9. Cấu trúc luận văn
2.3.6. Thực trạng quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
cho dạy học
Để tìm hiểu về công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 60 cán bộ quản và giảng viên của nhà trƣờng.
Bảng 2.8: Thực trạng quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học
TT Nội dung khảo sát Tốt
Trung
bình Yếu
SL % SL % SL %
1
Xây dựng nội quy khai thác và sử dụng cơ sở vật chất- trang thiết bị.
50 83,3 8 13.4 2 3.3
2
Quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất- trang thiết bị có hiệu quả
20 33.3 37 61.7 3 5
3
Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị mới phù hợp với công nghệ hiện đại.
25 41.7 33 55 2 3.3
4 Theo dõi kiểm tra tình trạng cơ
sở vật chất- trang thiết bị. 49 81.7 10 16.7 1 1.6
5
Tăng cƣờng bồi dƣỡng việc sử dụng trang thiết bị hiện đại cho giáo viên.
20 33,3 33 55 7 10.6
Kết quả khảo sát ở bảng số 2.8 cho thấy: có 83,3% ý kiến cho rằng việc xây dựng nội quy khai thác và sử dụng cơ sở vật chất- trang thiết bị đƣợc thực hiện tốt, có 81,7% ý kiến cho rằng nội dung theo dõi kiểm tra tình trạng cơ sở vật chất- trang thiết bị đƣợc thực hiện tốt. Trong những năm gần đây nhà trƣờng đã xây dựng những nội quy cụ thể về khai thác và sử dụng cơ sở vật chất- trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đã lập những bảng theo dõi kiểm tra tình trạng cơ sở vật chất- trang thiết bị và đƣợc quản lý thƣờng xuyên. Bên cạnh đó việc quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất- trang thiết bị đƣợc đánh giá chƣa có hiệu quả, việc xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị mới
phù hợp với công nghệ hiện đại đƣợc đánh giá ở mức độ trung bình, chƣa thƣờng xuyên, việc tăng cƣờng bồi dƣỡng sử dụng trang thiết bị hiện đại cho giảng viên đƣợc đánh giá còn hạn chế. Những nội dung còn hạn chế do nguyên nhân nhà trƣờng buông lỏng công tác quản lý, công tác quản lý chƣa sâu sát, chƣa quan tâm đến công tác kiểm tra, đánh giá và nhắc nhở giảng viên thực hiện. Do nguồn tài chính có hạn nên việc mua sắm trang thiết bị mới phù hợp với công nghệ hiện đại còn hạn chế, các trang thiết bị hiện đại tiên tiến nhƣ: Máy tiện CNC, Máy mài CNC, Máy khoan CNC, Máy cắt dây, Máy hàn Tix, số lƣợng còn ít. Một số giảng viên chƣa có ý thức cao trong việc sử dụng thiết bị trong dạy học mà vẫn theo lối mòn là dạy chay. Một số giảng viên còn hạn chế về kỹ năng sử dụng thiết bị hiện đại trong dạy học nhƣ: Khả năng sử dụng máy tính khả năng thiết kế bài giảng điện tử, sử dụng thiết bị trình chiếu trong dạy học... Đặc biệt là công tác quản lý thiết bị chƣa chặt chẽ dẫn đến sơ hở trong quản lý nhƣ: hƣ hỏng , thất thoát thiết bị mà không quy kết đƣợc trách nhiệm của giảng viên sử dụng. Cần đầu tƣ mua sắm bổ sung các trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tế sản xuất, quản lý chặt chẽ và sử dụng các cơ sở vật chất- trang thiết bị có hiệu quả nhất góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo
*KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trƣờng Cao đẳng Cơ khí- Luyện Kim thuộc Bộ Công nghiệp, nay là Bộ Công thƣơng, đây là một một trƣờng duy nhất có nhiệm vụ đào tạo Kỹ thuật viên bậc Cao đẳng, trung cấp và công nhân lành nghề cho ngành luyện kim trong cả nƣớc. Trải qua hơn 51 năm xây dựng và trƣởng thành, đƣợc sự quan tâm tạo điều kiện của Bộ, sự giúp đỡ của các cơ quan, Nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn, nhà trƣờng luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ giảng dạy và trở thành một trong những địa chỉ đào tạo đáng tin cậy, đa số sinh viên ra trƣờng, đều có việc làm ngay và đều đƣợc các cơ sở sản xuất đánh giá cao về trình độ chuyên môn, cũng nhƣ khả năng thích ứng với thực tế sản xuất. Trong những năm gần đây các trƣờng Cao Đẳng và Đại học mở ra nhiều, công tác tuyển sinh gặp khó
khăn, nhà trƣờng đã có nhiều cố gắng trong việc mở các mã ngành đào tạo mới, nâng cao trình độ đội ngũ, đầu tƣ thêm cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, tăng cƣờng công tác quản lý dạy học, chất lƣợng giảng dạy từng bƣớc đƣợc nâng lên.
