Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu đề tà

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn tại xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 54)

IV Công trình phúc lợ

3.2.5Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu đề tà

- Các chỉ tiêu phản ánh nguồn lực đất đai +Đất nông nghiệp/hộ nông nghiệp

+Đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp +Đất canh tác/hộ nông nghiệp

+Đất canh tác/lao động nông nghiệp -Các chỉ tiêu về nhân khẩu, lao động trong hộ

+Trình độ học vấn của chủ hộ +Số nhân khẩu/hộ

+Số lao động/hộ

+Lao động nông nghiệp/hộ

- Các chỉ tiêu biểu hiện về mặt chất lượng của từng lao động trong hộ( sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kĩ thuật

- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển các ngành kinh tế + Diện tích gieo trồng

+ Năng suất cây trồng + Năng suất vật nuôi

+ Sản lượng cây trồng vật nuôi + Giá trị sản xuất(GO)

+ Giá trị gia tăng (VA) + Chi phí trung gian (IC) + Thu nhập hỗn hợp(MI)

- Chỉ tiêu đánh giá thu nhập của lao động nông thôn

Thu nhập bình quân của một lao động nông thôn trong năm:

+ Thu nhập bình quân một lao động trong năm

Giá trị sản xuất trong năm – chi phí vật chất TNBQ =

Phần IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình thu nhập của lao động xã Cẩm Huy

Qua gần 30 năm đổi mới, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. Sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống của người dân không ngừng nâng cao, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiện trong thời gian qua đời sống của người nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập của người nông dân ngày càng đa dạng và có xu hướng tăng nhưng mức chênh lệch về thu nhập của lao động nông nghiệp so với lao động phi nông nghiệp thì ngày càng dãn rộng.

Ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò là ngành thu hút lao động chính giữ tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành kinh tế. Người dân chủ yếu chuyên canh cây lúa, mỗi năm cấy 2 vụ lúa với năng suất tương đối và kết hợp với chăn nuôi.

Trong những năm gần đây, sự nhạy bén của người dân cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và sự đa dạng nhu cầu của thị trường đã thúc đẩy nhanh sự phát triển của ngành TTCN và nghề truyền thống trong xã, thu hút được một lượng lớn lao động trong xã vào làm việc. Người lao động giảm dần lao động trong nông nghiệp chuyển sang ngành tiểu thủ công nghiệp giải quyết được một lượng lớn việc làm cho người lao động tại địa phương. Từ đó, thu nhập cho người lao động trong xã cao hơn, ổn định hơn.

Mặt khác, ngành thương mại và dịch vụ, trong những năm gần đây có xu hướng mở rộng. Đã có nhiều người tham gia vào hoạt động, đồng thời một số hộ kinh doanh buôn bán trước đây đã mở rộng quy mô hoạt động không chỉ trong địa bàn xã mà còn ra các xã lân cận.

Thông qua nghiên cứu đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương trong những năm qua, ta thấy: Năm 2011 toàn xã có 4468 lao

động trong đó có 3512 lao động nông nghiệp (chiếm 78,6% tổng số lao động) và 956 lao động kiêm ngành nghề dịch vụ (chiếm 21,4% tổng số lao động) thì đến năm 2013 tổng số lao động tăng lên đến 4530 lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 3525 lao động (chiếm 77,8% tổng lao động) và lao động kiêm ngành nghề dịch vụ là 1005 lao động (chiếm 22,2% tổng lao động). Lao động nông nghiệp tăng lên về số lượng qua 3 năm nhưng lại giảm về cơ cấu, điều đó cho thấy một bộ phận lao động nông nghiệp đã chuyển sang kinh doanh buôn bán và làm ngành nghề phụ. Nhờ có chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý, giảm bớt lao động trong nông nghiệp sang các ngành nghề khác cho nên thu nhập của nguời lao động trong xã đang dần nâng lên rõ rệt.

Bảng 4.1 Lao động của xã Cẩm Huy giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh (%) 12/11 13/12 BQ III Tổng số lao động LĐ 4468 4495 4530 100,60 100,78 100,69 1. Lao động nông nghịêp LĐ 3512 3520 3525 100,23 100,14 100,18 2. Lao động CN-XDCB LĐ 411 423 439 102,92 103,78 103,35 3. Lao động dịch vụ LĐ 545 552 566 101,28 102,54 101,91

(Nguồn: Ban thống kê xã)

Tuy nhiên còn có sự chênh lệch thu nhập của lao động giữa các ngành nghề. Thu nhập lao động trong ngành CN-TTCN, XDCB và TM- DV luôn cao hơn so với ngành nông nghiệp. Lao động trong nông nghiệp có thời gian làm việc trong năm ít do họ chỉ làm việc vào lúc chính vụ và họ không thể tạo thêm việc làm vào thời gian còn lại trong năm nên thu nhập thường ít hơn 2 nhóm kia và không ổn định do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Lúc điều kiện tự nhiên không thuận lợi , gia đình thường rơi vào hoàn cảnh khó khăn, không thu hoạch đúng vụ, không có vốn đầu tư cho các vụ tiếp theo.Lao động trong CN-TTCN, xây dựng là những lao động biết tạo việc làm lúc nhàn rỗi. Họ sử dụng quỹ thời gian của mình trong năm một cách có hiệu quả, không lãng phí nhằm

tạo thêm thu nhập cho bản thân và cho gia đình. Một số ngành nghề mà lao động tham gia như: buôn bán nhỏ, thợ xây, may vá, chằm nón, đan lát... Lao động hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề- dịch vụ thường làm việc quanh năm, có công việc tốt và có thu nhập ổn định.

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn tại xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 54)