Đường lối chính sách phát triển kinh – xã hộ

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn tại xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 51 - 52)

IV Cơng trình phúc lợ

3.1.3.3 Đường lối chính sách phát triển kinh – xã hộ

Trong những năm qua, chính quyền xã đã thực hiện nhiều đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra nhằm phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân ở trong xã. Cụ thể, gồm những chính sách như: chính sách dồn điền đổi thửa, chính sách tín dụng nơng thơn, chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đào tạo nghề cho lao động ở nơng thơn, chính sách phát triển làng nghề... - Đối với lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp:

+ Chính sách dồn điền đổi thửa: Việc dồn điền đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành trồng trọt. Nhờ chính sách này mà sản lượng của ngành trồng trọt không ngừng tăng, hệ thống cây trồng đa dạng góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.

+ Tạo thêm nhiều làng nghề mới như: mây tre đan, thủ công mỹ nghệ. Thực hiện xen canh tăng vụ nhằm giảm bớt tỷ lệ thiếu việc làm ở nơng thơn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

+ Chính sách tín dụng nơng thơn: Đơn giản hoá các thủ tục vay vốn để nông dân dễ tiếp cận với ngồn vốn tín dụng, hỗ trợ vốn cho nơng dân phát triển sản xuất và tạo việc làm.

+ Chương trình đưa nguời lao động đi làm việc ở nước ngoài: Xã đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho người lao động xuất khẩu cũng như giới thiệu lao động đến làm việc ở các khu công nghiệp trong nước.

+ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, lao động nông thôn nước ta chiếm phần lớn lưc lượng lao động xã hội trong khi tỷ lệ được đào tạo nghề là rất thấp. Nhận thấy được tầm quan trọng đó, xã cũng đã dành đến một nguồn vốn cho đào tạo lao động nông thôn, năm 2013 đưa ra kế hoạch sẽ đào tạo nghề cho 1948 lao động, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 43%.

+ Chính sách phát triển làng nghề: Từ lâu xã nổi tiếng với nghề mây tre đan tạo ra nguồn thu nhập lớn cho người dân trong xã và ngân sách địa phương. Để hỗ trợ các làng nghề phát triển, xã đã thực hiện quy hoạch các cụm làng nghề nhằm giải quyết khó khăn về mặt bằng phát triển, giảm ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Bên cạnh đó xã cịn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào làng nghề làm cho làng nghề có khả năng phát triển nhanh và bền vững hơn.

Ngoài ra các chính sách như khuyến cơng, khuyến nơng, khuyến ngư nhằm chuyển giao kỹ thuật trực tiếp đến người lao động ngay trên địa bàn sản xuất của xã cũng được chú trọng đẩy mạnh.

- Đối với lao động phi nơng nghiệp: Do q trình cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa của xã cịn diễn ra chậm vì vậy tỷ lệ lao động trong hoạt động phi nơng nghiệp cịn thấp. Để nâng cao thu nhập cho bộ phận lao động này, ta cần thực hiện một số giải pháp như: Đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động, huy động nguồn vốn để phát triển các cơ sở sản xuất.

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn tại xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w