Khả năng phát triển

Một phần của tài liệu ôn thi đại học môn địa lý (Trang 67 - 68)

Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, cụ thể là:

- Vùng có nhiều cánh đồng cỏ trên các cao nguyên ở độ cao 600 -700 m (Mộc châu, Đồng văn), có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò, lấy thịt, lấy sữa và các gia súc khác như: ngựa, dê. - Khí hậu: mát mẻ, thích hợp với việc chăn nuôi các loại gia súc lớn như trâu, bò, ngựa...

- Nguồn thức ăn cho chăn nuôi cũng ngày càng được đảm bảo nhờ giải quyết tốt hơn vấn đề lương thực cho người dân, nên nguồn lương thực, hoa màu được giành nhiều hơn cho chăn nuôi, thuận lợi cho việc đẩy mạnh chăn nuôi gia súc đặc biệt là chăn nuôi lợn.

- Nước ta có số dân đông, đời sống ngày càng được nâng cao nên nhu cầu tiêu thụ nội địa lớn. Tuy nhiên, hiện nay việc vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới thị trường tiêu thụ còn khó khăn, đồng thời các cánh đồng cỏ tự nhiên bị xuống cấp gây trở ngại cho việc phát triển chăn nuôi vùng.

Trong vùng bước đầu khai thác được những thế mạnh về chăn nuôi, tập trung phát triển chăn nuôi trâu, bò lấy thịt, lấy sữa.

- Trâu được nuôi rộng rãi trong vùng, đặc biệt ở khu vực Đông bắc. Đàn trâu của vùng chiếm 57,5% đàn trâu cả nước (đạt hơn 1,7 triệu con, năm 2005)

- Đàn bò: chiếm 16% đàn bò cả nước (đạt khoảng 900.000 con, năm 2005).Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc châu.

- Đàn lợn: tăng nhanh đạt hơn 5,8 triệu con, chiếm 21% đàn lợn cả nước vào năm 2005.

Câu 5: Tại sao, việc phát huy thế mạnh của miền núi Bắc bộ, có ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc?

Việc khai thác và phát triển các thế mạnh trong vùng đã đem đến nhiều ý nghĩa quan trọng về kinh tế và chính trị - xã hội sâu sắc.

- Về kinh tế:

Việc khai thác các tiềm năng của vùng tạo động lực thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển và góp phần khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Về xã hội

Việc phát huy thế mạnh của vùng sẽ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhiều dân tộc ít người như : Tày, Nùng, Thái, Mường,... Việc phát huy thế mạnh của vùng, sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế của các vùng dân tộc ít người, xóa dần sự chênh lệch giữa trình độ phát triển mọi mặt giữa miền xuôi và miền ngược.

- Chính trị

Việc phát huy thế mạnh của vùng sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng phát triển, củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc, góp phần củng cố an ninh, quốc phòng.

Mặt khác Trung du và miền núi Bắc bộ là căn cứ địa cách mạng (chiến khu Việt bắc)... Nếu khai thác tốt tiềm năng của vùng sẽ góp phần trực tiếp vào việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân vùng căn cứ.

- Quốc phòng: giữ vững an ninh vùng biên giới.

Vấn đề II - đồng bằng sông Hồng (đã thi năm ngoái)

Câu 1: Trình bày khái quát và phân tích các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng?

1. Khái quát

Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố với diện tích là 15000 km2, chiếm 4,5% diện tích cả nước và số dân là 18,2 triệu người chiếm 21,6% dân số cả nước. Đồng bằng sông Hồng là vùng lãnh thổ của 7 tỉnh và 2 thành phố tương đương cấp tỉnh đó là: Thái bình, Hà tây, Hải dương, Hưng yên, Nam định, Ninh bình, Hà nam và 2 thành phố Hà nội, Hải phòng tương đương cấp tỉnh.

- Đồng bằng sông Hồng là vùng đã hình thành một cơ cấu công nghiệp khá hoàn chỉnh với nhiều ngành kinh tế trọng điểm như : cơ khí, điện tử, chế biến nông, lâm, thủy sản. Mặt khác đây cũng là vùng trọng điểm về lương thực - thực phẩm, lớn thứ hai ở nước ta sau đồng bằng sông Cửu long.

- Hiện nay, Đồng bằng sông Hồng là vùng đang diễn ra chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa...

Một phần của tài liệu ôn thi đại học môn địa lý (Trang 67 - 68)