Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở trường cao đẳng cơ khí luyện kim đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động (Trang 66 - 68)

9. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.2.1. Đảm bảo tính khoa học và thực tiễn

Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng Cao đẳng cơ khí – luyện kim, để nâng cao chất lƣợng đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động phải dựa trên cơ sở đảm bảo tính khoa học. Quản lý hoạt động dạy học không chỉ dựa vào kinh nghiệm mà phải căn cứ vào các quy luật khách quan chi phối toàn bộ quá trình quản lý, không đi ngƣợc quy luật khách quan. Quản lý hoạt động dạy học đòi hỏi phải nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật, vận dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật; phải có phƣơng pháp quản lý có khoa học, có căn cứ, coi trọng điều tra, dự đoán, phải xây dựng biện pháp quản lý hoạt động dạy học cụ thể, có tầm nhìn.

Biện pháp quản lý hoạt động dạy phải gắn liền với điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng, của địa phƣơng. Hiểu rõ các đặc điểm của thực tiễn liên quan đến nâng cao chất lƣợng đào tạo trong nhà trƣờng. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học phải đƣợc dựa trên trên cơ sở nguồn nhân lực, vật lực, tài lực thực tiễn của nhà trƣờng. Nội dung biện pháp phải toàn diện, cân đối, nêu đƣợc nhiệm vụ trọng tâm, phản ánh mục tiêu quản lý nhà trƣờng, nhiệm vụ quản lý của hiệu trƣởng, phải nêu đƣợc những nhiệm trên cơ sở thực tiễn, phải

có sự kế thừa những kết quả đạt đƣợc của kì trƣớc đó, phát triển ở mức cao hơn, hoàn thiện hơn.

Tính khoa học và thực tiễn luôn thống nhất, thực tiễn là cơ sở, là thƣớc đo giá trị về phù hợp của các tác động, các quyết định biện pháp quản lý.

3.1.2.2. Đảm bảo tính đồng bộ

Để nâng cao đƣợc chất lƣợng đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động hiện nay, việc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng Cao đẳng cơ khí – luyện kim phải dựa trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ. Quản lý hoạt động dạy học bao gồm các nội dung: Quản lý chƣơng trình, kế hoạch, nội dung dạy học, quản lý các khoa và các tổ chuyên môn, quản lý hoạt động dạy học của giảng viên, quản lý học tập của sinh viên, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học. Quản lý hoạt động dạy học là quản lý hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, cùng với các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị khác hỗ trợ cho hoạt động dạy học.

Công tác quản lý hoạt động dạy học muốn đạt đƣợc hiệu quả cao, đòi hỏi phải quản lý hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò và các nội dung quản lý phải đảm bảo tính đồng bộ, biện pháp quản lý phải đƣợc tác động đồng bộ đến tất cả các nội dung quản lý. Đảm bảo tính đồng bộ trong quản lý hoạt động dạy học đó là công tác quản lý ở các khâu, ở các nội dung đều đƣợc coi trọng và quản lý đều có hiệu quả. Cần phải thực hiện đồng bộ ở các nội dung: Đổi mới công tác quản lý, phát triển chƣơng trình phù hợp với các công nghệ hiện đại, đổi mới hoạt động dạy, hoạt động học, đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học để nâng cao chất lƣợng đào tạo trong nhà trƣờng.

3.1.2.3. Đảm bảo tính kế thừa, phát triển

Dựa trên những cơ sở lý luận và đặc biệt dựa vào thực trạng của nhà trƣờng Cao đẳng cơ khí – luyện kim để tìm các biện pháp quản lý hoạt động dạy học đạt đƣợc mục tiêu nâng cao đƣợc chất lƣợng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động hiện nay. Một trong những yêu cầu là phải đảm bảo

tính đồng bộ trong quản lý, những biện pháp đó phải đƣợc xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy đƣợc những kết quả quản lý đạt đƣợc của năm trƣớc đó, phát triển ở mức cao hơn, hoàn thiện hơn, tránh đổi gây ra những xáo trộn trong quản lý. Ngƣời quản lý phải tìm ra những mặt mạnh đã đạt đƣợc để phát huy, đồng thời chỉ ra đƣợc những yếu tố cản trở chính đối với quá trình thực hiện mục tiêu, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng. Trong những năm qua nhà trƣờng đã đạt đƣợc những kết quả nhƣ: quy mô, ngành nghề đào tạo đƣợc mở rộng và phát triển, chất lƣợng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đƣợc nâng lên, khai thác cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy có hiệu quả. Bên cạnh những mặt mạnh đã đạt đƣợc cần phải nhìn ra những hạn chế, những tồn tại trong hoạt động dạy học nhƣ: Chất lƣợng đào tạo tay nghề còn có những hạn chế, sinh viên sau khi ra trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tế sản xuất, công tác kiểm định chất lƣợng chƣa đảm bảo, quản lý dạy học chƣa có chiều sâu, việc đánh giá đôi khi hạn chế v.v. Những ƣu, nhƣợc điểm của quá trình đào tạo trƣớc đây sẽ tạo cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học hợp lý, để khắc phục những tồn tại và nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở trường cao đẳng cơ khí luyện kim đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)