Quá trình hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 30 - 32)

- Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, thành phẩm được tạo ra

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn

TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn

Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Đất nước ta sau 2 cuộc chiến tranh xâm lược liên tục và kéo dài đã để lại rất nhiều thiệt hại về nhà cửa, đường xá, nhà máy... Để khắc phục hậu quả sau chiến tranh, bước đầu xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước thì nhu cầu về xi măng trở nên cấp thiết, trong khi đó cả đất nước mới chỉ có 2 nhà máy xi măng là Nhà máy Xi măng Hải Phòng ở miền Bắc và Nhà máy Xi măng Hà Tiên (nay là nhà máy Xi măng Hà Tiên I) ở miền Nam. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, sau một thời gian khảo sát đã đi đến quyết định xây dựng Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn có công suất lớn nhất nước ta khi đó nhằm đáp ứng một phần nhu cầu xi măng cho công cuộc xây dựng đất nước sau khi thống nhất.

Giai đoạn khảo sát thăm dò địa chất được tiến hành từ năm 1968 đến năm 1974, sau đó công trình xây dựng Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn được chính thức khởi công. Sau quá trình xây dựng nhà máy từ năm 1975 đến năm 1980 Chính Phủ đã ra quyết định số 334/BXD-TCCB ngày 04/03/1980 thành lập Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn. Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn đặt trụ sở tại phường Ba Đình - thị xã Bỉm Sơn – tỉnh Thanh Hoá, có vị trí ở phía Bắc tỉnh Thanh Hoá cách thành phố Thanh Hoá 35 km, cách Hà Nội 125 km về phía Nam. Tổng diện tích mặt bằng của nhà máy vào khoảng 50 ha nằm gần vùng núi đá vôi, đất sét có trữ lượng dồi dào và chất lượng tốt, đây là 2 nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng chất lượng cao.

Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn có công suất thiết kế 1,2 triệu tấn sản phẩm/năm với trang thiết bị kỹ thuật công nghệ hiện đại của Liên Xô(cũ). Được trang bị hai dây chuyền với công nghệ theo phương pháp ướt, mỗi dây chuyền có công suất 0,6 triệu tấn/năm. Ngày 22/12/1981 sau 2 năm thi công dây chuyền số I của nhà máy chính thức đi vào hoạt động, và những bao xi măng đầu tiên mác P400 nhãn hiệu “Con Voi” đã chính thức xuất xưởng. Ngày 6/11/1983, dây chuyền số 2 được hoàn thành và bắt đầu đi vào hoạt động. Từ năm 1982-1985, các đơn vị tiếp tục xây lắp và hoàn chỉnh nhà máy.

Thực hiện chủ trương sản xuất gắn liền với tiêu thụ, ngày 12/8/1993, Bộ Xây Dựng ra quyết định số 366/BXD-TCLĐ hợp nhất Công ty Kinh doanh Vật tư số 4 và Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, đổi tên thành Công ty Xi măng Bỉm Sơn, là công ty nhà nước trực thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam.

Cùng với sự tăng trưởng chung của đất nước nhu cầu sử dụng xi măng ngày càng cao, để đáp ứng nhu cầu đó tháng 03/1994, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án đầu tư cải tạo hiện đại hoá dây chuyền số 2 Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng từ công nghệ ướt sang công nghệ khô hiện đại. Dự án được khởi công ngày 13/01/2001 do hãng IHI Nhật Bản trúng thầu thực hiện thiết kế và cung cấp thiết bị kỹ thuật cho nhà máy và nâng cao công suất lò nung số 2 từ 1.750 tấn Clinker/ngày lên 3.500 tấn Clinker/ngày. Nhờ thiết bị tiên tiến và tự động hoá cao đã nâng tổng công suất sản phẩm của nhà máy từ 1,2 triệu tấn sản phẩm/năm lên 1,8 triệu tấn sản phẩm/năm. Sản phẩm của Công ty Xi măng Bỉm Sơn được tiêu thụ trên địa bàn 10 tỉnh và thành phố thuộc khu vực phía Bắc thông qua Chi nhánh và các đại lý bán hàng hưởng tỷ lệ hoa hồng theo từng thời điểm quy định của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam.

Để thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước nhằm mục đích tạo động lực mới cho các doanh nghiệp nhà nước cũng như đẩy nhanh sự phát triển nền kinh tế đất nước,

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 30 - 32)