IV Cơng trình phúc lợ
4.2.1 Thunhập lao động trong các nhóm hộ điều tra
Thu nhập của lao động là yếu tố quan trọng để đánh giá đời sống của người dân. Thu nhập của lao động nơng thơn có được từ nhiều nguồn khác nhau như thu nhập từ các ngành nghề như nông nghiệp, CN-TTCN, XDCB , TMDV và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Để hiểu rõ hơn tình hình thu nhập của lao động xã Cẩm Huy, tôi đã tiến hành khảo sát điều tra 60 hộ gia đình, với tổng số lao động tương đương là 176 lao động (năm 2013) thuộc 3 thôn đã chọn trong số 7 thôn của xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên. Tình hình phân bổ lao động và thu nhập lao động của các nhóm hộ điều tra được thể hiện ở bảng 4.2, bảng 4.3.
Qua bảng 4.2 ta thấy, lao động nông nghiệp so với các ngành nghề khác luôn chiếm tỷ lệ rất cao với 72,2 % so với tổng số lao động điều tra. Từ đó cho chúng ta thấy rằng ngành nơng nghiệp vẫn đóng vai trị là ngành thu hút lao động chính giữ tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây ngành CN-TTCN, TMDV và XDCB cũng đang được phát triển mạnh mẽ. Do vậy, nguồn lao động của các hộ cũng đã được phân bổ hợp lý hơn, cụ thể như sau: ng nh CN-TTCN à tính chung đối với các hộ điều tra là 10,2%, ngành XDCB là 6,3% và ngành TMDV chiếm 11,3%.
Bảng 4.2: Tình hình phân bổ lao động cho các ngành theo ngành nghề chính của hộ điều tra năm 2013
Chỉ tiêu Hộ thuần nông Hộ nông kiêm Hộ chuyên BQ chung SL (người) CC(%) SL (người) CC(%) SL (người) CC(%) SL (người) CC(%) 1.Tổng số lao động 101 100 51 100 24 100 176 100 Nông nghiệp 101 100 26 51 0 0 127 72,2 CN – TTCN 0 12 23,5 6 25 18 10,2 XDCB 0 5 9,8 6 25 11 6,3 TM – DV 0 8 15,7 12 50 20 11,3
Như vây, tiềm năng về lao động của xã vẫn chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả, tình trạng lao động thất nghiệp và thiếu việc làm vào thời điểm nông nhàn sẽ nhiều hơn, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập và đời sống của người dân và ảnh hưởng gián tiếp tới quá trình phát triển kinh tế - xã hộ của địa phương.
Số người lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhưng thu nhập từ ngành nông nghiệp mang lại hiệu quả chưa cao, thấp nhất trong tất cả các ngành với 9054,1 nghìn đồng/lao động/năm, trong khi đó ngành TM-DV đem lại cho người lao động 28472,3 nghìn đồng/năm nhưng số người hoạt động trong lĩnh vực này còn thấp.
Qua bảng 4.3 chúng ta thấy: Xét riêng cho từng nhóm hộ thì có sự chênh lệch rất lớn về mức thu nhập. Đối với hộ thuần nông hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng lao động rất thấp chỉ đạt 9054,1 nghìn đồng/lao động/năm. Người lao động trong hộ chỉ tập trung vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu là độc canh cây lúa, tự cung tự cấp cho nhu cầu sử dụng lương thực thực phẩm. Các ngành CN-TTCN, XDCB, TMDV thì nhóm hộ này chưa phát triển bởi: trình độ văn hóa, trình độ chun mơn kỹ thuật của họ còn hạn chế, mặt khác về điều kiện kinh tế của các hộ còn kém, chưa đủ để có thể đầu tư phát triển các ngành nhề dịch vụ. Do vậy lao động trong nhóm hộ này phân bổ chưa hợp lý, thu nhập mang lại thấp.
Mặc dù thời gian làm việc tương đương nhau nhưng trong ngành nơng nghiệp nhóm hộ nơng kiêm có mức thu nhập cao hơn hộ thuần nông. Nhưng so với các ngành nghề, dịch vụ khác như XDCB, CN-TTCN và TM-DV thì thấp hơn rất nhiều chỉ đạt 12265 nghìn đồng/lao động/năm. Trong khi đó ngành CN-TTCN có mức thu nhập cao nhất với 22473,2 nghìn đồng/lao động/năm, ngành TM-DV đứng thứ 2 về thu nhập với 20367 nghìn đồng/lao động/năm, ngành XDCB đang vươn lên mạnh mẽ và đóng góp lớn vào tổng thu nhập bình qn của người lao động trong
năm với 18374,9 nghìn đồng/lao động/năm. Ở nhóm hộ này lao động được phân bổ hợp lý hơn, người lao động vừa biết kết hợp cả làm nông nghiệp vừa phân phối lao động làm trong các ngành nghề CN-TTCN, kết hợp cả bn bán chính vì vậy lao động phân bổ tương đối đồng đều so với loại hộ thuần nông, tăng thu nhập cho người lao động. Thu nhập bình qn lao động trong năm ở nhóm hộ này là 15815,4 nghìn đồng, đây là mức thu nhập tương đối ổn định có thể trang trải được cuộc sống hàng ngày của họ.