Bên cạnh đó cũng còn có những hạn chế trong công tác quản lý các nội dung học tập nhƣ: Cán bộ quản lý nhà trƣờng phần lớn chƣa đƣợc đào tạo cơ bản về khoa học quản lý, chƣa có cơ sở về lý luận về nâng cao chất lƣợng dạy học, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động.
Nội dung chƣơng trình chƣa thực sự phù hợp để nâng cao chất lƣợng dạy học, chƣa phù hợp với yêu cầu sản xuất và tiếp cận với công nghệ tiên tiến, khoa học kỹ thuật hiện đại, chƣơng trình còn nặng về lý thuyết ít thời gian thực hành.
Công tác quản lý giảng viên còn nhiều hạn chế, một số giảng viên còn yếu về mặt chuyên môn, chƣa đáp ứng đƣợc nhiệm vụ giảng dạy, các giảng viên ít cập nhật kiến thức chuyên môn liên quan đến nhu cầu thực tế, bài giảng của thầy đôi khi không còn phù hợp với tình hình xã hội hiện tại.
Các trang thiết bị mới phù hợp với công nghệ hiện và thực tế sản xuất còn ít, công tác quản lý thiết bị chƣa chặt chẽ dẫn đến hƣ hỏng, thất thoát thiết bị mà không quy kết đƣợc trách nhiệm của giảng viên sử dụng.
Thực trạng trên đây có chính là các cơ sở thực tiễn giúp ta xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, để đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động có hiệu quả. Những cơ sở lý luận chỉ có thể cho phép xây dựng các biện pháp ở mức độ chung, khi xây dựng biện pháp thực hiện phải cụ thể, phải bám sát với tình hình thực tế và điều kiện cụ thể ở Trƣờng Cao đẳng Cơ khí- Luyện Kim.
Chƣơng 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG CƠ KHÍ – LUYỆN KIM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG
3.1. Định hướng phát triển nhà trường và nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Định hướng phát triển của trường cao đẳng cơ khí – luyện kim
Dựa trên những cơ sở pháp lý, từ chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020 của Chính phủ, của các Bộ, các Ngành và của Tỉnh Thái nguyên, định hƣớng phát triển ngành luyện kim thể hiện qua các quyết định:
- Quyết định số 145/2007/QĐ- TTg, ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Thủ tƣớng chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007- 2015, có xét đến năm 2025, tiếp tục nâng cao sản phẩn thép.
- Quyết định số 58/2007– QĐ/TTg, ngày 04/05/2007 của Thủ tƣớng chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái nguyên đến năm 2020; Ngành luyện kim đƣợc xác định là ngành công nghiệp chủ đạo, cần đƣợc ƣu tiên phát triển.
- Quyết định số 55/2007– QĐ/ TTg, ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Thủ tƣớng chính phủ về việc phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ƣu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Trong danh mục các ngành công nghiệp ƣu tiên trong đó có ngành luyện kim.
