9. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học: Gồm có những cơ sở
vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học sau :
Bảng 2.1: Thực trạng về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học Tên cơ sở vật chất Đơn vị tính Số lƣợng
I. Phòng học 1. Số phòng Phòng 50 - Kiên cố Phòng 38 - Bán kiên cố Phòng 12 - Phòng máy tính Phòng 3 2. Diện tích phòng học m2 7050 - Kiên cố m2 6031 - Bán kiên cố m2 1019 II. Phòng thí nghiệm 1. Số phòng Phòng 13 - Kiên cố Phòng 13 - Bán kiên cố Phòng 2. Diện tích m2 912 - Kiên cố m2 912 - Bán kiên cố m2 III. Thƣ viện 1. Số phòng Phòng 19 - Kiên cố Phòng 19 - Bán kiên cố Phòng 2. Diện tích m2 3300 - Kiên cố m2 3300 - Bán kiên cố m2 IV. Nhà ở học sinh 1. Số phòng Phòng 166 - Kiên cố Phòng 60 - Bán kiên cố Phòng 106 2. Diện tích m2 4988 - Kiên cố m2 3015 - Bán kiên cố m2 1973
V. Sân, bãi thể thao
- Số lƣợng Cái 2 - Diện tích m2 3677 VI. Xƣởng thực tập 1. Số phòng Phòng 24 - Kiên cố Phòng 12 - Bán kiên cố Phòng 12 2. Diện tích m2 3326 Trong đó:- Kiên cố m2 1413 - Bán kiên cố m2 1913
2.2.4. Định hướng phát triển nhà trường
Căn cứ vào những quyết định đã đƣợc nhà nƣớc phê duyệt về phát triển ngành luyện kim và thực trạng cho thấy, đào tạo cho ngành luyện mới chỉ có khoa Công nghệ vật liệu của Đại học Bách khoa Hà Nội đào tạo bậc đại học theo hƣớng hàn lâm (nghiên cứu), còn lại chƣa có một trƣờng đại học nào đào tạo nguồn nhân lực theo hƣớng kỹ sƣ công nghệ luyện kim, phục vụ cho sự phát triển của ngành luyện kim đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động, cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa Đất nƣớc. Trƣờng cao đẳng Cơ khí - Luyện kim thuộc Bộ Công Thƣơng, là một trƣờng duy nhất trong cả nƣớc đào tạo Kỹ thuật viên bậc Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp cho ngành luyện kim. Định hƣớng phát triển trong những năm tới của nhà trƣờng:
“Phát huy mọi nguồn lực, tập trung đầu tƣ xây dựng và phát triển nhà trƣờng một cách toàn diện, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đào tạo kỹ sƣ công nghệ phục vụ cho sự phát triển của ngành luyện kim, chính quy, hiện đại, với đa cấp học, có khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lƣợng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa Đất nƣớc”.
2.2.5. Công tác quản lý học tập
Nhà trƣờng đã quản lý tƣơng đối tốt các hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên, làm tốt công tác giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập, từ đó nâng cao đƣợc kết quả học tập cho sinh viên.
Phát động nhiều phong trào thi đua để nâng cao chất lƣợng học tập và rèn luyện, nhƣ phong trào thi đua: “Thi đua học tốt vì ngày mai lập nghiệp”. Phong trào thi đua “học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” về tinh thần học tập. Tổ chức nhiều diễn đàn, tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về chủ đề: Nâng cao chất lƣợng học tập, nghiên cứu khoa học, thực hiện tốt nề nếp, giữ gìn cảnh quan môi trƣờng sƣ phạm. Kết quả công tác quản lý học tập.
*Học tập: * Rèn luyện:
. Lên lớp đạt : 96%; khá giỏi: 40,5% . RL khá: 30%; RL tốt: 70%; . Tốt nghiệp đạt: 98%; khá giỏi: 35%. . RL khá: 32 %; RL tốt: 68%;
* Có 90 % SV ra trƣờng xin đƣợc việc làm theo chuyên môn đƣợc đào tạo. * Có 75 % SV ra trƣờng đƣợc các doanh nghiệp đánh giá có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và khả năng thích ứng.
