Các ngành kinh tế biển:

Một phần của tài liệu ôn thi đại học môn địa lý (Trang 101 - 104)

- Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo.

Sản lượng thủy sản tăng nhanh: năm 1995 là 119,5 nghìn tấn thì đến năm 2005 đạt 1995,4 nghìn tấn.

Tuy nhiên trong quá trình khai thác cần lưu ý: - Tránh khai thác nguồn lợi ven bờ.

- Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao. - Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt.

- Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản:

+ Khai thác dầu khí bắt đầu từ năm 1986 với sản lượng 40 vạn tấn, đến 2005 là 18,5 triệu tấn. + Nghề làm muối là nghề truyền thống phát triển mạnh ở nhiều địa phương, tập trung nhiều nhất ở duyên hải Nam trung bộ, sản lượng muối năm 2005 đạt 925 nghìn tấn.

- Dịch vụ hàng hải:

Nền kinh tế mở đã tạo điều kiện cho giao thông vận tải biển phát triển nhanh. Hàng loạt các cảng biển lớn được cải tạo, nâng cấp như cảng Sài gòn, cụm cảng Hải phòng, cụm cảng Quảng ninh.

Một số cảng nước sâu được xây dựng như: Cái lân ( Quảng ninh), Nghi sơn(Thanh hóa), Dung quất (Quảng ngãi)...

Vận tải hàng hóa, hành khách trên biển đã góp phần phát triển kinh tế biển - đảo. - Phát triển du lịch biển:

Du lịch biển phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhiều điểm du lịch biển nổi tiếng: Sầm (Khánh hòa), Vũng tàu...

Các đảo cũng có giá trị du lịch (Cát bà, Phú quốc, Côn đảo, ...) Thắng cảnh vịnh Hạ long, Bái tử long...

Câu 4 :các huyện đảo

_Các đảo lớn: Cái Bầu, Cát Bà , Lý Sơn, Phú quý, Phú Quốc

Các quần đảo: Quần đảo Vân Đồn,cô tô, cát bà. Quần đảo Côn đảo(côn sơn) .qđ .Nam du. Qđ Thổ chu 2 qđ lớn nhất là qđ Hoàng Sa và Trường Sa.

• Các huyện đảo

- Huyện đảo Vân Đồn, huyện đảo Cô Tô ( Quảng Ninh) - Huyện đảo Cát Hải, hđ Bạch LongVĩ (Hải Phòng) - Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)

- Huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) - Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) - Huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) - Huyện đảo Phú Quý (Bình thuận)

- Huyện đảo Côn Đảo (Bà rịa –Vũng tàu)

- Huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang)

- Vùng kinh tế trọng điểm

*Vùng kinh tế trọng điểm: là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của cả nước. Nó được đặc trưng bằng một số đặc điểm chủ yếu sau đây:

* Sở dĩ phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là vì:

- Nước ta đi lên từ điểm xuất phát thấp. Sau khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những khởi sắc, song trình độ phát triển vẫn còn nhiều hạn chế cần phải có các đầu tàu thúc đẩy sự phát triển.

- Nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của nước ta tương đối phong phú và đa dạng, nhưng lại có sự phân hóa theo các vùng. Với tiềm lực, nước ta còn là một nước nghèo, nguồn vốn trong nước có hạn. Rõ ràng, trong chiến lược đầu tư với nguồn vốn hạn chế thì phải lựa chọn cách thức đầu tư có hiệu quả, nghĩa là đầu tư có trọng điểm.

- Bên cạnh nguồn vốn trong nước, nước ta đã và đang thu hút được nhiều đầu tư từ nước ngoài. Đây là nguồn vốn quan trọng góp phần thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Song muốn thu hút các nhà đầu tư cần phải tạo ra các vùng thuận lợi như là một cách trải thảm đỏ cho họ đầu tư vào nước ta.

Tất cả những điều đó đòi hỏi phải lựa chọn và hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.

