Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 53 - 59)

- Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, thành phẩm được tạo ra

2.3.3.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN

2.3.3.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Tài khoản sử dụng

Để theo dõi toàn bộ CPNVLTT phát sinh trong kỳ, Công ty sử dụng tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi tiết thành các tài khoản như sau:

TK 6211 – Chi phí NVL chính trực tiếp

TK 621111 – Chi phí NVL trực tiếp sản xuất đá vôi TK 621112 – Chi phí NVL trực tiếp sản xuất đất sét TK 621113 – Chi phí NVL trực tiếp sản xuất bùn TK 621114 – Chi phí NVL trực tiếp sản xuất bột liệu TK 621115 – Chi phí NVL trực tiếp sản xuất Clinker TK 621116 – Chi phí NVL trực tiếp sản xuất xi măng bột TK 621117 – Chi phí NVL trực tiếp sản xuất xi măng bao TK 621118 – Chi phí NVL trực tiếp vận tải

TK 621119 – Chi phí NVL trực tiếp phụ trợ

Đối với nguyên vật liệu chính được tập hợp trên tài khoản 6211 (Chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí)

Đối với nguyên vật liệu phụ được tập hợp trên tài khoản 6212 (Chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí)

Đối với nhiên liệu được tập hợp trên tài khoản 6213 (Chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí)

- Phương pháp hạch toán

Công ty áp dụng phương pháp hạch toán trực tiếp để hạch toán CPNVLTT, theo phương pháp này ngay từ đầu các Phiếu xuất kho đã ghi rõ đối tượng sử dụng nguyên vật liệu, chi tiết cho từng xưởng, từng công đoạn.

- Chứng từ sử dụng

Để hạch toán CPNVLTT kế toán sử dụng hai loại chứng từ chủ yếu là: Giấy đề nghị xuất kho và Phiếu xuất kho.

Hạch toán ban đầu

Hàng ngày căn cứ vào nhu cầu sử dụng vật tư của mỗi phân xưởng (căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất cụ thể, căn cứ vào định mức tiêu hao vật tư theo kế hoạch sản xuất của mỗi phân xưởng) kế toán vật tư tại các phân xưởng sẽ viết Phiếu đề nghị xuất kho nguyên vật liêu, trên phiếu ghi rõ tên vật tư cần dùng, số lượng, chủng loại, có chữ ký của quản đốc phân xưởng, phải được sự phê chuẩn của phòng Kỹ thuật sản xuất và gửi lên Tổng kho.

Căn cứ vào Phiếu đề nghị xuất kho đã được duyệt Tổng kho sẽ tiến hành viết Phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho bao gồm 3 liên: một liên lưu ở kho phân xưởng, nơi nhập vật tư, một liên được lưu ở Tổng kho, còn một liên được chuyển lên Phòng Kế Toán - Thống Kê – Tài Chính làm chứng từ gốc căn cứ hạch toán. Định kỳ 5 – 7 ngày, Tổng kho sẽ chuyển các Phiếu xuất kho lên phòng kế toán.

Kế toán khi nhận được Phiếu xuất kho sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, ký xác nhận, sau đó định khoản, tính toán đơn giá và thành tiền trên các Phiếu xuất kho.Căn cứ vào Phiếu xuất kho, kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 621 (Chi tiết theo từng công đoạn)

Có TK 152, 153 (Chi tiết cho từng loại NVL)

Có hai trường hợp xuất là xuất không qua kho và xuất qua kho. Nếu xuất không qua kho, tức là mua vật tư về dùng ngay cho sản xuất, thì sẽ tính

trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho theo đơn giá bình quân gia quyền liên hoàn. Trong trường hợp này, trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho được xác định như sau:

Công thức này đã được cài sẵn trong phần mềm kế toán, kế toán chỉ việc nhập số lượng xuất vào là máy sẽ tự động tính toán và hiện ra đơn giá bình quân và thành tiền cho lô hàng đó.

Để đảm bảo cho tiến trình sản xuất, việc xuất dùng nguyên vật liệu được tiến hành thường xuyên khi có nhu cầu.

Phương pháp kế toán hàng tồn kho của công ty là phương pháp KKTX, do đó việc theo dõi nhập xuất nguyên vật liệu kế toán sử dụng TK 152. Tập hợp CPNVLTT cho sản xuất được kế toán tập hợp trên TK 621. Để đảm bảo cho việc theo dõi kịp thời lượng nguyên vật liệu xuất dùng cho thực tế kế toán tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho để đối chiếu và có sự điều chỉnh, cân đối phù hợp cuối năm lập báo cáo tồn kho.

