Các giải pháp tăng thunhập cho lao động phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn tại xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 92)

IV Công trình phúc lợ

1. Cơ cấu kinh tề theo giá

4.4.8 Các giải pháp tăng thunhập cho lao động phi nông nghiệp

Giải pháp về vốn

Với quy mô sản xuất nhỏ như hiện nay, vốn đầu tư sản xuất cho các ngành nghề không lớn nhưng việc đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm rất khó khăn. Để có vốn sản xuất kinh doanh thì người sản xuất phải dám mạnh dạn vay vốn, phải có phương án kinh doanh khả thi, có lãi đó là điều quan trong nhất. Như vậy, vốn đầu tư cho các ngành nghề có thể huy động từ các nguồn sau:

Thứ nhất, huy động vốn tự có của người lao động, theo thống kê hiện nay mức huy động vốn nhàn rối trong dân mới chỉ đạt 36%. ở

những làng, xã nghề tuy mức huy động cao hơn song ta có thể thấy rằng vẫn còn một lượng rất lớn vốn nhàn rỗi chưa được huy động ở nông thôn. Vấn đề ở đây là phải tạo được niền tin để thu hút nguồn vốn tồn đọng đó đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, có thể đi vay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ hỗ trợ của Nhà nước. Mở rộng hệ thống dịch vụ tín dụng cho khu vực nông thôn tổ chức các quỹ tín dụng chuyên doanh phục vụ phát triển TTCN nông thôn. Hàng năm xã nên có kế hoạch dành một phần vốn nhất định từ nguồn vốn đầu tư phát triển cho vay với lãi suất ưu đãi cho các cơ sở sản xuất TTCN trong các làng nghề mới khôi phục…Đơn giản hoá thủ tục cho vay vốn của các ngân hàng, các quỹ tín dụng hiện nay, các thủ tục cho vay vốn còn nhiều phiền hà tốn nhiều thời gian. Trong các làng nghề, nên phát triển hình thức cho vay qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương, thực tế cho thấy đây là mô hình cho vay có hiệu quả. Các ngân hàng thương mại và các quỹ đầu tư phát triển cần phải nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện cho các cơ sở, hộ gia đình làm nghề vay vốn để phát triển sản xuất trên cơ sở thẩm định hiệu quả của các dự án.

Giải pháp cuối cùng rất quan trọng là Nhà nước cần tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định mà trưóc hết là “hâm nóng lại nền kinh tế ” tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Ngoài việc tăng thêm vốn đầu tư của Ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, cần tranh thủ sự đầu tư giúp đỡ của các tổ chức quốc tế qua các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn.

Tiểu thủ công nghiệp

Duy trì và phát triển các nghề truyền thống, phát triển các nghề mới và hoàn thành quy hoạch cụm tiểu thủ công nghiệp. Chú trọng phát triển HTX dịch vụ Mây tre đan Bao La

Tập trung phát triển, nâng cao chất lượng các dịch vụ chủ yếu để nâng tỷ lệ đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế như: Dịch vụ nông nghiệp ( Làm đất, tủy lợi, dịch vụ bảo vệ thực vật…), dịch vụ vận tải, sửa chữa điện tử, các dịch vụ kinh doanh thương mại tổng hợp, kinh doanh vật liệu xây dựng…Trên cơ sở đó để từng bước chuyển dịch và phân công lao động xã hội trên địa bàn trong quá trình chuyên nghiệp hóa và bán chuyên nghiệp các hoạt động.

Duy trì phát huy các tiềm năng lợi thế và các nguồn lực của địa phương, tranh thủ sự quan tâm đầu tư của các cấp trên, của các tổ chức và các điều kiện của địa phương, tìm các giải pháp để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chú trọng phát triển các ngành nghề dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp đồng thời áp dụng các thành tựu mới về KH- KT và công nghệ sinh học nằm phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho nhân dân và tốc độ tăng trưởng của xã, đảm bảo phát triển xã hôi một cách bền vững.

Phát triển ngành nghề nông thôn

Muốn kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển theo hướng CNH- HĐH, ngoài đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp cần khai thác và đưa các ngành nghề phụ vào hoạt động sản xuất.

Trong những năm qua, ngành nghề của xã chưa phát triển, không thu được hiệu quả khả quan, lao động tham gia nghề phụ rất ít. Do vậy, trong những năm tới, chính quyền xã cần phát huy thế mạnh sẵn có phát triển nghề mây tre đan, nghề mộc... để tăng thu nhập cho người lao động cụ thể là:

- Xã cần tạo điều kiện thuận lợi cho các xưởng mộc tiếp tục hoạt động phát triển, xây thêm nhà xưởng, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra

- Để xưởng mộc hoạt động hiệu quả các chủ xưởng mộc phải luôn quan tâm tới chủng loại, chất lượng, mẫu mã sao cho phong phú, chất lượng cao, giá thành hạ, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Tạo điều kiện cho các HTX, các DNTN hoạt động có hiệu quả để giải quyết một khối lượng lao động lớn hằng năm cho xã.

Tiếp tục chỉ đạo HTX phát triển theo mô hình HTX kiểu mới dựa trên các điều kiện sẵn có và tốc độ phát triển hàng năm, đồng thời không ngừng đổi mới nội dung hoạt động theo hướng kinh doanh tổng hợp bao gồm các hoạt động: Chuyển giao tiến bộ KHKT, sản xuất giống, cung ứng vật tư và tìm kiếm thì trường để tiêu thụ, giải quyết đầu ra các sản phẩm của địa phương.

HTX nghề truyền thống tiếp tục tăng cường đầu tư máy móc trang thiết bị đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập.

Tăng cường cũng cố và hướng dẫn các HTX trên địa bàn hoạt động có hiệu quả theo đúng Điều lệ, Luật HTX. Tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mạnh dạn góp vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh đa dạng. Thực hiện quản lý Nhà nước đối với mọi thành phần kinh tế một cách bình đẳng, đúng pháp luật. Khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển các doanh nghiệp, nhằm tạo thêm nhiều dịch vụ giải quyết việc làm. Phấn đâu đến năm 2014 có thêm 02 doanh nghiệp tư nhân mới hoạt động có hiệu quả.

Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phấn đấu đến năm 2020 xã có khoảng 20 doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực, góp phần tạo thêm việc làm mới cho nhân dân.

Tận dụng tốt nguồn nhân lực và tài nguyên hiện có của xã để phát triển các ngành nghề dịch vụ khác nhau nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Về nguồn nhân lực: Hiện nay trên địa bàn xã có nguồn lao động dồi dào, diện tích canh tác trên đầu người cao là điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả. Các lao động trẻ có vốn kiến thức khá vững để tiến hành sản xuất, hầu hết họ đều có bằng tốt nghiệp PTTH nhưng không vào tiếp đại học. Bên cạnh đó có nhiều lao động hoạt động lâu năm nên có kinh nghiệm trong sản xuất, có thể truyền nghề cho một số lao động trẻ mới vào nghề.

Về nguyên liệu: làng nghề mây tre đan hoạt động có hiệu quả một phần là do nguồn nguyên liệu cung cấp được lấy từ trong xã không phải di mua từ bên ngoài nên tiết kiệm được chi phí tăng hiệu quả cho việc sản xuất những sản phẩm truyền thống. Tuy nhiên, một số sản phẩm làm ra vân không tiêu thụ được do thiếu yếu tố đầu ra vì vậy chính quyền xã nên giải quyết vấn đề đầu ra cho nhân dân để họ yên tâm sản xuất.

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn tại xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 92)