2.2.6. Công tác xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý
Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên- cán bộ quản lý là nền tảng, có ý nghĩa quyết định đến mục tiêu chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng giay đoạn 2012- 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Hiện nay đã có 58% giảng viên hoàn thành chƣơng trình học Thạc sỹ, có 14 Tiến sĩ và nghiên cứu sinh, có 64 % giảng viên hoàn thành chƣơng trình học đại học ngoại ngữ ( bằng hai). Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 phải nhanh chóng xây dựng cho đƣợc một đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ đào tạo ở trình độ đại học, mỗi ngành phải có tối thiểu 04 giảng viên có học vị Tiến sỹ. Để đạt đƣợc mục tiêu nêu trên cần phải thực hiện:
Khuyến khích những giảng viên trẻ, có năng lực, tạo điều kiện cho đi nghiên cứu sinh trong nƣớc cũng nhƣ ở nƣớc ngoài, năm 2013 mỗi ngành đào tạo phải xem xét cử tối thiểu 02 giáo viên đi nghiên cứu sinh.
Có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút những giảng viên có học vị Tiến sĩ về trƣờng công tác. Cử các cán bộ quản lý đi học nghiệp vụ, chuyên nghành quản lý giáo dục.
Tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các giảng viên, thƣờng xuyên cập nhật kiến thức mới, kiến thức về kỹ thuật, tin học, công nghệ, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề thực tế sản xuất để nâng cao vai trò và vị thế của nhà trƣờng đối với cơ sở sản xuất.
2.2.7. Công tác thanh tra,kiểm tra
Trong những năm qua Hiệu trƣởng nhà trƣờng và BGH đã thực hiện tƣơng đối tốt công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá trong quản lý dạy học. Kiểm tra đánh giá là hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động dạy học và hoạt động quản lý nhà trƣờng, giúp cho ngƣời học ngƣời dạy và nhà quản lý nhìn lại kết quả hoạt động của mình từ đó tự điều khiển, điều chỉnh hoạt động để nâng cao kết quả.
Hiệu trƣởng chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chức năng thanh tra, kiểm tra công tác kế hoạch, công tác giảng dạy, công tác quản lý để có những kết quả cụ thể về mặt mạnh, mặt yếu, trên cơ sở đó ngƣời hiệu trƣởng điều chỉnh và điều khiển các hoạt động quản lý để đạt đƣợc mục tiêu nâng cao chất lƣợng đào tạo. Thực hiện phân cấp trong công tác quản lý các cấp, làm rõ chức trách, nhiệm vụ của từng giảng viên, thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm định chất lƣợng đào tạo, đánh giá kết quả giảng dạy của từng giảng viên gắn liền với thƣởng phạt nghiêm minh, đồng thời tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát hoạt động của các phòng, ban chức năng trong trƣờng.
2.2.8. Công tác phát triển chương trình và học liệu phục vụ cho dạy học
Trong những năm gần đây, nhìn chung chất lƣợng đào tạo(cốt lõi là chất lƣợng dạy- học) của nhà trƣờng còn có những hạn chế, đặc biệt là chất lƣợng tay nghề của sinh viên sau khi ra trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tế sản xuất, trong những năm tới cần có một số giải pháp để nâng cao chất lƣợng:
- Thực hiện đổi mới chƣơng trình và nội dung đào tạo ở tất cả các hệ đào tạo trong Trƣờng. Kết cấu chƣơng trình đào tạo phải thiết thực, bám sát thực tế sản xuất phù hợp với các cộng nghệ hiện đại, tinh giản nội dung lý thuyết, tăng thời lƣợng thực hành, thực tập.
- Phát triển nội dung chƣơng trình thực tập mang tính ứng dụng cao, đẩy mạnh thực tập kết hợp lao động sản xuất nhằm khai thác và phát huy hiệu quả các trang thiết bị hiện có, nâng cao chất lƣợng thực hành tay nghề cho sinh viên. Phấn đấu tất cả các khoa chuyên môn của trƣờng đều phải có các Trung tâm để thực hiện việc thực tập, kết hợp lao động sản xuất và nghiên cứu khoa hoc.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim để đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động Luyện kim để đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động
2.3.1. Thực trạng các nội dung quản lý hoạt động dạy học
Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim theo hƣớng nâng cao chất lƣợng dạy học, đáp ứng yêu cầu của
thị trƣờng lao động, tôi đã sử dụng phiếu câu hỏi trƣng cầu ý kiến của 60 giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại trƣờng và trao đổi trực tiếp các đồng chí tham gia quản lý, giáo viên, tổng hợp những thông tin đã thu đƣợc để đƣa ra kết luận về thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, để đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động (Bảng 2.2). Kết quả cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.2: Sự chỉ đạo của nhà trƣờng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, để đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động
TT Nội dung Mức độ thực hiện Thƣờng xuyên Chƣa thƣờng xuyên Chƣa bao giờ SL % SL % SL % 1 Lãnh đạo nhà trƣờng thƣờng xuyên quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lƣợng dạy học,để đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động.