Quy trình xử lý số liệu của phần mềm kế toán Sơ đồ xử lý theo kế toán máy

Trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho

Số lượng vật tư xuất kho

Đơn giá bình quân gia quyền

= x

Đơn giá bình quân gia quyền

Trị giá thực tế vật tư tồn đầu kỳ Trị giá thực tế vật tư nhập trong kỳ = + Số lượng vật tư tồn đầu kỳ Số lượng vật tư nhập trong kỳ +

Sơ đồ 2.6: Kế toán CPNVLTT trên Fast Accounting (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Trích 1 nghiệp vụ xuất dùng nguyên vật liệu cho sản xuất xi măng rời ngày 31/12/2007 đ,ể minh họa cho quy trình trên như sau:

Khi xuất dùng thì kế toán vật tư sẽ nhập dữ liệu vào Phiếu xuất kho có trong phần mềm máy như sau: Đang ở màn hình nền của Windows, kích đúp chuột vào biểu tượng của phần mềm kế toán Fast Accounting, sau đó kế toán vật tư nhập mật khẩu của mình để vào chương trình., khi đã vào chương trình kế toán chọn phân hệ nghiệp vụ Hàng tồn kho, chọn Cập nhập số liệu, và chọn Phiếu xuất kho. Khi đó màn hình Phiếu xuất kho xuất hiện

Tiếp đó kế toán tiến hành nhập các số liệu vào mẫu Phiếu xuất kho trong phần mềm như sau:

- Tại ô “Mã giao dịch” : 4

- Tại ô “Mã khách” : C5 (có thể nhấn F5 để chọn mã khách từ danh mục khách hàng)

- Tại ô “ Địa chỉ” : Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn ( do máy tự cập nhật địa chỉ, mã số thuế từ danh mục khách hàng và đưa ra thông tin)

- Tại ô “ Người nhận hàng” : Hương - Tại ô “ Diễn giải” : SX Xi măng - Tại ô “ Số px” : XM12

- Tại ô “ Ngày ht” : 31/12/2007 - Tại ô “ Ngày lập px” : 31/12/2007

- Tại ô “ Tỷ giá VND” : 1,00 – được mặc định sẵn Các tệp nhật ký Sổ Cái TK 621 Sổ chi tiết Thẻ kho Kế toán nhập dữ liệu Máy tự động xử lý

Nếu vật tư tính theo giá đích danh ta đánh dấu vào ô Xuất theo giá đích danh

Tiếp theo ta nhập các thông số về vật tư cho các trường “ Mã hàng” , “ Mã kho” , “Số lượng” . Máy tính sẽ tự động đưa ra thông tin cho các trường “ Tên hàng”, “ Đvt” từ danh mục vật tư. Tài khoản Nợ sẽ do máy tự ngầm định (nếu mã khách là C5, máy sẽ tự động ngầm định là TK 621116), sau đó máy sẽ tự tính thành tiền theo công thức đã được cài đặt sẵn trong máy và đưa ra thông tin cho các trường “ Giá VND” và “ Tiền VND” và tự tính ra tổng số lượng và tổng tiền.

Sau khi nhập xong, ta nhấn Lưu chứng từ và hoàn thiện việc nhập dữ liệu cho phiếu xuất này. Và muốn in ra ta nhấn phím F7 rồi chọn các dạng in: ra Excel, preview, in ra máy in …( biểu 2.2)

Kết thúc quá trình trên, máy sẽ tự động đưa số liệu vào sổ Nhật Ký chung( biểu 2.3) các báo cáo như bảng kê phiếu xuất, các Sổ Cái như sổ cái TK 621, các sổ chi tiết …( biểu 2.4, 2.5) Cuối tháng từ các phiếu xuất kho, bảng kê phiếu xuất sẽ được máy tổng hợp lên bảng phân bổ NVL - DC, CC (biểu 2.6)

Để xem sổ Nhật ký chung thì từ giao diện gốc vào Kế toán tổng hợp/Sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung/Sổ nhật ký chung” sẽ xuất hiện một cửa sổ ta sẽ nhập thời gian báo cáo từ ngày: ../../.. đến ngày: ../../… rồi nhấn nút “ Nhận” , máy sẽ đưa ra sổ Nhật ký chung theo thời gian yêu cầu.

Để xem sổ cái của một tài khoản, từ giao diện gốc chọn Kế toán tổng hợp/ Sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung/ Sổ cái của một tài khoản, xuất hiện cửa sổ ta sẽ nhập tên “ Tài khoản”, thời gian báo cáo “ Từ ngày: ../../..”, “Đến ngày: ../../…” rồi nhấn nút “ Nhận” , máy sẽ đưa ra sổ cái theo yêu cầu.

CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 53 - 59)