Ngoài ra, mạng truyền trang báo trên kênh thông tin đang được sử dụng để cùng một lúc có thể in báo ở nhiều nơi, nhằm giảm cước phí vận chuyển.

+ Mạng truyền dẫn: thay cho phương thức truyền dẫn mạng dây trên như trước đây, hiện nay mạng truyền dẫn Vi ba được phát triển mạnh mẽ. Năm 1995 tất cả các tỉnh thành trong cả nước đã có Viba xuất phát từ 3 nút trung tâm là Hà nội, Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, mạng truyền dẫn cáp quang đã được xây dựng, toàn bộ các tỉnh và hầu hết các huyện, nhiều khu vực, xã đã có đường truyền dẫn cáp quang, ban đầu nối liền Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh và một vài tỉnh khác.

Mạng viễn thông quốc tế ngày càng phát triển mạnh, toàn quốc có khoảng 5000 kênh đi quốc tế thông qua hệ thống vệ tinh và cáp biển hiện đại. nước ta có 3600 km xa lộ thông tin cao cấp. Hiện nay, nước ta có hơn 7,5 triệu người sử dụng Internet, chiếm 9,0% dân số, thuộc hạng cao ở châu Á.

Tóm lại: ngành thông tin liên lạc nước ta ngày nay đã và đang dần phát triển hiện đại, mục tiêu là để nhanh chóng hội nhập với nền văn minh quốc tế.

Câu 3: Phân tích các nguồn lực ngành ngoại thương. Trình bày sự chuyển biến của ngành ngoại thương. ( ĐÃ THI)

1. Những chuyển biến của ngành ngoại thương

Sau đổi mới, hoạt động ngoại thương đã có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể là:

- Thị trường

Thị trường xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Nước ta đã tham gia vào nhiều tổ chức thương mại quốc tế ( Việt nam gia nhập vào WTO), bạn hàng ngày càng nhiều: nếu như trước năm 1990 thị trường xuất nhập khẩu giới hạn chủ yếu nước xã hội công nghiệp như Liên xô (cũ) và các nước Đông âu thì từ năm 1991 tới nay thị trường xuất nhập khẩu trong nước đã lan ra thế giới (140 quốc gia và vùng lãnh thổ). Ngoài thị trường truyền thống trước đây, hiện nay đã hình thành những thị trường trọng điểm như châu Á, Tây Âu, Bắc Mỹ và các bạn hàng lớn nhất hiện nay của nước ta là: Trung quốc, Nhật bản, Hoa kỳ...

- Quy mô

+ Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh đáp ứng nhu cầu sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống: hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu của nước ta trước năm 1988 kém phát triển, quy mô nhỏ bé, nhưng hiện nay đã tăng lên rất nhanh. Nếu như tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta năm 1990 chỉ đạt 5,2 tỷ USD thì đến năm 2005 đã tăng lên 69,2 tỷ USD (tăng gấp 13,3 lần).

Trong đó giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn (13,5 lần), giá trị nhập khẩu tăng chậm hơn (13,1 lần).

- Cán cân xuất nhập khẩu đạt mức cân đối lớn: thể hiện rõ nhất vào năm 1992 nước ta là một nước xuất siêu, nhưng từ năm 1995 đến nay cán cân xuất nhập khẩu lại mất cân đối lớn, nhưng bản chất có nhiều tiến bộ. Trước 1992, nước ta nhập siêu vì nền kinh tế còn nhiều yếu kém, chủ yếu do nhập khẩu về lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng. Từ sau năm 1992 đến nay ta nhập siêu vì trong công cuộc đổi mới ta phải nhập nhiều thiết bị công nghệ hiện đại tiên tiến,

nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước. Nhưng nhìn chung nhờ công cuộc đổi mới nên cán cân xuất nhập khẩu của nước ta đang dần tiến tới cân bằng.

- Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu có sự thay đổi tích cực:

Các mặt hàng xuất khẩu đa dạng, chất lượng ngày càng cao: giảm tỷ trọng của nhóm hàng nông - lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

Các mặt hàng nhập khẩu đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước: tăng tỷ trọng của nhóm hàng tư liệu sản xuất, giảm tỷ trọng của nhóm hàng tiêu dùng.

- Đổi mới về cơ chế quản lý xuất nhập khẩu:

Nếu như trước năm 1988 ta vẫn sử dụng cơ chế bao cập để thực hiện hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu thì sau năm 1988 ta xóa bỏ cơ chế bao cấp, đồng thời Nhà nước mở rộng quyền ngoại thương xuất nhập khẩu cho các địa phương và cả tư nhân. Nhờ vậy mà lôi cuốn mọi tầng lớp xã hội tham gia hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu mà Nhà nước chỉ quản lý hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu bằng pháp luật.

Tuy vậy hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu của nước ta còn nhiều tồn tại:

- Cán cân xuất nhập khẩu : vẫn còn mất cân đối: nước ta vẫn nằm trong tình trạng nhập siêu. - Thị trường xuất nhập khẩu : chưa ổn định rất bấp bênh do khả năng cạnh tranh còn yếu...

Một phần của tài liệu ôn thi đại học môn địa lý (Trang 57 - 104)