2.2.2.1 Thực trạng thu nhập lao động nông thôn Việt Nam
Thiếu việc làm là đặc trưng phổ biến của lao động nông thôn. Khu vực nông thôn chiếm gần 70% lao động của cả nước, trong đó có khoảng 30% lao động thường xuyên thiếu việc làm do sản xuất mang tính thời vụ cao.
Do thiếu việc làm, năng suất lao động thấp nên thu nhập bình quân của nơng thơn khơng cao. Thu nhập bình qn lao động nơng thơn năm 2008 đạt 371,14 nghìn đồng/ tháng, trong khi đó thu nhập bình qn đầu
người ở thành thị là 742,9 nghìn đơng/ tháng. Vì vậy đời sống của đại bộ phận dân cư nông thôn hiện nay là rất thấp.
Những năm gần đây tình trạng nơng nhàn trở thành vấn đề nổi cộm vì đó là một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng di chuyển lao động nơng thơn mang tính thời vụ để tìm kiếm thêm việc làm và thu nhập. Đặc biệt trong tình trạng gia tăng tình trạng thiếu việc làm tồn ngành kinh tế thì vấn đề lao động nơng nhàn ở nơng thôn càng trở nên bức bách. Đó là nguồn bổ sung đáng lo ngại vào lực lượng lao động thiếu việc làm nói chung và làm tăng thêm dịng người di dân, di chuyển lao động từ vùng này sang vùng khác, từ nông thôn ra thành thị.
Người nông dân hiện vẫn làm các cơng việc mang tính chất thủ công và thời vụ. Đúng vụ sản xuất nơng nghiệp thì cơng việc của họ là thuần nơng, ngồi thời vụ kể trên phần lớn là họ chuyển sang các lao động phổ thông khác như gia công thêm một số mặt hàng thủ công truyền thống (đối với những vùng nơng thơn có làng nghề), bn bán nhỏ - tham gia lưu thông hàng hố từ nơng thơn ra thành thị (bán bn, bán lẻ các mặt hàng rau quả, lương thực, thực phẩm), tham gia vào các chợ lao động ở những thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với các nghề phổ biến như: chuyên chở vật liệu xây dựng, giúp việc gia đình, chăm người ốm ở bệnh viện, phụ việc ở các cơng trình xây dựng và bất kể các công việc khuân vác, tạp vụ nào mà họ được thuê mướn, hoặc cũng có một số tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động, nhưng chưa nhiều và mức độ đáp ứng các yêu cầu của thị trường này chưa cao... Do tính chất cơng việc phổ thơng, mang tính sự vụ nên thu nhập của họ không cao và không ổn định. Thực tế này tạo nên sự thiếu bền vững và tiềm ẩn những bất ổn về việc làm đối với lực lượng lao động nông thôn nói chung, nơng dân nói riêng.
Trình độ văn hố khoa học kỹ thuật thấp là một thực trạng đối với lao động nơng thơn nước ta. Nếu tính lớp học cao nhất bình qn cho một người thì bình quân cả nước là 7,4 cịn khu vực nơn thơn là 7,0 trong khi đó khu vực thành thị là 8,9. Như vậy, trình độ văn hố của lao động khu vực thành thị cao hơn rất nhiều so với lao động nông thôn. Về tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, bình quân cả nước là 12,4% trong khi đó đối với lao động nơng thơn tỷ lệ này là 6,8%. Điều đó là một khó khăn rất lớn đối với phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Chất lượng lao động nông thôn thấp dẫn đến thu nhập của người lao động thấp.Vì vậy, để phát triển kinh tế nơng thơn, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, việc đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho lao động nơng thơn là một yêu cầu cấp thiết. (Bộ lao động - Thương binh và xã hội, Thực trạng lao động - việc làm ở
Việt Nam, NXB Thống kê, HN 2000).
Cơ cấu kinh tế lạc hậu, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là yếu tố quan trọng đánh giá trình độ phát triển kinh tế nông thôn.Theo tổng cục thống kê năm 2012, trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm 71,3%, trong khi đó chăn ni chỉ chiếm 26,8% và đặc biệt dịch vụ nơng nghiệp chỉ chiếm 1,9%. Đó là cơ cấu rất mất cân đối, chứng tỏ trình độ sản xuất nơng nghiệp nước ta rất thấp.
Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp), tỷ lệ của trồng trọt và chăn nuôi là 75,27%, thuỷ sản 19,29%, lâm nghiệp chỉ chiếm 5,44% trong khi 3/4 diện tích nước ta là đồi núi. Trong cơ cấu kinh tế nơng thơn thì giá trị sản xuất cũng như lao động của các ngành phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ. Cơ cấu kinh tế lạc hậu như vậy không thể khai thác hợp lý các nguồn lực, các tiềm năng sẵn có cho phát triển kinh tế, vì vậy thu nhập thấp trong nông thôn hiện nay là tất yếu . Theo niên giám thống kê 2012, tỷ suất sử dụng thời gian lao động của lao động nơng thơn tính
chung cả nước là 81,79%, cao nhất là vùng Đông Nam Bộ 83,46%, thấp nhất là vùng Bắc trung Bộ 77,91%. Do đó, để tăng thu nhập cho lao động nơng thơn cần phải có những giải pháp để nâng cao tỷ suất sử dụng lao động cho lao động nông thôn.