55 91,7 5 8,3
2
Trong kế hoạch, nhiệm vụ của năm học có vấn đề nâng cao chất lƣợng dạy học, để đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động.
55 91,7 4 6,65 1 1,65
Kết quả khảo sát đã cho thấy ban lãnh đạo nhà trƣờng thƣờng vẫn thƣờng xuyên quan tâm chỉ đạo đến vấn đề nâng cao chất lƣợng dạy học, để đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động, có 91,7 % ý kiến cho rằng lãnh đạo nhà trƣờng đã nhận thức đúng đắn về định hƣớng nâng cao chất lƣợng dạy học, để đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động của nhà trƣờng, đƣợc thể hiện qua kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của năm học, từ sự định hƣớng, chỉ đạo, đến tổ chức thực hiện của từng giáo viên.
Bên cạnh đó vẫn có một số ý kiến cho rằng việc quan tâm của lãnh đạo nhà trƣờng vẫn chƣa thƣờng xuyên, mà mới chỉ tập trung vào từng đợt, nhƣ những đợt kiểm tra đánh giá chất lƣợng giáo viên( có 8,3% ý kiến). Điều đó chứng tỏ trong quá trình chỉ đạo lãnh đạo nâng cao chất lƣợng dạy học có những giảng viên chƣa quan tâm tới, do đó sẽ là những yếu tố làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng giảng dạy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
* Ban lãnh đạo nhà trƣờng thƣờng vẫn thƣờng xuyên quan tâm và định hƣớng, chỉ đạo đƣợc thể hiện nâng cao chất lƣợng dạy học, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động qua kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của năm học. Nhƣng việc chỉ đạo đôi khi các giảng viên chƣa để ý, nên kết quả đào tạo còn hạn chế.
Chúng tôi đã lấy phiếu thăm dò giáo viên, cán bộ quản lý từ cấp tổ môn đến cấp khoa và phát vấn trực tiếp để khẳng định về những nội dung mà lãnh đạo nhà trƣờng đã chỉ đạo, quản lý theo hƣớng nâng cao chất lƣợng dạy học, để đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động. (60 phiếu thăm dò). Kết quả khảo sát
(Bảng 2.3) thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 2.3: Những nội dung đã chỉ đạo, quản lý theo hƣớng nâng cao chất lƣợng dạy học, để đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động
TT Nội dung Mức độ thực hiện
SL %
1 Chỉ đạo thực hiện quản lý chƣơng trình, kế hoạch
dạy học theo hƣớng nâng cao chất lƣợng dạy học. 41 68 2 Chỉ đạo thực hiện quản lý các khoa và bộ môn chyên
môn theo hƣớng nâng cao chất lƣợng dạy học. 40 66 3 Chỉ đạo thực hiện quản lý hoạt động của Giảng
viên theo hƣớng nâng cao chất lƣợng dạy học 10 16 4 Chỉ đạo thực hiện Quản lý hoạt động học tập của
sinh viên theo hƣớng nâng cao chất lƣợng dạy học. 30 50 5 Chỉ đạo thực hiện quản lý phƣơng pháp,
phƣơngtiện, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học, theo hƣớng nâng cao chất lƣợng dạy học.
Qua phiếu trƣng cầu ý kiến có 68% ý kiến cho rằng ban lãnh đạo nhà trƣờng đã quan tâm chỉ đạo thực hiện quản lý chƣơng trình, kế hoạch dạy học theo hƣớng nâng cao chất lƣợng dạy học. Có 66% ý kiến cho rằng ban lãnh đạo nhà trƣờng đã quan tâm chỉ đạo thực hiện quản lý các khoa và bộ môn chuyên môn theo hƣớng nâng cao chất lƣợng dạy học. Bên cạnh đó chỉ có 16% ý kiến cho rằng ban lãnh đạo nhà trƣờng quan tâm thực hiện quản lý hoạt động của Giảng viên theo hƣớng nâng cao chất lƣợng dạy học.
