Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 36 - 40)

- Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, thành phẩm được tạo ra

2.1.3.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn

TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN

2.1.3.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn

măng Bỉm Sơn

2.1.3.1. Sản phẩm sản xuất

Sản phẩm chính hiện nay của Công ty là xi măng pooclăng hỗn hợp PCB 30 và PCB 40 theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 6260 năm 1997 và Clinker thương phẩm theo TCVN 7024 năm 2002. Các sản phẩm này Công ty đã công bố sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn và chất lượng hàng hoá tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TC – ĐL – CL) Thanh Hoá và được Chi cục tiếp nhận. Đặc biệt đối với hai sản phẩm xi măng chủ đạo là PCB 30 và PCB 40 đã được Trung tâm Chứng nhận Phù hợp Tiêu chuẩn QUACERT thuộc Tổng cục TC – ĐL – CL cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn.

2.1.3.2. Khối sản xuất chính

Khối sản xuất chính của Công ty gồm có 6 xưởng sản xuất chính, mỗi xưởng có nhiệm vụ thực hiện công việc sản xuất theo đúng quy trình công

Xưởng Mỏ nguyên liệu: Có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo tôt công tác khai thác các nguyên liệu chính lá đá vôi và đất sét cho sản xuất bằng các dụng cụ máy móc thiết bị.

Xưởng Ô tô vận tải: Có nhiệm vụ tổ chức và sử dụng hợp lý các loại phương tiện xe, máy để vận chuyển nguyên liệu đã khai thác và vận tải hàng hoá cho sản xuất kinh doanh của Công ty.

Xưởng Tạo nguyên liệu: Có nhiệm vụ nghiền đá vôi và đất sét tạo ra hỗn hợp dưới dạng bùn bằng các thiết bị chính là máy đập đá vôi, thiết bị nghiền và các thiết bị phụ trợ khác.

Xưởng Lò nung: Có nhiệm vụ quản lý thiết bị từ tiếp liệu, lò nung, nghiền than đến nạp Clinker, tổ chức vận hành đúng quy trình đảm bảo thiết bị hoạt động liên tục, đồng bộ nhằm tạo ra Clinker có chất lượng cao.

Xưởng Nghiền xi măng: Có nhiệm vụ nghiền hỗn hợp Clinker, thạch cao và các chất phụ gia khác thành xi măng bột bằng máy nghiền chuyên dùng, máy đập thạch cao.

Xưởng Đóng bao: Có nhiệm vụ đóng gói xi măng bột đã được sản xuất.

2.1.3.3.Khối sản xuất phụ

Khối sản xuất phụ có nhiệm vụ hỗ trợ cho khối sản xuất chính hoàn thành công

việc của mình. Khối sản xuất phụ gồm 5 xưởng với mỗi nhiệm vụ khác nhau như sau:

Xưởng Cơ khí chế tạo: Thực hiện sửa chữa các thiết bị của các đơn vị trong Công ty, chế tạo một số phụ tùng phục vụ cho công tác sửa chữa và thay thế.

Xưởng Sửa chữa thiết bị: Thực hiện công tác sửa chữa máy móc thiết bị phần cơ khí thuộc dây chuyền sản xuất của Công ty.

Xưởng sửa chữa công trình: Thực hiện công tác sửa chữa các công trình kiến trúc, xây lót lò nung và làm công tác vệ sinh công nghiệp trong Công ty.

Xưởng Điện tự động: Tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả hệ thống điện được Công ty giao, đảm bảo vận hành an toàn các thiết bị cung cấp điên của Công ty.

Xưởng Cấp thoát nước nén khí: Thực hiện việc cung cấp khí nén cho máy móc thiết bị, mắm vững nhu cầu sử dụng khí nén, tổ chức vận hành thiết bị sản xuất khí nén.

