Nội dung công tác kế toán của Công ty

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 45 - 51)

- Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, thành phẩm được tạo ra

2.2.3.Nội dung công tác kế toán của Công ty

TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN

2.2.3.Nội dung công tác kế toán của Công ty

Công ty có áp dụng phần mềm kế toán Fast Accounting Hình thức sổ kế toán tại Công ty là hình thức Nhật ký chung.

Đặc điểm tổ chức chứng từ

Tất cả các loại chứng từ Công ty sử dụng đều đúng với mẫu của Bộ Tài chính quy định. Đặc biệt đối với Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho Công ty đã thiết kế đúng với mẫu của Bộ Tài chính và đã đưa vào phần mềm kế toán và phần mềm quản lý vật tư và được in trên máy tính để sử dụng.

Mặt khác, để đáp ứng cho nhu cầu quản lý các thông tin kế toán đầu vào được chặt chẽ hơn Công ty đã tự thiết kế một số chứng từ như: Bảng chia lương theo sản phẩm; Giấy đề nghị thanh toán tiền mặt; Giấy đề nghị chuyển tiền, đặc biệt là hoá đơn GTGT và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Công ty đã đăng ký và được Tổng cục thuế chấp nhận cho tự đặt in (hoá đơn đặc thù) trên cơ sở mẫu qui định của Bộ Tài chính.

Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty được xây dựng dựa theo đúng chế độ kế toán doanh nghiệp đã quy định, bao gồm các Tài khoản cấp 1, Tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán. Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán đã quy định Công ty đã tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản để phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý Công ty, nhưng vẫn đảm bảo đúng với nội dung, kết cấu, phương pháp hạch toán của các tài khoản.

Hiện nay, Công ty đang sử dụng khoảng 38 tài khoản trong bảng và tài khoản ngoài bảng là tài khoản 004 - Nợ phải thu khó đòi. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế đặc thù của Công ty, dựa trên các tài khoản cấp 1 và cấp 2 Công ty có mở thêm các tài khoản cấp 3, cấp 4 và cấp 5. Chẳng hạn như:

TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

TK 1121 - Tiền VNĐ gửi ngân hàng

TK 11211 - Tiền gửi ngân hàng tại Công ty TK 112111 - Tiền gửi ngân hàng Công Thương TK 112112 - Tiền gửi ngân hàng Đầu Tư

TK 627122 - Xưởng tạo nguyên liệu TK 6271223 - Sản xuất bùn

TK 6271224 - Sản xuất bột sống ...

Đặc điểm về tổ chức số sách

Theo hình thức này, hệ thống sổ gồm:.

Sổ tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, Các sổ Nhật ký chuyên dùng, Sổ Cái các tài khoản...

Sổ chi tiết: Sổ kế toán nguyên vật liệu, Sổ kế toán thành phẩm. ...

Đặc điểm về tổ chức báo cáo

Báo cáo tài chính theo năm của Công ty gồm: Bảng cân đối kế toán (MS B 01-DN); Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (MS B 02-DN); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (MS B 03-DN) và Bản thuyết minh báo cáo tài chính

biệt theo yêu cầu của quản lý cũng như đảm bảo chính xác số liệu trên các báo cáo Công ty còn tự thiết kế thêm một số các Báo cáo quản trị như: Báo cáo chi tiết chi phí quản lý, chi phí bán hàng; Kết quả tiêu thụ; Kết quả sản xuất kinh doanh tổng hợp; Doanh thu lợi nhuận theo địa bàn… Các báo cáo tài chính của Công ty được lập và trình bày theo đúng 6 nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – “Trình bày báo cáo tài chính”: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh.

Giới thiệu phần mềm kế toán áp dụng tại Công ty

Phần mềm kế toán Công ty hiện nay đang áp dụng là phần mềm kế toán Fast Accounting do Công ty Cổ phần Phần mềm Tài chính kế toán FAST cung cấp. Phần mềm kế toán này với những đặc tính nổi bật được xây dựng theo đúng chế độ kế toán do Nhà nước ban hành, cung cấp đầy đủ các báo cáo theo quy định của Nhà nước, bao gồm các Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán (tổng hợp và chi tiết); cung cấp một loạt các Báo cáo theo yêu cầu của khách hàng như các Báo cáo thống kê, Báo cáo bù trừ công nợ giữa đối tượng… Và ngoài ra, Fast Accounting còn cung cấp nhiều báo cáo về quản trị và phân tích, đáp ứng được các giải pháp toàn diện trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp.