Tóm lại: Hiệu trƣởng nhà trƣờng đã có định hƣớng và quan tâm chỉ đạo thực hiện quản lý theo hƣớng nâng cao chất lƣợng dạy học, để đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động, nhƣng chỉ quan tâm chỉ đạo, thực hiện quản lý chƣơng trình, kế hoạch dạy học, quan tâm chỉ đạo, thực hiện quản lý các khoa và bộ Môn chyên môn. Chƣa quan tâm Chỉ đạo thực hiện quản lý hoạt động của Giảng viên, đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng học tập của sinh viên giảm sút, chất lƣợng đào tạo không cao. Nhà trƣờng cần phải tăng cƣờng công tác quản lý, quản đều các nội dung trong quá trình dạy học, đặc biệt là quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên.
2.3.2. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học
Trong nhà trƣờng Hiệu trƣởng là ngƣời phụ trách tổng thể, giúp việc cho Hiệu trƣởng có Phó hiệu trƣởng về công tác đào tạo, phòng đào tạo và các khoa chuyên môn trực tiếp tƣ vấn cho hiệu trƣởng về chƣơng trình, kế hoạch dạy học. Phòng đào tạo và các khoa chuyên môn là đơn vị thực hiện công tác quản lý, thực hiện chƣơng trình, kế hoạch dạy học. Chƣơng trình khung đƣợc Bộ giáo dục- Đào tạo xây dựng phân cứng: còn phần mềm đƣợc nhà trƣờng xây dựng và biên soạn giáo trình đƣa vào giảng dạy, đảm bảo các mục tiêu đã đề ra. Nội dung chƣơng trình phải phù hợp với yêu cầu sản xuất, tiếp cận công nghệ tiên tiến, khoa học kỹ thuật hiện đại. Phòng đào tạo xây dựng kế hoạch dạy học từ chƣơng trình khung và quản lý kế hoạch dạy học. Đó là kế hoạch dạy học của khoá học, kế hoạch dạy của học năm học, kế hoạch dạy học các môn và thời khoá biểu.
Thực hiện quản lý chƣơng trình, Kế hoạch dạy học là một chức năng quan trọng của quản lý . Để tìm hiểu về công tác này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 60 cán bộ quản lý cấp khoa, phòng và giảng viên của nhà trƣờng. Kết quả khảo sát ở (bảng số 2.4) cho thấy:
Bảng 2.4: Thực trạng quản lý thực hiện chƣơng trình, kế hoạch dạy học
TT Nội dung
Mức độ thực hiện
SL %
1
Nhà trƣờng có kế hoạch tổng thể chỉ đạo thực hiện quản lý chƣơng trình, kế hoạch dạy học theo hƣớng nâng cao chất lƣợng dạy học.
57 95
2
Nội dung chƣơng trình, kế hoạch dạy học đã phù hợp để nâng cao chất lƣợng dạy học, để đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động.
30 50
3 Có bổ sung và điều chỉnh chƣơng trình, kế
hoạch khi cần thiết. 39 65
95% ý kiến cho rằng: Nhà trƣờng có kế hoạch tổng thể cả năm học trong việc quản lý chƣơng trình, kế hoạch dạy học theo hƣớng nâng cao chất lƣợng dạy học.
Qua phiếu trƣng cầu ý kiến có 50% ý kiến cho rằng: nội dung chƣơng trình, kế hoạch dạy học đã phù hợp để nâng cao chất lƣợng dạy học, để đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động. Những vấn đề không phù hợp với nội dung chƣơng trình, kế hoạch dạy học để nâng cao chất lƣợng dạy học sẽ đƣợc bổ sung và điều chỉnh lại cho hợp lý. Kết quả khảo sát ở bảng cũng cho thấy: Khi điều chỉnh lại chƣơng trình, kế hoạch dạy học chỉ phù hợp 65%.
Nhƣ vậy có thể thấy, Hiệu trƣởng nhà trƣờng đã có kế hoạch và thực hiện tốt quản chƣơng trình, kế hoạch dạy học theo hƣớng nâng cao chất lƣợng dạy học. Bên cạnh đó cũng cho thấy nội dung chƣơng trình, kế hoạch dạy học chƣa