Hình tượng nhân vật trữ tình xuất hiện trong vai trò là con cháu, họ

Một phần của tài liệu lượn trống trong tang lễ của người tày ở bắc quang - hà giang (Trang 107 - 152)

9. Bố cục luận văn

3.3.2. Hình tượng nhân vật trữ tình xuất hiện trong vai trò là con cháu, họ

họ hàng, và trong vai trò là người diễn xướng trong buổi lễ.

+Trong vai trò là con cháu, họ hàng

Nếu như trong vai trò là người thân, nhân vật trữ tình xuất hiện trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng của mình. Thì đối với họ hàng, con cháu người đã khuất nhân vật trữ tình cũng xuất hiện với tần số tuy không lớn nhưng cũng đã phần nào làm nên diện mạo hình tượng nhân vật trữ tình.

Cụ thể qua khảo sát, thống kê 45 bài hát lượn trống trong địa phương Bắc Quang, chúng tôi thấy hình tượng nhân vật trữ tình xuất hiện có tần số là 15 lần. Điều đó đã khẳng định, trong những lời hát lượn trống yếu tố nhập vai và tự thuật tâm trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, và ở đây nhân vật trữ tình đã trực tiếp giãi bày, thổ lộ tình cảm với một giọng điệu đau xót, cắt xé lòng người.

Chúng ta ai cũng biết, không ai có thể sống một mình trên thế gian này mãi được. Vì vậy, trong cuộc sống mọi người luôn quần tụ lại sống thành từng gia đình, làng bản yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Nay có người mất đi thì tinh thần “sống chết có nhau” ấy thể hiện, lại càng cho ta thấy rõ được tình cảm giữa những con người với con người với nhau. Thường thì con cháu, họ hàng đến chia buồn với gia chủ rất đông nhưng ở đây qua khảo sát, chúng tôi chỉ thống kê những người đến phúng viếng là hai bên thông gia của gia đình có người mất.

Đây là lời hát của thông gia đến chia buồn cùng gia chủ:

Rạ rạ kính trình Nhà cá ngồi lặng Cho yên mà nghe

Tôi kể thống cư Dương thế thông gia Là nghĩa chia luc Hác căn phong mừa Vằn lăng lưu niên Kế nghiệp hồn rày Cách biệt thông gia Tham thiết thắm tình Xót xa cỗ bàn

Biếu phúng giám khảo Ngồi nghe rọi pi

Mừa ná pú gia Lùng pá dú lai Bình yên thông gia

Song tuyền đời đời phú quý.

Tạm dịch:

(Dạ dạ kính trình Nhà cả ngồi lặng Cho yên mà nghe Tôi kể thống cư Dương thế thông gia Là nghĩa kết giao Ngày sau còn mãi Kế nghiệp hồn này Cách biệt thông gia Thảm thiết thắm tình Xót xa cỗ bàn

Biếu phúng giám khảo Ngồi nghe khóc thương Về tiễn thông gia Ăn ở lâu dài

Bình yên thông gia

Song tuyền đời đời phú quý.)

[20, tr.110]

Khi hay tin gia đình có người mất, hai bên thông gia của họ đều đến để chia buồn. Thường thì họ hàng thông gia mỗi nhà phải có một mâm lễ và cây hoa (cốc bjoóc) đến phúng viếng, thậm chí có nơi đồ lễ phúng viếng là một con trâu, con lợn, hoặc là gạo, rượu, hương vàng… tùy thuộc vào gia cảnh mỗi người để tỏ lòng tiễn biệt người đã khuất. Những tình cảm chân thành ấy đều xuất phát từ tấm lòng của họ. Vì thế, khi tiếng ca khóc than tiễn biệt được cất lên từ chính người đến phúng viếng cũng là lúc ta thấy hiện lên rất rõ yếu tố nhập vai và tự thuật tâm trạng của nhân vật trữ tình hết sức cảm động và đi vào lòng người.

+ Trong vai trò là ngƣời diễn xƣớng trong buổi lễ.

Không chỉ người hát (nhân vật trữ tình), ca các bài lượn trống là con cháu, họ hàng người thân tang chủ theo bài ca truyền thống mà hình tượng nhân vật trữ tình còn xuất hiện dưới vai trò là nhân vật trữ tình, hoặc có khi không phải là nhân vật trữ tình. Trong trường hợp này có thể gọi họ là nhân vật diễn xướng.

