- Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, thành phẩm được tạo ra
MĂNG BỈM SƠN
3.2.2. Nhược điểm trong tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Về việc ứng dụng phần mềm kế toán máy Fast Accouting
hờ việc áp dụng phần mềm kế toán này các công việc hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đã nhẹ nhàng hơn trước rất nhiều, đồng thời dễ phát hiện sai sót khi hạch toán thiếu, hạch toán nhầm các khoản chi phí. Các công thức tính giá thành đã được cài sẵn trong phần mềm có thể có ngay kết quả khi tổng hợp xong các khoản chi phí trong kỳ. Và đặc biệt với Fast Accouting ta có thể in các sổ sach, báo cáo tại mọi thời điểm trong kỳ, đáp ứng nhu cầu quản lý nhanh chóng, kịp thời.
3.2.2. Nhược điểm trong tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm thành sản phẩm
Qua thực trạng của Công ty ta thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty có thể nói là khoa học, hợp lý với đặc điểm sản xuất của Công ty. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đã nói ở trên hiện nay phần hành chi phí và giá thành vẫn còn tồn tại những bất cấp như sau:
Về hệ thống mã vật tư
Sau khi Công ty áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán, hệ thống đã xây dựng một loạt các mã vật tư mới cho phù hợp hơn, tuy nhiên do quá trình chuyển đổi vẫn chưa hoàn thiện nên tại một số bộ phận vẫn đang còn sử dụng hệ thống mã vật tư cũ. Vì vậy, hiện nay Công ty sử dụng những
hai loại mã vật tư, nhiều khi một loại vật tư mà có đến hai mã khác nhau, điều này làm giảm hiệu quả của việc theo dõi cũng như hạch toán vật tư của Công ty.
Về chứng từ
Bên cạnh việc theo dõi vật tư trên các mã vật tư khác nhau, còn có một số chứng từ của Công ty được đánh số chưa phù hợp, chẳng hạn như Phiếu xuất kho của Công ty được đánh số bằng cả chữ thể hiện tên kho và số thể hiện tháng lập phiếu, trong khi Phiếu nhập kho lại đánh số theo thứ tự từ 1 đến hết năm. Điều này sẽ không thuận lợi cho việc theo dõi vật tư, đồng thời không kiểm soát được số phiếu đã lập một cách khoa học.
Về việc xác định giá trị nguyên vật liệu tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Theo cách xác định định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ, chi phí nguyên vật liệu chính bằng giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ đó, tuy nhiên trên thực tế sau quá trình sản xuất Công ty có thu được số nguyên vật liệu xuất dùng không hết nhưng không tiến hành hạch toán số nguyên vật liệu này, vì thế gây ra tình trạng lãng phí nguyên vật liệu và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm trong kỳ. Mặt khác, thực tế công ty trong quá trình sản xuất ở một số giai đoạn có thu hồi được phế liệu nhưng lại không hạch toán vào CPSX
Về việc xuất dùng công cụ dụng cụ nhỏ và phân bổ vào chi phí sản xuất trong kỳ
Đối với các loại công cụ, dụng cu nhỏ xuất dùng trong kỳ như Bút thử điện áp, các loại xe đẩy tại bếp ăn phân xưởng, xe đạp…, công ty tiến hành phân bổ một lần vào giá thành trong kỳ, trong khi công cu dụng cụ nhỏ này lại có giá trị lớn, nhỏ khác nhau và thời gian sử dụng ngắn (dưới 1 năm) nếu Công ty phân bổ như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự không ổn định và hợp lý của giá thành sản phẩm giữa các kỳ sản xuất.
Về việc phân loại NVL và công cụ dụng cụ
Do quá trình sản xuất liên tục nên việc tiến hành xuất kho nguyên vật liệu và CCDC cho sản xuất được tiến hành thường xuyên, thường các nguyên vật liêụ được đưa vào sử dụng một lần, nhưng cũng có một số nguyên vật liệu khi xuất ra một lần nhưng được sử dụng cho nhiều hơn một kỳ sản xuất như bi đạn, gạch chịu lửa. Vì vây, nếu xếp các các loại nguyên vật liệu này vào khoản mục NVL phụ là chưa chính xác lắm vì thực tế chúng không cấu thành nên thực thể sản phẩm.
Về chi phí sửa chữa lớn của Công ty
Chi phí sửa chữa lớn mỗi năm của Công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm của Công ty, đa phần là do thiết bị công nghệ của Công ty đã trên 20 năm, công ty đã tiến hành cải tạo nhưng chỉ được một phần của dây chuyền 2, để duy trì sản xuất hàng năm Công ty đều phải lên các kế hoạch sửa chữa lớn. Tuy nhiên trong các kế hoạch sửa chữa lớn công tác theo dõi, quản lý còn rất lỏng lẻo và không khoa học, chi phí sửa chữa lớn được phân bổ một lần trong kỳ, nhung đến cuối kỳ nhiều công đoạn sửa chữa chưa hoàn thành nhưng thực tế đã được trích trước vào chi phí trong kỳ, hoặc chi phí theo kế hoạch đã trích trước lại rất khác so với chi phí thực tế thực hiện sửa chữa lớn hoàn thành, mà cuối năm Công ty lại không tiến hành điều chỉnh mức trích trước cho phù hợp, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu giá thành sản phẩm cũng như kết quả kinh doanh của Công ty.
Về công tác đánh giá sản phẩm dở dang
Thực tế công ty tính trị giá sản phẩm dở dang như sau:
Dck của từng công đoạn SX = KLSPDD của công đoạn đó x Giá thành bình quân của nửa thành phẩm công đoạn đó trong kỳ tính giá thành
Với cách tính này thì sẽ làm cho công tác tính giá thành trong kỳ thiếu chính xác và hiệu quả.