Từ các Quyết định của Chính phủ, của Bộ công thƣơng và của tỉnh Thái Nguyên cho thấy: Nhà nƣớc luôn quan tâm khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nƣớc để phát triển ngành Luyện kim. Khi phát triển một ngành công nghiệp nặng (công nghiệp luyện kim) cần đầu tƣ về dây truyền sản xuất và đặc biệt là phải đào tạo nguồn nhân lực (con ngƣời) có kỹ thuật để vận hành dây truyền sản xuất. Căn cứ vào chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của nhà nƣớc, của các bộ và của tỉnh Thái Nguyên, căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực ở trình độ Cao đẳng và Đại học của ngành luyện kim
trong những năm 2013- 2020, quy mô đào tạo của nhà trƣờng vẫn đƣợc mở rộng và tiếp tục phát triển. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 nâng cấp trƣờng Cao đẳng cơ khí – luyện kim trở thành trƣờng Đại học cơ khí- luyện kim với đa cấp học, đa ngành học, đào tạo kỹ sƣ công nghệ chất lƣợng cao phục vụ cho sự phát triển của ngành luyện kim và các ngành khác; Các chƣơng trình đào tạo tiên tiến, đạt chuẩn trong khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mang tính ứng dụng cao cho ngành cơ khí, ngành luyện kim và các ngành kinh tế khác. Tăng cƣờng liên kết đào tạo, gắn kết giữa đào tạo với sử dụng lao động, đào tạo các công nghệ hiện đại phù hợp với thực tế sản xuất.
3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.2.1. Đảm bảo tính khoa học và thực tiễn
Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng Cao đẳng cơ khí – luyện kim, để nâng cao chất lƣợng đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động phải dựa trên cơ sở đảm bảo tính khoa học. Quản lý hoạt động dạy học không chỉ dựa vào kinh nghiệm mà phải căn cứ vào các quy luật khách quan chi phối toàn bộ quá trình quản lý, không đi ngƣợc quy luật khách quan. Quản lý hoạt động dạy học đòi hỏi phải nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật, vận dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật; phải có phƣơng pháp quản lý có khoa học, có căn cứ, coi trọng điều tra, dự đoán, phải xây dựng biện pháp quản lý hoạt động dạy học cụ thể, có tầm nhìn.
Biện pháp quản lý hoạt động dạy phải gắn liền với điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng, của địa phƣơng. Hiểu rõ các đặc điểm của thực tiễn liên quan đến nâng cao chất lƣợng đào tạo trong nhà trƣờng. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học phải đƣợc dựa trên trên cơ sở nguồn nhân lực, vật lực, tài lực thực tiễn của nhà trƣờng. Nội dung biện pháp phải toàn diện, cân đối, nêu đƣợc nhiệm vụ trọng tâm, phản ánh mục tiêu quản lý nhà trƣờng, nhiệm vụ quản lý của hiệu trƣởng, phải nêu đƣợc những nhiệm trên cơ sở thực tiễn, phải
có sự kế thừa những kết quả đạt đƣợc của kì trƣớc đó, phát triển ở mức cao hơn, hoàn thiện hơn.
Tính khoa học và thực tiễn luôn thống nhất, thực tiễn là cơ sở, là thƣớc đo giá trị về phù hợp của các tác động, các quyết định biện pháp quản lý.
3.1.2.2. Đảm bảo tính đồng bộ
Để nâng cao đƣợc chất lƣợng đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động hiện nay, việc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng Cao đẳng cơ khí – luyện kim phải dựa trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ. Quản lý hoạt động dạy học bao gồm các nội dung: Quản lý chƣơng trình, kế hoạch, nội dung dạy học, quản lý các khoa và các tổ chuyên môn, quản lý hoạt động dạy học của giảng viên, quản lý học tập của sinh viên, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học. Quản lý hoạt động dạy học là quản lý hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, cùng với các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị khác hỗ trợ cho hoạt động dạy học.