Những bài khóc ma (tiếng Tày gọi là hảy phi) truyền thống được lưu truyền trong dân gian bởi một số người lớn có kinh nghiệm chứ không phải ai cũng thuộc và hát được. Vì thế mà qua khảo sát ở địa phương, chúng tôi thấy trong đám tang của gười Tày người đứng ra trực tiếp hát với vai trò người thân của tang chủ như: vợ (chồng), con cháu, họ hàng… là rất ít. Thậm chí có

đám tang sự xuất hiện của nhân vật diễn xướng chỉ duy nhất tập trung ở người hát thuê. Bởi họ là những người có tri thức về tín ngưỡng tâm linh, các bài hát lượn trống mà các thầy ca chủ yếu giúp con cháu trả ơn chữ hiếu cho cha mẹ, người thân của họ.

Như vậy, với tư cách vừa là người hát thuê vừa là nghệ nhân, nhân vật diễn xướng sẽ hát các bài lượn theo yêu cầu của gia chủ và tiến hành các hoạt động lễ nghi giống như một cuộc trình diễn nghệ thuật vừa đặc sắc vừa mang ý nghĩa tín ngưỡng tôn giáo sâu xa.

Đây là một trong những bài hát mà chúng tôi sưu tầm được có sự xuất hiện trực tiếp của nhân vật diễn xướng khi buớc ra chào khách:

Kính chiềng nưa tẳư Quý cần họ hàng Cần lác qua tàng Cắp ti quỷ tọng Bọn khỏi dú quay Khỏ khăn thâng nạy ……..

Cá đoàn bọn khỏi

Nhang óoc chiềng khéch Nhang kha khảu lườn Khỏi là nho sị

Xo chiềng quý cần Quá tàng quá nạy Khỏi cần tàng quay

Nhang óoc (hồi là) xo chiềng

Cần khảu thâng chứng pân việc chồm Đạ nằng phục phà dú yên

Hắc điêu bấu đỉn đoắc

Cần quỷ lác (hồi là) cần nằng Cần là khéch chắc lai giỏi giang Cần là khéch tì nằng cải lai Mì nả dú sẳư quay

Chứng chiềng óoc (hồi là) cần Tày

Tạm dịch:

Kính chào trên dưới Quý cần họ hàng Khách lạ qua đường Cùng nơi quý trọng Chúng tôi viễn vọng Cách trở đến đây …….. Phường mạc chúng tôi Bước ra chào khách Bước chân vào nhà Tôi là nho sĩ

Xin chiềng quý khách Thắm nghị xét qua Tôi khách đường xa Bước ra (hồi là) xin chào

Người bước vào đến chưng việc hiếu Đã ngồi giường chiếu ngồi yên Cô độc cách xuyên

Khách quý viên (hỡi là) người ngồi Khách những người văn chương quân tử

Khách những người chức dự đề đa Hợp mặt khắp gần xa

Phải chào ra (hỡi là) khách Tày.

[1, tr.51]

Trong vai trò là người hát thuê, nhân vật diễn xướng sẽ trực tiếp hát các bài lượn theo yêu cầu của gia chủ. Qua khảo sát, chúng tôi sưu tầm được một số bài lượn do chính nhân vật diễn xướng hát than thay cho con cháu, họ hàng người đã khuất. Với tư cách là vợ (chồng) hát than người thân đã khuất như:

Rạ rạ kính trình Nhà cả ngồi lặng Mà nghe tôi kế Phu thê chi nghịa Sự bởi thiên công Đạo nghịa phua mìa Kết duyên chiêm chạu Thiên cao địa hạu Tạo hoá vần xoay Cụng than thiết thay

Tạm dịch:

Dạ dạ kính trình Nhà cả ngồi lặng Mà nghe tôi kể Phu thê chi nghĩa Sự bởi thiên công Đạo nghĩa vợ chồng Kết duyên sớm tối Thiên cao địa hậu Tạo hóa vần xoay

Càng thảm thiết thay

[21, tr.101] Hay con cái hát than cho cha mẹ đã khuất như:

Lòng thàu khắc khoải Đền ơn giá nghĩa Giá đạo ta tai

Mừa chàu quắc phạ Luc khươi đạo lá Póa nghịa công thinh Póa ơn bình yên Lúc lan thoong tuyên Đời đời phú quý.

Tạm dịch: Lòng con khắc khoải Đền ơn trả nghĩa Trọn đạo mẹ cha Về chầu Thượng đế Con rể đạo là

Đáp nghĩa công sinh Đền ơn bình yên Con cháu hai họ Đời đời phú quý.

