Tính giá thành sản phẩm sản xuất

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 90 - 92)

- Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, thành phẩm được tạo ra

BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Từ ngày: 01/12/2007 đến ngày: 31/12/

2.3.7. Tính giá thành sản phẩm sản xuất

Đối tượng tính giá thành của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đó là sản phẩm của các công đoạn: Đá vôi, đất sét, bùn, bột liệu, Clinker, xi măng bột, xi măng bao theo phương pháp khô và phương pháp ướt.

Kỳ tính giá thành của công ty là tháng

Với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất xi măng là chế biến vừa song song, vừa liên tục, qua nhiều công đoạn nên công ty đã chọn phương pháp tính giá thành là kết chuyển tuần tự các khoản mục có tính giá thành nửa thành phẩm.

Đối với dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp ướt:

Sét + Đá → Bùn → Clinker → Xi măng bột → Xi măng bao Đối với dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp khô:

Sét + Đá → Bột liệu → Clinker → Xi măng bột → Xi măng bao Do đặc điểm sản xuất của Công ty gồm nhiều công đoạn chế biến liên tục, quy mô sản xuất rộng lớn nên trong quá trình sản xuất sẽ luôn có SPDD ở các công đoạn. Công ty luôn thực hiện việc đánh giá SPDD vào cuối tháng, việc đánh giá SPDD do phòng Kỹ thuật phụ trách và sẽ báo kết quả lên phòng Kế toán. Việc đánh giá SPDD chỉ tiến hành trên mặt khối lượng, không đánh giá mức độ chế biến hoàn thành.

Như vậy, bất kể là sản phẩm ở công đoạn đã hoàn thành hay chưa, nếu chưa xuất chuyển thì đều tính là SPDD

Giá thành bình quân của mỗi công đoạn được tính theo công thức: Giá thành bình = Dđk + PS trong kỳ + CP công đoạn trước + CP p.bổ

Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ Khối lượng sản phẩm SX ra trong kỳ Khối lượng sản phẩm xuất chuyển ( xuất cho SX, xuất cho tiêu thụ)

Trong đó: Chi phí phân bổ trong kỳ là chi phí của khối các xưởng phụ trợ tham gia để sản xuất ra các sản phẩm bao gồm các xưởng: Xưởng điện, Xưởng cấp thoát nước nén khí, Xưởng SCCT, Xưởng sửa chữa thiết bị, Xưởng cơ khí, nhóm các đơn vị phục vụ (như: Phòng hoá, phòng bảo vệ quân sự, phòng ăn, y tế, phòng đời sống quản trị. Toàn bộ các chi phí của đơn vị này được tập hợp và phân bổ cho các công đoạn sản xuất chính.

Dư đầu kỳ được xác định bằng trị giá SPDD cuối kỳ trước kết chuyển sang đầu kỳ này, mà trị giá SPDD cuối mỗi kỳ lại được xác định sau khi có giá thành bình quân của kỳ đó: Trị giá SPDD cuối kỳ = Giá thành bình quân trong kỳ x KLSPDD cuối kỳ

Với cách tính giá thành như vậy tất cả các sản phẩm của từng công đoạn sản xuất đều được tính giá thành và cứ sản phẩm của công đoạn này sau khi chuyển sang sẽ là vật liệu của công đoạn sau. Vì thế khi tính giá thành công đoạn Bùn, Bột liệu thì chi phí công đoạn trước là đá vôi và đất sét chuyển sang, khi tính giá thành công đoạn Clinker thì chi phí là Bùn, Bột liệu chuyển sang, khi tính giá thành xi măng bột thì chi phí công đoạn khác là Clinker chuyển sang và khi tính giá thành ở công đoạn xi măng bao thì chi phí công đoạn khác chuyển sang là chi phí xi măng bột chuyển sang.

Sau khi đã kết chuyển chi phí cuối kỳ, kế toán tổng hợp có thể lên các báo cáo về chi phí và giá thành, trình tự như sau: Chọn phân hệ kế toán Tổng hợp, chọn Báo cáo chi phí và giá thành, sau đó chọn tên báo cáo. Ví dụ: Bảng tổng hợp chi phí giá thành tháng 12 năm 2007 (Biểu 2.15 ).và Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm nhập kho tháng 12 năm 2007 (Biểu 2.16)

CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Trang 90 - 92)