Với hộ chuyên ta thấy thu nhập của người lao động cao hơn hẳn so với hộ thuần nông và hộ nơng kiêm. Với ngành nơng nghiệp thì hầu như nhóm hộ này khơng tham gia phát triển mà chủ yếu tập trung vào các ngành CN-TTCN, XDCB và TM-DV. Cụ thể, ngành TM-DV có mức thu nhập cao nhất với 36577,5 nghìn đồng/lao động/năm, sau đó là ngành CN- TTCN với 23678,3 nghìn đồng/lao động/năm. Thu nhập bình quân lao động trong năm ở nhóm hộ này là 29167,2 nghìn đồng, đây là mức thu nhập cao và ổn định, chứng tỏ hiệu quả kinh tế thu được từ ngành này rất khả quan và có nhiều triển vọng cho phát triển kinh tế hộ gia đình. Vì vậy địi hỏi các cấp lãnh đạo của xã cần xem xét đề ra các giải pháp tích cực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các nhóm hộ hoạt động trong lĩnh vực này qua đó giảm bớt gánh nặng cho ngành nông nghiệp và phân bổ hợp lý hơn lực lượng lao động của địa phương.
Bảng 4.3: Thu nhậplao động của các nhóm hộ phân theo ngành nghề chính năm 2013
Chỉ tiêu
Hộ thuần nơng Hộ nơng kiêm Hộ chuyên BQ chung
TN(1000đ) (1000đ) CC(%) TN (1000đ) CC(%) TN (1000đ) CC(%) TN (1000đ) CC(%) 1. Thu nhập BQ/lđ/năm 9054,1 100 15815,4 100 29167,2 100 20328,2 100 Nông nghiệp 9054,1 100 12265 16,7 0,0 0,0 10659,6 13,1 CN – TTCN 0,0 22473,2 30.6 23678,3 29,6 23075,8 28,4 XDCB 0,0 18374,9 25,0 19835,4 24,8 19105,2 23,5 TM – DV 0,0 20367 27,7 36577,5 45,6 28472,3 35,0
Tóm lại qua phân tích các nhóm hộ điều tra chúng ta thấy rằng: Thu nhập lao động ở các nhóm hộ điều tra là khác nhau, đồng thời các nhóm hộ có thu nhập lao động từ các ngành ngề là khác nhau và khơng đồng đều. Nhóm hộ có thu nhập lao động cao nhất là nhóm hộ chun, thu nhập bình qn lao động trong một năm ở nhóm ngành này là 26167,2 nghìn đồng, chủ yếu là thu nhập từ lao động trong ngành TM-DV. Những hộ thuần nông chỉ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nên thu nhập của người lao động trong nhóm hộ này thấp, bình qn 1 lao động chỉ đạt 9054,1 nghìn đồng/năm. Mặt khác, ở các hộ kiêm là những hộ biết kết hợp đa dạng các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh do đó thu nhập của người lao động trong nhóm này tương đối đa dạng và cũng tương đối cao bình quân một năm thu 15815,4 nghìn đồng/lao động/năm.
Cẩm Huy là một xã thuần nơng do đó đối với lao động nơng nghiệp khơng chỉ sử dụng đầy đủ mà còn phải nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập cho người dân nhằm cải thiện mức sống dân cư, làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp. Việc chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang CN-XD- TM-DV là việc làm đúng đắn góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động nông thôn.
4.2.1.1 Thu nhập của lao động nông nghiệp
Thu nhập của lao động nông nghiệp thấp nhất trong ba ngành kinh tế quốc dân, trung bình mỗi lao động thu 9054,1 nghìn đồng/năm. Đây là mức thu nhập thấp so với mức chung của toàn tỉnh Hà Tĩnh: Thu nhập của lao động nơng nghiệp của tỉnh năm 2013 là 10126,5 nghìn đồng/lao động/năm. Mức thu nhập của lao động nông nghiệp ở xã Cẩm Huy xếp thứ 17 trên tổng số 27 xã của huyện Cẩm Xuyên. Tuy thu nhập của lao động nơng nghiệp có tăng lên qua các năm nhưng lượng tăng không đáng kể so với ngành CN và DV, bình quân mỗi năm tăng 1,11%.