[17,tr.108]

Hát, xướng, nhạc là ưu thế của người hát thuê và cũng là ưu thế của nhân vật trữ tình dưới vai trò là người trực tiếp diễn xướng. Tùy theo yêu cầu của gia chủ mà người nghệ nhân cất tiếng hát khóc than cho người quá cố với tất cả tấm lòng chân tình của mình, giống như khóc than cho chính nguời thân của họ vậy. Từ đó cho thấy, vai trò của hình tượng nhân vật trữ tình trong một

đám tang của người Tày là rất lớn và có ý nghĩa sâu sắc không chỉ trong phạm vi gia đình mà còn cả trong cộng đồng người Tày nữa.

Tiểu kết.

Lượn trống trong tang lễ của tộc người Tày Bắc Quang - Hà Giang mang những đặc trưng chung của dân ca trữ tình cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Qua nghiên cứu một số phương diện nghệ thuật như thể thơ, thời gian và không gian nghệ thuật, nhân vật trữ tình… giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về giá trị của lượn trống; Cũng như đi sâu vào việc khám phá tâm thức của đồng bào trong một nghi lễ trang trọng.

Thể thơ trong Lượn trống là sự kế thừa thể thơ bốn chữ có khuôn phép, quy định của dân tộc; lại vừa có sự dung nạp của thể thơ tự do, điều này đã tạo cho lời ca lượn trống có thể diễn đạt một cách sinh động và phong phú đời sống tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào Tày. Hơn nữa trong lời lượn trống có sự đan xen, thâm nhập giữa các yếu tố của lời nói vào lời hát nên gây được sự chú ý của người hát cũng như người nghe. Họ thể nghiệm lời ca để cảm nhận, lắng nghe và để đồng vọng tiếng nói của tình cảm, tâm hồn mình tới người đã khuất. Đồng thời người nghe, người đọc cũng thấu hiểu được ý tình thể hiện qua ngôn từ, qua tiếng khèn, tiếng trống.

Hát lượn trống còn sử dụng các yếu tố về thời gian và không gian nghệ thuật cũng rất đa dạng và phong phú. Gắn liền với nó là hình tượng nhân vật trữ tình, khi thì xuất hiện với vai trò là người người hát trực tiếp bày tỏ tình cảm một cách mãnh liệt, khi thì xuất hiện dưới vai trò là người diễn xướng thay cho gia chủ để bày tỏ nỗi lòng của họ với người đã khuất.

Qua nghiên cứu một số phương diện nghệ thuật như trên giúp ta cái nhìn khái quát toàn diện về giá trị của lượn trống trong tang lễ của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang và có điều kiện đi sâu vào khám phá, tìm hiểu những màu phong tục, tín ngưỡng, bản sắc riêng của lượn trống.

KẾT LUẬN

Bắc Quang là một huyện miền núi, cửa ngõ đầu tiên của tỉnh Hà Giang, mặc dù có sự thay đổi về địa vực nhưng cư dân lại không bị xáo trộn mà vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc bản địa. Đặc biệt, qua việc tìm hiểu về nội dung cũng như nghệ thuật những bài lượn trống trong tang lễ của người Tày trong địa phương Bắc Quang, Hà Giang chúng tôi nhận thấy đây là một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân trước tang lễ. Trong điều kiện và khả năng có thể, chúng tôi bước đầu rút ra được một số nhận định và kết luận sau:

1. Kho tàng văn học dân gian của dân tộc Tày vô cùng phong phú và đa dạng, cùng với hát lượn nhưng mỗi vùng, mỗi địa phương, khu vực lại có những tên gọi, giai điệu, nội dung khác nhau. Hát lượn trống trong tang lễ của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang là một hình thức sinh hoạt lễ nghi vừa mang nét văn hóa tâm linh, vừa có ý nghĩa ngợi ca, giáo huấn con cháu mọi thế hệ hãy biết giữ trọn đạo hiếu làm người, nhất là văn hoá ứng xử khi trong gia đình, làng bản có người mất. Hát lượn trống còn là những lời ca được đúc kết từ cuộc sống, từ tình nghĩa giữa con người với nhau từ các thế hệ xa xưa, là kho tàng tri thức nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm, giúp cho con cháu không bao giờ quên cội nguồn dân tộc.

2. Nội dung của hát lượn trống trong tang lễ ở địa phương bắc Quang, Hà Giang mang chức năng sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng và đó thực sự là những lời ca bày tỏ tình nghĩa với nhiều cung bậc, sắc thái tình cảm của người đang sống dành cho người đã khuất. Những tấm chân tình thiết tha, sâu nặng ấy xuyên suốt toàn bộ nội dung văn bản lời hát của lối hát lượn trống là việc đề cao đạo lí làm người như: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn. Hay nói cách khác thì đó là việc đề cao chữ hiếu sâu sắc, đề cao tình cảm gia

đình, tình nghĩa vợ chồng, cha mẹ con cái và anh chị em. Do đó một trong những giá trị lớn nhất của hát lượn trống là ở ý nghĩa giáo dục đạo đức gia đình sâu sắc mà qua đó đã thể hiện được phần nào quan niệm cơ bản về lối sống và đạo đức truyền thống của người Tày trong địa phương Bắc Quang, Hà Giang.