Công tác quản lý hoạt động dạy học muốn đạt đƣợc hiệu quả cao, đòi hỏi phải quản lý hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò và các nội dung quản lý phải đảm bảo tính đồng bộ, biện pháp quản lý phải đƣợc tác động đồng bộ đến tất cả các nội dung quản lý. Đảm bảo tính đồng bộ trong quản lý hoạt động dạy học đó là công tác quản lý ở các khâu, ở các nội dung đều đƣợc coi trọng và quản lý đều có hiệu quả. Cần phải thực hiện đồng bộ ở các nội dung: Đổi mới công tác quản lý, phát triển chƣơng trình phù hợp với các công nghệ hiện đại, đổi mới hoạt động dạy, hoạt động học, đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học để nâng cao chất lƣợng đào tạo trong nhà trƣờng.
3.1.2.3. Đảm bảo tính kế thừa, phát triển
Dựa trên những cơ sở lý luận và đặc biệt dựa vào thực trạng của nhà trƣờng Cao đẳng cơ khí – luyện kim để tìm các biện pháp quản lý hoạt động dạy học đạt đƣợc mục tiêu nâng cao đƣợc chất lƣợng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động hiện nay. Một trong những yêu cầu là phải đảm bảo
tính đồng bộ trong quản lý, những biện pháp đó phải đƣợc xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy đƣợc những kết quả quản lý đạt đƣợc của năm trƣớc đó, phát triển ở mức cao hơn, hoàn thiện hơn, tránh đổi gây ra những xáo trộn trong quản lý. Ngƣời quản lý phải tìm ra những mặt mạnh đã đạt đƣợc để phát huy, đồng thời chỉ ra đƣợc những yếu tố cản trở chính đối với quá trình thực hiện mục tiêu, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng. Trong những năm qua nhà trƣờng đã đạt đƣợc những kết quả nhƣ: quy mô, ngành nghề đào tạo đƣợc mở rộng và phát triển, chất lƣợng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đƣợc nâng lên, khai thác cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy có hiệu quả. Bên cạnh những mặt mạnh đã đạt đƣợc cần phải nhìn ra những hạn chế, những tồn tại trong hoạt động dạy học nhƣ: Chất lƣợng đào tạo tay nghề còn có những hạn chế, sinh viên sau khi ra trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tế sản xuất, công tác kiểm định chất lƣợng chƣa đảm bảo, quản lý dạy học chƣa có chiều sâu, việc đánh giá đôi khi hạn chế v.v. Những ƣu, nhƣợc điểm của quá trình đào tạo trƣớc đây sẽ tạo cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học hợp lý, để khắc phục những tồn tại và nâng cao chất lƣợng đào tạo.
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học cụ thể
3.2.1. Quán triệt cho cán bộ , giảng viên về định hướng đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học
* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp.
Cán bộ, giảng viên là ngƣời quyết định đến việc đảm bảo chất lƣợng dạy học, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động, vì vậy phải quán triệt cho cán bộ, giảng viên nhận thức đúng đắn về mục tiêu, nội dung, cách thực hiện để nâng cao chất lƣợng dạy học.
Từ đó mỗi cán bộ, giảng viên trong toàn trƣờng nâng cao ý thức, trách nhiệm, thực hiện có hiệu quả trong công tác quản lý, trong công tác giảng dạy để khắc phục những trì trệ, yếu kém, chất lƣợng đào tạo kém hiệu quả trong thời gian vừa qua.
* Nội dung của biện pháp.
- Tổ chức hội thảo cấp nhà trƣờng về chuyên đề đổi mới, nâng cao chất lƣợng dạy học.
- Tuyên truyền cho cán bộ, giảng viên thấy đƣợc thực trạng về chất lƣợng dạy học của nhà trƣờng trong thời gian vừa qua, chƣa đáp ứng yêu cầu của các cơ sở sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp.
- Mời những cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở các cơ sở sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp có ý kiến trao đổi, đánh giá về về chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dƣỡng cán bộ, giảng viên trong nhận thức cũng nhƣ trong thực tiễn giảng dạy để nâng cao về chất lƣợng đào tạo.