Nếu phân thu nhập của lao động nơng nghiệp theo nhóm hộ thì ta thấy trong thời gian qua mức thu nhập này có xu hướng tăng và có sự chênh lệch giữa hộ thuần nơng và hộ kiêm nơng. Điều đó được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.4 Thu nhập của LĐNN phân theo nhóm hộ năm 2013
Chỉ tiêu
BQC Hộ thuần nông Hộ kiêm
TN (1000đ) CC (%) TN (1000đ) CC (%) TN (1000đ) CC (%) Lao động NN 127 72,2 101 100 26 51 TNBQ/lđ/năm 10659,6 100 9054,1 100 12265 100 1. Trồng trọt 7888,1 74 6881,1 76 9198,8 75 2. Chăn nuôi 2558,3 24 2173,0 24 2698,2 22 3. Dịch vụ NN 213,2 2 0 0 368,0 3
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng số liệu ta thấy:Hộ thuần nông với 100% người lao động thu nhập từ hoạt động nông nghiệp với mức thu nhập bình quân 9054,1 nghìn đồng/LĐ/năm. Đối với nhóm hộ kiêm có 26 người tham gia lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp tương ứng với 12265 nghìn đồng/LĐ/ năm, người lao động ở nhóm hộ kiêm hoạt động có hiệu quả hơn ở nhóm hộ thuần nơng.
Về cơ cấu, hầu hết thu nhập chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi, dịch vụ trong nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ. Theo số liệu điều tra năm 2013, nguồn thu từ hoạt động chăn nuôi chiếm 74% tổng thu nhập của lao động nông nghiệp. Người dân trong xã trồng một số loại cây trồng truyền thống như lúa, lạc, khoai, ngơ, vừng...trong đó nguồn thu nhập chủ yếu từ cây lúa. Trong ngành trồng trọt thì cây lúa mang lại giá trị cao nhất cho người dân lao động, chiếm 78,1% tổng thu nhập trồng trọt, chiếm khoảng 65% thu nhập của ngành nông nghiệp (năm 2013). Trong năm qua các hộ điều tra nói riêng và tình hình sản xuất lúa của tồn xã Cẩm Huy nói chung có xu hướng tăng. Do đó, mà thu nhập của lao động trong nhóm ngành này cũng tăng theo. Tuy nhiên, hoạt động
sản xuất nơng nghiệp của xã cịn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đặc biệt điều kiện tự nhiên của xã không mấy thuận lợi cho ngành trồng trọt phát triển vì vậy sự thay đổi này diễn ra cịn chậm, sản xuất nhìn chung cịn mang tính manh mún, nhỏ lẻ chưa quy hoạch được những vùng sản xuất tập trung do đó chưa phát huy hết tiềm năng đất đai của vùng. Mặt khác, trong vụ mùa, dịch bệnh rầy nâu và sâu cuốn lá đã làm giảm năng suất cây lúa.
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu thu nhập của lao động từ ngành nông nghiệp năm 2013
Nguồn: Số liệu điều tra
Ngồi thu nhập từ cây lúa, thì lao động của xã cịn trồng một số loại cây trồng khác và chăn nuôi các loại gia súc gia cầm. Các loại cây trồng khác gồm có: Ngơ, khoai, sắn, đậu, lạc...Qua điều tra cho thấy, khơng có sự chun mơn hóa trong sản xuất rau màu. Ngồi cung cấp giá trị thực phẩm, cải thiện bữa ăn cho người dân thì các loại cây trồng này đã đóng góp một khoản vào mức thu nhập cho người lao động nông thôn của xã, chiếm 17 % thu nhập từ ngành trồng trọt, chiếm 5% tổng thu nhập của lao động nơng nghiệp. Ngồi ra còn trồng thêm một số cây ăn quả như ổi, táo nhãn, vãi...Tuy nhiên, phần lớn các hộ trồng với quy mơ diện tích nhỏ và chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng gia đình, mang lại mức thu nhập thấp cho người lao động chỉ chiếm 4,9% trong ngành trồng trọt nói riêng và 2% trong ngành nơng nghiệp nói chung.