* Đặc điểm Vùng kinh tế trọng điểm :

- Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung nhiều tiềm lực kinh tế hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. - Phải có một tỷ trọng tương đối lớn trong GDP của quốc gia, đồng thời phải có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và có thể hỗ trợ được các vùng kinh tế khác cùng phát triển.

- Có khả năng thu hút được các ngành nghề mới, công nghệ mới, các ngành dịch vụ hiện đại, để từ đó có thể nhân rộng ra với toàn quốc.

- Vùng kinh tế trọng điểm còn bao gồm nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới của nó có thể thay đổi theo ranh giới chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Tóm lại, những vùng đó đầy đủ các đặc trưng trên đều có thể quy hoạch để trở thành các vùng kinh tế trọng điểm.

: So sánh các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm.

1.So sánh thế mạnh:

* Giống nhau

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thuận lợi (đường sá, cảng biển, sân bay, đầu mối giao thông quan trọng trong nước và quốc tế)

- hình thành hệ thống đô thị hạt nhân như: Hà nội, Hải phòng, Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh,Vũng tàu.... đồng thời là các trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật hàng đầu cả nước.

- Tập trung các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, trình độ dân trí và mức sống dân cư khá cao.

* Khác nhau

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: có Thủ đô Hà nội, đồng thời là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật hàng đầu cả nước.Có nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu cả nước. Có lịch sử khai thác hình thành lâu đới nhất nước ta, cái nôi của nền văn minh lúa nước.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung : là cầu nối các vùng phía Bắc với các vùng phía Nam, là cửa ngõ thông ra biển của các tỉnh Tây nguyên và Nam lào. Vùng có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, tài nguyên rừng, phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản.

Vùng tập trung nhiều di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới ở nước ta. (Vườn quốc gia Kẻ bàng - Phong nha,Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, phố cổ Hội an, thánh địa Mỹ sơn)

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: khu vực bản lề giữa Tây nguyên, duyên hải Nam trung bộ và Đồng bằng sông Cửu long. Vùng có tài nguyên nổi bật là dầu khí ở thềm lục địa. Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào có chất lượng. Có cơ sở hạ tầng, cơ sỏ vật chất kỹ thuật tương đối tốt và đồng bộ. Vùng tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất, trình độ kinh tế phát triển cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

2. Hiện trạng phát triển

* Giống nhau

- Đều có tốc độ tăng trưởng khá cao và có những đóng góp quan trọng trong cơ cấu GDP của cả nước.

- Là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp, các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước.

- Đóng góp 64,5% giá trị kim ngạch xây dựng và thu hút phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam.

* Khác nhau

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:

+ Tốc độ tăng trwowgnr trung bình GDP là 11,2% đứng thứ hai sau vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (giai đoạn 2001 -2005).

+ Mức đóng góp GDP cho cả nước là 18,9%

+ Cơ cấu GDP theo ngành là: khu vực 1 là 12,6%; khu vực II lớn chiếm 42,2%; khu vực III chiếm tỷ trọng lớn nhất là 45,2%.

+ Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước 27%

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Tốc độ tăng trưởng trung bình GDP là 10,7%, đứng thứ ba sau vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (giai đoạn 2001 - 2005).

+ Mức đóng góp GDP cho cả nước còn thấp 5,3%

+ Cơ cấu GDP theo ngành là: khu vực 1 còn chiếm tỷ lệ lớn 25%; khu vực II chiếm 36,6%; khu vực III chiếm tỷ trọng lớn nhất là 37,4%.

+ Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm tỷ lệ nhỏ: 2,2%

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

+ Tốc độ tăng trưởng trung bình GDP là 11,9%, cao nhất trong 3 vùng kinh tế trọng điểm (giai đoạn 2001 - 2005).

+ Cơ cấu GDP theo ngành là : khu vực 1 chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 7,8%; khu vực II chiếm tỷ trọng lớn nhất 59%; khu vực III chiếm tỷ trọng là 33,2%.

Một phần của tài liệu ôn thi đại học môn địa lý (Trang 101 - 104)