3. Nghiên cứu một số đặc điểm về nghệ thuật trong hát lượn trống, chúng tôi nhận thấy đây là một loại hình sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Tày. Cũng giống như sinh hoạt văn hóa tâm linh của các dân tộc khác, lượn trống có những nét tương đồng và khác biệt trong hình thức kết cấu, thể thơ, không gian, thời gian nghệ thuật và nhân vật trữ tình…. Tuy nhiên, trong tiếng hát giao duyên của lượn trữ tình ta thấy bao giờ lời ca cũng trau chuốt, giàu hình tượng, hấp dẫn, rung động dễ đi vào lòng người. Do thể thơ có sự dung nạp của thể thơ thất ngôn - thể thơ đặc trưng của dân tộc có khuôn phép, có quy định. Còn với hát lượn trống, chủ yếu là thể thơ tự do không khuôn phép đã tạo nên sự đa dạng trong cách diễn đạt lời ca nghệ thuật và có phần não nùng, bi ai dễ làm xúc động lòng người, nhất là khi trực tiếp chứng kiến và tham gia buổi tang lễ.

Hát lượn trống còn sử dụng các yếu tố về thời gian và không gian nghệ thuật cũng rất đa dạng và phong phú. Thời gian, không gian nghệ thuật không chỉ là thời gian, không gian của một nghi lễ tang ma trang trọng mà còn là thời gian, không gian của cuộc sống sinh hoạt gần gũi đời thường, mang đậm tâm trạng con người trong cuộc sống, là phương tiện để người dân bày tỏ mọi cung bậc cảm xúc tâm trạng buồn thương của mình. Gắn liền với nó là hình tượng nhân vật trữ tình, khi thì xuất hiện với vai trò là người người hát trực tiếp bày tỏ tình cảm một cách mãnh liệt, khi thì xuất hiện dưới vai trò là người diễn xướng thay cho gia chủ để bày tỏ nỗi lòng của họ với người đã khuất.

Nghiên cứu các yếu tố thuộc về đặc điểm nghệ thuật được thể hiện trong hát lượn trống, giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn vào tâm hồn con người để nhận biết những tâm tư tình cảm làm xúc động lòng người, cũng như có ý nghĩa giáo dục mỗi con cháu mọi thế hệ không quên ngồn cội, sống hiếu thảo với cha mẹ, tổ tiên ông bà… Từ đó, chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn đời sống văn hoá tâm linh, phong tục, tập quán, nét đẹp đặc trưng của hát lượn trống trong tang lễ cổ truyền của người Tày.

4. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi cố gắng sưu tầm nguồn dân ca hát lượn trong tang lễ vẫn còn lưu truyền trong đời sống của người Tày ở địa phương Bắc Quang, Hà Giang. Tuy nhiên, chưa thể nói đề tài đã khám phá được đầy đủ những giá trị nội dung, nghệ thuật cũng như sức sống tiềm tàng của nó vẫn còn nằm sâu trong nền văn hóa, phong tục tập quán đa dạng phong phú của dân tộc Tày trong địa phương đang ngày một mai một và dần mất đi.

5. Trong suốt dòng chảy của lịch sử, từ xưa đến nay hát lượn trống vẫn tồn tại trong địa phương và trong cuộc sống của người dân. Nó ẩn chứa trong đó sức sống tiềm tàng mãnh liệt, thể hiện tình nghĩa giữa con người với con người, giữa con cái với cha mẹ… cả khi sống và khi đã mất. Song hiện nay hình thức sinh hoạt diễn xướng này cũng đang dần mất đi và còn có biểu hiện "hoá thạch" một phần văn hoá truyền thống của người kinh. Hát lượn trống cũng như nhiều loại hình văn hoá dân gian khác của dân tộc Tày là một kho tàng giàu có đang đòi hỏi hỏi sự tìm tòi, nghiên cứu, quan tâm.

Với tất cả những ý nghĩa trên, việc bảo tồn và phát huy hình thức sinh hoạt lễ nghi hát lượn trống này là cần thiết trên cơ sở có chọn lọc hướng dẫn như: Sưu tầm, biên dịch, giới thiệu các dạng văn bản liên quan đến hát lượn trống

Một phần của tài liệu lượn trống trong tang lễ của người tày ở bắc quang - hà giang (Trang 107 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)