2.1.3.4. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm

Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn thực hiện mô hình kết nối sản xuất với tổ chức mạng lưới tiêu thụ, Công ty có một hệ thống gồm 10 chi nhánh và văn phòng đại diện: Chi nhánh tại Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Tây, Sơn La; Trung tâm Giao dịch – Tiêu thụ tại Bỉm Sơn và Văn phòng đại diện tại CHDCND Lào

2.1.3.5. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất

Với hai sản phẩm chính là xi măng PCB 30 và PCB 40 Công ty hiện nay đang duy trì hai dây chuyền sản xuất là dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô và ướt.

Dây chuyền sản xuất theo phương pháp ướt ( dây chuyền số 1)

Dây chuyền số I được Liên Xô giúp đỡ và xây dựng từ năm 1976, đến năm 1981 tấn xi măng đầu tiên của Công ty được ra đời, đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngành công nghiệp xi măng lúc bấy giờ. Trải qua hơn 25 năm vận hành và sản xuất liên tục đến nay dây chuyền vẫn đang tiếp tục sản xuất Clinker với chất lượng và năng suất cao.

Quy trình cụ thể như sau: - Sử dụng phương pháp khoan nổ mìn để khai thác đá vôi và đất sét là hai nguyên liệu chính sản xuất xi măng. Sau đó vận chuyển nguyên liệu về nhà máy bằng ô tô.

- Hỗn hợp hai nguyên liệu (đá vôi và đất sét) qua quá trình định lượng được đưa vào máy nghiền có độ ẩm từ 38-42%, được điều chỉnh thành phần hoá học trong 8 bể chứa có dung tích 800m^3 một bể, sau đó được đưa vào

- Phối liệu bùn được đưa vào lò nung thành Clinker (ở dạng hạt). Lò nung có đường kính 5m, dài 185m năng suất một lò là 65 tấn/một giờ. Clinker được đưa vào máy nghiên xi măng cung với thạch cao và một số chất phụ gia khác để tạo ra sản phẩm, tuỳ vào chủng loại xi măng khác nhau mà người ta sử dụng các chất phụ gia khác nhau.

- Xi măng bột ra khỏi máy nghiền, dùng hệ thống nén khí để chuyển vào 8 xi lô chứa sau đó được chuyển sang xưởng đóng bao và thu được sản phẩm là xi măng bao. Nếu là xi măng rời thì chuyển vào các xe chuyên dụng chuyên chở đi các nơi.

Sơ đồ 2.2: Dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp ướt

Dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô (dây chuyền 2) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dây chuyền số 2 sản xuất theo phương pháp khô được cải tạo và hiện đại hoá từ dây chuyền ướt theo công nghệ của Nhật Bản, hệ thống tháp trao đổi nhiệt 1 nhánh 5 tầng có nhiều cải tiến nhằm tăng khả năng trao đổi nhiệt

Phụ gia Đập Sấy Silô chứa Phân phối Đá vôi Đập Đất sét Bừa thành Nghiền mịn Bể điều chỉnh Bơm Pittông LÒ QUAY Làm lạnh, ủ Clinker

Nghiền Clinker thành bột Xi măng

Nhiên liệu (Than đá) Đập Silô chứa Phân phối Máy nén Khí lỏng Bể chứa Van điều chỉnh Đóng bao, xe chuyên dùng Sấy, nghiền Khói lò Lọc bụi Ống khói H2O

giữa bột liệu và gió nóng. Năm 2003, Clinker của dây chuyền cải tạo ra lò đảm bảo chất lượng, nâng công suất nhà máy từ 1,2 triệu tấn/năm lên 1,8 triệu tấn/năm, đánh dấu sự thành công và lớn mạnh vượt bậc của đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty, đây là dây chuyền sản xuất xi măng được cải tạo nâng công suất đầu tiên tại Việt Nam.

Quy trình sản xuất theo phương pháp khô

Có thể thấy quy trình sản xuất xi măng là rất phức tạp, hiện nay Công ty đang kết hợp khai thác cả hai dây chuyền công nghệ, tuy nhiên với những ưu điểm vượt trội của phương pháp khô thì sản xuất xi măng theo phương pháp lò khô đang dần được thay thế cho phương pháp ướt.( Sơ đồ 2.3)

Sơ đồ 2.3: Dây chuyền công nghệ theo phương pháp khô

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 36 - 40)