Fast Accounting được thiết kế để có thể dễ dàng sửa đổi và mở rộng mỗi khi có sự thay đổi về quy mô, cách thức quản lý, mô hình kinh doanh, cách hạch toán hay khi khách hàng có những yêu cầu mới. Phần mềm còn tự động xử lý các chứng từ trùng trong quá trình nhập liệu, tự động phân bổ, kết chuyển… một cách chi tiết theo thực tế của Công ty giúp cho việc tổng hợp dữ liệu thuận lợi hơn.

Phần mềm Fast Accounting được bảo mật chi tiết tới tận các chứng từ, các loại báo cáo, từng danh mục cũng như từng bộ phận, phân quyền cho từng người sử dụng, các số liệu đều được mã hoá và bảo mật để loại trừ khả năng bị lộ số liệu. Fast Accounting còn được thiết kế để người sử dụng có thể xem hoặc in sổ sách,báo cáo…

Fast Accounting còn trợ giúp quản lý tài chính và phân tích hoạt động SXKD vào từng thời điểm hoặc bất cứ lúc nào nhằm đáp ứng yêu cầu về cung cấp thông tin cho lãnh đạo cho điều hành SXKD.

Phần mềm kế toán Fast Accounting được phân thành các nghiệp vụ kế toán riêng biệt, gồm có các phân hệ:

1. Hệ thống.

2. Kế toán tổng hợp.

3. Kế toán tiền mặt, tiền gửi và tiền vay. 4. Kế toán bán hàng và công nợ phải thu. 5. Kế toán mua hàng và công nợ phải trả. 6. Kế toán hàng tồn kho.

7. Kế toán chi phí và tính giá thành. 8. Kế toán Tài sản cố định.

9. Kế toán công cụ dụng cụ. 10.Báo cáo thuế.

Sơ đồ 2.5 - Quy trình xử lý nghiệp vụ của phần mềm Fast Accounting

Trình tự các bước tiến hành khai báo mã cấp trên máy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước khi sử dụng phần mềm để tiến hành hạch toán kế toán ta phải khai báo các tham số hệ thống và hệ thống các danh mục cho phần mềm. Trong quá trình sử dụng kế toán vẫn có thể khai báo lại cho phù hợp với phần hành kế toán đang thực hiện, phù hợp với chế độ, chính sách của Nhà nước.

Danh mục tài khoản

Trên cơ sở hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành và căn cứ vào yêu cầu của công tác quản lý, Công ty đã thực hiện xây dựng danh mục tài khoản cần sử dụng trên phần mềm kế toán của mình. Danh mục tài khoản này được chi tiết đến tận cấp 5, đến từng đối tượng hạch toán.

Ví dụ minh hoạ:

Tài khoản 111 - Tiền mặt

Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam

Tài khoản 11111 - Tiền Việt Nam tại Công ty - VNĐ Tài khoản 111111 - Tiền Việt Nam tại Công ty - Quỹ I

Tài khoản 111111NP - Tiền Việt Nam tại Công ty - Quỹ I (Ngân phiếu)

Tài khoản 111111TM - Tiền Việt Nam tại Công ty - Quỹ I (Tiền mặt) Tài khoản 111112 - Tiền Việt Nam tại Công ty - Quỹ II

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Lập chứng từ kế toán

Nhập chứng từ vào các phân hệ nghiệp vụ

Tệp số liệu chi tiết

Tệp số liệu tổng hợp tháng

Tài khoản 111112NP - Tiền Việt Nam tại Công ty - Quỹ II (Ngân phiếu)

Tài khoản 111112TM - Tiền Việt Nam tại Công ty - Quỹ II (Tiền mặt)

Mã hoá đối tượng quản lý theo nội dung phần mềm kế toán

Các danh mục đều đã được Công ty thực hiện mã hoá một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty, chẳng hạn như:

Danh mục khách hàng: Công ty đánh số khách hàng theo dãy số tự nhiên, sau đó kèm thêm tên viết tắt, chẳng hạn như: CTY 040 là Công ty xi măng Hoàng Thạch; NM057 là Nhà máy Xi măng Vạn Tường... mỗi một mã khách đều thể hiện đầy đủ tên, địa chỉ, mã số thuế, điện thoại... của đối tượng đó.

Danh mục vật tư: Vật tư được mã hoá bằng cách lấy 3 hoặc 4 chữ số cuối cùng trong tên tài khoản làm các số đầu tiên + Thứ tự của vật tư đó trong danh sách mã vật tư + Nguồn nhập vật tư.

Ví dụ: Mã vật tư là 262.300601.002 – Clinker Hoàng Mai

Tài khoản vật tư này là 15262 – Clinker mua của các DN trong nội bộ Công ty

300601 là thứ tự của Clinker Hoàng Mai trong danh sách mã vật tư

002 là thứ tự tên doanh nghiệp cung ứng Clinker …

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 45 - 51)