Thành tựu nổi bật những năm đổi mới là đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương thực thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Những sản phẩm hàng hóa về cây cơng nghiệp, cây ăn quả có nhiều khởi sắc. Thu nhập của lao động và dân cư nông thôn tăng lên nhưng so với thành thị lại cịn rất thấp. Thu nhập của dân cư nơng thơn thấp hơn thành thị cũng là một thực tế khách quan trong quá trình đẫy nhanh CNH và HĐH ở nước ta hiện nay. Lao động nông nghiệp chiếm 55% tổng nguồn lao động xã hội chỉ tạo ra hơn 20% thu nhập quốc dân, trong khi 45% lực lượng lao động còn lại tạo ra gần 80% thu nhập quốc dân. Điều đó chứng tỏ năng suất của lao động nông nghiệp rất thấp, dẫn đến thu nhập của lao động nông nghiệp cũng thấp. Theo số liệu thống kê , thu nhập bình quân đầu người một tháng của thành thị và nơng thơn tăng lên,trong đó thu nhập bình quân đầu người một tháng của dân cư thành thị cao gấp 1,99 lần so với dân cư nông thôn (năm 2010). Mặc dù sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị trong thời kỳ cơng nghiệp hố và hiện đại hoá là tất yếu khách quan, nhưng nhà nước cần có những chính sách phát triển nơng thơn làm cho khoảng cách này không quá lớn để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và ổn định về mặt xã hội.
2.2.2.2 Kinh nghiệm về nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn ở Việt Nam
Nâng cao thu nhập cho lao động phải gắn liền với vấn đề tạo thêm việc làm mới cho lao động. Trên cơ sở đó, tơi đưa ra một số kinh nghiệm sau:
Điều đó được thể hiện ở nhiều chính sách như chính sách đất đai, chính sách tín dụng nơng thơn, chính sách phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố và đa dạng hố sản phẩm nơng nghiệp, chính sách khuyến khích đầu tư vào nơng nghiệp và nơng thơn…
- Chính sách đất đai: Người nơng dân gắn với đất đai. Khơng có điều đó thì nơng nghiệp khơng thể phát triển. Kể từ khoán 100, khoán 10 cho đến luật đất đai năm 2003, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện được điều đó. Đất đai trở thành nguồn sinh lợi chủ yếu của nơng dân. Họ có quyền tự chủ cao hơn với đất đai. Điều đó làm cho nguồn vốn, kỹ thuật và lực lượng lao động ở nơng thơn được giải phóng. Việc làm trong nơng thơn được tạo ra nhiều hơn, thu nhập của nông dân được nâng cao. Hiện nay, để nông nghiệp phát triển cao hơn cần dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất tạo điều kiện phát triển mạnh kinh tế trang trại. Trên phạm vi cả nước, xu hướng này đang được khuyến khích phát triển mạnh mẽ.
- Chính sách tín dụng nơng thơn. Vốn là u cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất nói chung và nơng nghiệp nơng thơn nói riêng. Đặc biệt nơng dân nước ta còn nghèo nên yêu cầu về vốn càng gay gắt. Từ thực tế đó, nhà nước đã chỉ đạo hình thành mạng lưới tín dụng cho nơng dân rộng khắp trên cả nước nhằm cung cấp vốn kịp thời cho nông dân. Hiện nay, một cơ sở kinh doanh được vay tối đa 500 triệu đồng, hộ gia đình được vay tới 20 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh và tạo việc làm.
Ngồi ra cịn có nhiều hình thức huy động vốn giúp người nghèo, đặc biệt là chương trình Nối vịng tay lớn hàng năm huy động được hàng chục tỷ đồng. Việc cung cấp vốn kịp thời cho nơng dân đã góp phần đẩy mạnh sản xuất, tạo việc làm và xố đói giảm nghèo. Hiện nay, chuẩn nghèo mới tính từ 2011 đã nâng cao hơn mức cũ nhều nhưng tỷ lệ nghèo ở nước ta ở mức 14,2% là một thành tựu lớn.
- Phát triển nông nghiệp hàng hoá, đa dạng hố sản phẩm nơng nghiệp và nông thôn: Thực chất của chính sách này là thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông hôn và trang trại, phát triển các ngành phi nông nghiệp trong nông thôn.
Cùng với sự giúp đỡ của nhà nước, những năm qua kinh tế hộ và trang trại ngày càng phát triển, nhiều loại cây trồng và con gia súc mới được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khoa học công nghệ được áp dụng làm cho năng suất cây trồng và vật nuôi ngày càng cao. Trong khi đó các ngành phi nơng nghiệp cũng phát triển mạnh đã giải quyết quan trọng vấn đề việc làm và thu nhập của nông dân.
- Chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Trong những năm qua nước ta đã đưa hàng chục vạn lao động đi làm việc ở nước ngồi. Chương trình này có ý nghĩa to lớn trong giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động. Giải quyết được nhu cầu việc làm cho lao động, ngoài ra hàng năm người lao động ở nước ngồi cịn gửi một lượng ngoại tệ khá lớn về nước. Điều đó góp phần quan trọng xố đói giảm nghèo và tạo việc làm mới trong nước. Về lâu dài hơn, chương trình cũng tạo ra một đội ngũ cơng nhân lành nghề do học được kỹ thuật và kinh nghiệm từ các nước mà họ đến làm việc.
Phần III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU