Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 102 - 110)

- Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, thành phẩm được tạo ra

MĂNG BỈM SƠN

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn

giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn

Kiến nghị 1: Về việc hoàn thiện hệ thống mã vật tư

Khi Công ty áp dụng phần mềm Fasts Acouting vào công tác kế toán, Công ty có thay đổi hệ thống mã hoá về vật tư, tài sản… Tuy nhiên do việc mã hoá chưa hoàn thành nên hiện nay Công ty sử dụng cả mã mới và mã cũ để theo dõi vật tư nhâp - xuất - tồn. Công ty là một doanh nghiệp có quy mô lớn, gồm nhiều công đoạn sản xuất, khối lượng vật tư đầu vào rất lớn, Công ty đã thành lập nhiều kho, bãi để quản lý vật tư, chịu trách nhiệm quản lý các kho, bãi này được giao cho đơn vị Tổng kho. Như vậy, Tổng kho theo dõi vật tư về số lượng, phòng Kế toán theo dõi vật tư về mặt số lượng và giá trị, tuy nhiên hai hệ thống theo dõi này lại theo dõi vật tư trên hai mã vật tư khác nhau, kết quả là có sự chênh lệch nhau rõ rệt giữa sổ sách kế toán và sổ sách của Tổng kho, gây khó khăn cho việc đối chiếu, làm chậm tiến độ công việc và giảm hiệu quả của công tác quản lý của Công ty.

Trước việc sử dụng mã vật tư không thống nhất trong việc theo dõi vật tư của Công ty, chúng ta cần tiến hành xây dựng lại hệ thống mã hoá vật tư bằng cách bỏ đi các mã vật tư cũ, thay thế bằng toàn bộ các mã mới. Các mã vật tư mới được nhập vào phần mềm và lưu hành sử dụng trong toàn Công ty thông qua mạng nội bộ của Công ty, để Tổng kho có thể lấy các mã có sẵn này thực hiện theo dõi vật tư. Thực hiện được việc này Công ty sẽ quản lý vật tư chặt chẽ và tránh nhầm lẫn dẫn đến thất thoát cũng như lãng phí vật tư hơn. Đồng thời khi xây dựng được mã vật tư thống nhất cho toàn Công ty cũng là đảm bảo cho công tác quản lý điều hành sản xuất.

Kiến nghị 2: Về việc xác định giá trị nguyên vật liệu tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Đối với việc sản xuất sản phẩm, nguyên vật liệu được coi là nhân tố quyết định để tạo ra sản phẩm của các doanh nghiệp. Tại Công ty cổ phần Xi

vùng nguyên liệu gần nên tiết kiệm được chi phí vận chuyển, khai thác nguyên vật liệu. Tuy nhiên, hàng kỳ trong các Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản mục chi phí, vì vậy nếu muốn hạ giá thành sản phẩm ta cần tìm biện pháp làm giảm chi phí nguyên vật liệu sản xuất, nhưng đồng thời tránh không làm giảm chất lượng sản phẩm của Công ty.

Để xác định chi phí nguyên vật liệu ta sử dụng công thức: Cvl = Vx + Vm - Vt

Trong đó:

Cvl là chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trong kỳ

Vx, Vm là giá trị vật liệu xuất kho, giá trị vật tư mua ngoài dùng trực tiếp cho sản xuất không qua kho

Vt là giá trị nguyên vật liệu dùng không hết nhập lại kho, giá trị phế liệu thu hồi

Trên thực tế. do Công ty không hạch toán số nguyên vật liệu dùng không hết nên dẫn đến sự lãng phí nguyên vật liệu và ảnh hưởng đến giá thành trong kỳ. Để khắc phục tình trạng này Công ty nên quản lý việc tổ chức hạch toán chi phí nguyên vật liệu chặt chẽ hơn nữa, cần quy định thời gian để kế toán tại các phân xưởng xác định kịp thời số nguyên vật liệu nhâpj - xuất - tồn trong kỳ hạch toán, số nguyên vật liệu xuất dùng không hết và báo cáo số liệu lên Tổng kho, để Tổng kho lập báo cáo Nhập - Xuất - Tồn nguyên vật liệu gửi lên phòng kế toán. Số nguyên vật liệu dùng không hết ta có thể không nhập kho nhưng vẫn phải hạch toán như sau

Ta căn xứ vào Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, kế toán ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng bút toán đỏ (ghi âm)

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 152

Sang đầu kỳ sau, kế toán lại ghi tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng bút toán thường

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 152

Kiến nghị 3: Về việc xuất dùng công cụ dụng cụ nhỏ và phân bổ vào chi phí sản xuất

Đối với các loại công cụ dụng cụ nhỏ Công ty tiến hành phân bổ một lần vào giá thành trong kỳ là chưa hợp lý, vì các loại công cụ dụng cụ này có giá trị lớn nhỏ cũng như thời gian sử dụng ngắn dài khác nhau cho nên khi phân bổ để tính giá thành trong từng kỳ ta phải phân loại chúng ra theo thời gian sử dụng để phân bổ đồng thời đảm bảo sự ổn định về giá thành mỗi kỳ.

Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ Công ty có thể tiến hành hạch toán như sau:

Đối với những công cụ nhỏ giá trị không lớn và thời gian sử dụng dưới một năm, khi xuất dùng trong tháng công ty nên hạch toán qua tài khoản 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn, từ đó theo dõi và phân bổ dần.

Phương pháp hạch toán:

Khi xuất dùng công cụ dụng cụ ta ghi: Nợ TK 142

Có TK 153

Sau đó tuỳ vào số lần phân bổ công cụ dụng cụ trong kỳ để ta hạch toán vào tài khoản chi phí:

Nợ TK 627

Có TK 142

Ví dụ: Trong tháng 12/2007 xuất 1 Rơle nhiệt có giá trị 7.800.000 đ, thời gian sử dụng 1 năm cho phân xưởng lò nung

Khi xuất dùng ta định khoản: Nợ TK 142 7.800.000

Khi tiến hành phân bổ 2 lần trong kỳ ta phân bổ mỗi lần là 50% giá trị đã xuất là 3.900.000 đ:

Nợ TK 627 3.900.000

Có TK 142 3.900.000

Đối với các công cụ dụng cụ thời gian sử dụng trên 1 năm thì ta phân bổ qua TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn, để tiến hành theo dõi và phân bổ nhiều lần. Ta hạch toán như sau:

Khi xuất dùng công cụ dụng cụ: Nợ TK 242

Có TK 153

Khi phân bổ nhiều lần trong kỳ: Nợ TK 627

Có TK 242

Kiến nghị 4: Về việc tính và trích chi phí sửa chữa lớn vào giá thánh trong kỳ

Chi phí sửa chữa lớn chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là một nguyên nhân làm tăng giá thành sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp. Nguyên nhân làm chi phí này lớn chủ yếu là do thiết bị công nghệ của doanh nghiệp đã lạc hậu nhất là dây chuyền 1 do Liên Xô sản xuất, mặt khác hiện nay Công ty lại sử dụng những hai dây truyền công nghệ (phương pháp ướt ở dây truyền 1 và phương pháp khô ở dây truyền 2), với đặc điểm công nghệ sản xuất như vậy việc chi phí sửa chữa lớn hàng năm chiếm tỷ trọng cao là không thể tránh khỏi. Để giảm bớt chi phí này Công ty nên chuyển việc sản xuất từ hai dây truyền công nghệ về một dây chuyền công nghệ là theo phương pháp khô, phương pháp khô theo dây truyền 2 có nhiều ưu điểm hơn dây truyền 1 là công nghệ hiện đại và lại tốn ít nhiên liệu hơn nên chắc chắn sẽ giảm chi phí sửa chữa trong kỳ. Tuy nhiên, nếu Công ty không sử dụng dây chuyền 1 lúc này thì sản lượng sản phẩm xi măng sản xuất trong kỳ sẽ thiếu hụt so với kế hoạch sản xuất của Công ty, làm giảm lợi

nhuận của doanh nghiệp, vì vậy Công ty cần tập trung vào xây dựng dự án dây chuyền mới Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn (theo phương pháp khô) nâng công suất sản phẩm/năm, và khi đó mới dừng sản xuất tại dây chuyền 1 chuyển toàn bộ sản xuất là phương pháp khô hiện đại hơn.