Khoản thu từ hoạt động chăn ni trong thời gian qua đã đóng góp một khoản thu khá lớn cho lao động nông nghiệp của xã. Theo số liệu điều tra năm 2013, nguồn thu từ hoạt động chăn nuôi chiếm 26% tổng thu nhập của lao động nơng nghiệp. Trong q trình chăn ni, các hộ sử dụng một phần thức ăn công nghiệp, một phần tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt, thức ăn dư thừa hàng ngày và các sản phẩm từ ngành nghề phụ như: bã rượu, bã đậu...Trong thời
gian qua nguồn thu từ hoạt động sản xuất này có xu hướng tăng do các hộ gia đình đã mở rộng chăn ni, nhu cầu của thị trường ngày càng tăng, đầu tư khoa học kỹ thuật đặc biệt đầu tư nhiều cho khâu chọn giống, vệ sinh chuồng trại và bổ sung lượng chăn nuôi tốt nên thời gian chăn nuôi thường được rút ngắn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. ...Tuy nhiên, mức độ đóng góp của hoạt động này vào thu nhập của lao động nơng nghiệp chưa thật lớn, điều đó phản ánh tình trạng kinh tế nơng nghiệp của xã chưa phát triển. Và đó cũng là một trong những lý do làm cho thu nhập lao động nông nghiệp chưa cao. Tuy vậy, vẫn phải khẳng định rằng ngành chăn ni đang là ngành có nhiều đóng góp đáng kể cho thu nhập của người dân trong xã. Trong thời gian tới, địa phương cần quan tâm hơn nữa phát triển ngành chăn nuôi nhằm nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân lao động.
Bên cạnh đó thì khoản thu từ hoạt động dịch vụ nơng nghiệp cũng là một trong những nguồn thu của lao động nông nghiệp của xã. Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ nông nghiệp của xã chưa phát triển nên chỉ chiếm 2% tổng thu nhập.
Nếu phân thu nhập của lao động nông nghiệp theo quy mơ sản xuất thì ta có ba mức độ: Quy mơ lớn, quy mơ trung bình, quy mơ nhỏ được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.5: Thu nhập LĐ nông nghiệp xã Cẩm Huy phân theo quy mô sản xuất năm 2013
Quy mô Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ BQC
Thu nhập (1000đ) 14028 11035 6915,8 10659,6
Cơ cấu (%) 43,9 34,5 21,6 100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu thu nhập của LĐ xã Cẩm Huy phân theo quy mô sx năm 2013
Nguồn: Số liệu điều tra
Qua bảng số liệu ta thấy, lao động nông nghiệp với quy mô lớn mang lại thu nhập cao cho người lao động với 14028 nghìn đồng/lđ/năm, gấp khoảng 2 lần so với mức thu nhập của lao động nông nghiệp phân theo quy mô nhỏ. Lao động nông nghiệp với quy mô vừa và nhỏ mang lại thu nhập thấp hơn, với 11035 nghìn đồng/lđ/năm với quy mơ vừa và 6915,8 nghìn đồng/lđ/năm. Với quy mơ sản xuất lớn, nguời lao động có thể trồng được nhiều loại cây trồng trồng hơn, mở rộng quy mô chăn nuôi và đặc biệt biết kết hợp với kỹ thuật sẽ mang lại mức thu nhấp khá cao cho người lao động. Tuy nhiên, ở nông thôn hiện nay quy mô cho sản xuất nông nghiệp đang ngày càng thu hẹp do thu nhập từ hoạt động nơng nghiệp mang lại hiệu quả khơng cao.
Nhìn chung, mức thu nhập của lao động nông nghiệp xã Cẩm Huy đang ở mức thấp so với các xã khác của huyện, và mức chung của tỉnh. Sở dĩ như vậy vì ngành nơng nghiệp của xã đang cịn những có những hạn chế như: chưa tập trung vốn đầu tư vào các cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, chăn ni nhỏ lẻ chưa có trang trại lớn để có thể tạo thu nhập cao. Lao động trong nơng nghiệp với trình độ sản xuất thấp, họ ni trồng theo kinh nghiệm bấy lâu mà họ có chứ không được tập huấn về cách nuôi trồng như thế nào để đạt kết quả cao, chưa có sự đầu tư vào khoa học cơng nghệ, người lao động được đào tạo thấp, kỹ thuật trồng và chăm sóc của nguời lao động kém, thường có xu hướng chọn những giống dễ chăm sóc và đầu tư ít dẫn đến năng suất cây trồng và vật nuôi thấp, làm cho thu nhập của nguời lao động trong nơng nghiệp vẫn cịn thấp. Mặt khác, lao động trong nơng nghiệp có thời gian làm việc trong năm ít do họ chỉ làm việc vào lúc chính vụ và họ khơng thể tạo thêm việc làm vào thời gian còn lại trong năm, chưa tận dụng được hết thời gian lao động trong năm, chưa tận dụng được hết quỹ đất nên thu nhập thường ít hơn 3 nhóm kia và khơng ổn
định do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Lúc điều kiện tự nhiên không thuận lợi gia đình thường rơi vào hồn cảnh khó khăn, khơng thu hoạch đúng vụ, khơng có vốn đầu tư cho các vụ tiếp theo.