Để đảm bảo cho công tác hạch toán chi phí sửa chữa lớn Công ty cần căn cứ vào tình hình thực tế sửa chữa lớn qua các năm để xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn hợp lý hơn, và trong quá trình thực hiện sửa chữa lớn cần giám sát, kiểm tra chặt chẽ, nhất là đối với sửa chữa lớn thuê ngoài. Chi phi sửa chữa lớn được trích trước để phân bổ dần vào chi phí sản xuất, khi hạch toán kế toán ghi:

Nợ TK 62742 – Chi phí sửa chữa lớn

Có TK 3353 – Trích trước chi phí sửa chữa lớn Khi phát sinh sửa chữa lớn ghi:

Nợ TK 24132 - Sửa chữa lớn thuê ngoài Có TK 331 - Phải trả người bán Đồng thời kết chuyển:

Nợ TK 3353 – Trích trước chi phí sửa chữa lớn Có TK 24132 - Sửa chữa thuê ngoài

Đến cuồi năm sau khi quyết toán chi phí sửa chữa phải có sự đối chiếu, điều chỉnh số thực tế và số đã trích theo kế hoạch để tránh tình trạng lãng phí hoặc kịp thời bổ sung mức trích thiếu.

Kiến nghị 5:Về công tác đánh gía sản phẩm dở dang

Theo như phần nhược điểm trên ta đã thấy rằng việc đánh giá sản phẩm dở dang của Công ty được thực hiện sau khi có giá thành bình quân, điều này có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của giá thành. Vì vậy công ty nên đánh giá SPDD trước khi tính giá thành trong kỳ, khi đó công thức tính là:

Giá thành

Mặc dù khoản mục CPNVLTT luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản mục chi phí nhưng nếu Công ty thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang theo đúng nội dung và bản chất của phương pháp đánh giá theo NVL trực tiếp thì lại cũng không phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. Đó là vì tỷ trọng của NVL trực tiếp trong giá thành chỉ chiếm khoảng 50 – 60%, mà chi phí NVL trực tiếp không bỏ vào hết một lần, sản phẩm dỏ dang đầu kỳ và cuối kỳ lại tương đối lớn.

Do đó Công ty có thể đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương.

Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của Công ty là chế biến liên tục, khối lượng sản phẩm dở dang ở các khâu trên dây chuyền sản xuất tương đối đông đều nhau, vì vậy, nếu Công ty áp dụng phương pháp này sẽ đảm bảo cho việc đánh giá sản phẩm dở dang được khoa học và hợp lý hơn. Các bước tiến hành của phương pháp như sau:

Căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và mức độ chế biến hoàn thành để quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang thành khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, sau đó lần lượt tính toán từng khoản mục chi phí trong sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:

Với những chi phí bỏ vào 1 lần, ngay từ đầu quy trình công nghệ thì tính cho 1 sản phẩm hoàn thành và 1 sản phẩm dở dang là như nhau.

Với những chi phí bỏ vào theo mức độ chế biến thì tính cho sản phẩm làm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

Công thức tính: dck dck ht dk ck xQ Q Q C D D ' ' + + = Với : Q'dck = Qdckxm%

Phương pháp đánh giá theo sản phẩm hoàn thành tương đương này tuy có nhược điểm là khối lượng tính toán nhiều, nhưng trong điều kiện Công ty áp dụng kế toán máy thì việc thực hiện sẽ dễ dang hơn. Công ty chỉ cần thiết lập lại các công thức trong máy, cập nhật các số liệu về khối lượng sản phẩm dở dang là máy tính sẽ tự động tính ra giá trị sản phẩm dở dang trong kỳ, phục vụ cho công tác tính giá thành của Công ty.

KẾT LUẬN

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí và giá thành là hai chỉ tiêu kinh tế có vị trí đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trước những thách thức của thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế thế giới cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm có vai trò quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Do vậy hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những nội dung quan trọng trong công tác kế toán, gắn liền với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh của doanh nghiệp.

Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn với bề dày trên 25 năm hình thành và phát triển cho đến nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, sản phẩm xi măng của Công ty vẫn luôn được dành được sự tin tưởng của người tiêu dùng, sản lượng sản xuất và tiêu thụ không ngừng tăng qua các năm, đảm bảo lợi nhuận hàng năm cho Công ty. Trong sự tăng trưởng chung đó, hiện nay công tác hạch toán kế toán tại Công ty mà cụ thể hơn nữa là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng có thể nói là đã đáp ứng được yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty. Để hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất cần phải phát huy tích cực những ưu điểm của mình và hạn chế, khắc phục các nhược điểm còn tồn tại để ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn, được sự giúp dỡ, chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn và các cô chú, anh chị trong Phòng Kế toán - Thống kê – Tài chính em đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Do trình độ còn hạn chế nên trong luận văn của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, sai sót nhất định, vì vậy em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các cô chú, anh chị trong Phòng Kế toán - Thống kê – Tài chính để Luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Th.s Dương Văn An cùng các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn của mình.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 102 - 110)