9. Bố cục luận văn
3.3.1. Hình tượng nhân vật trữ tình xuất hiện trong vai trò là người thân
Với vai trò là người thân của người quá cố thì sự xuất hiện của nhân vật trữ tình là rất rõ và cụ thể trong từng lời khóc than mà họ dành cho người đã khuất. Ở đây người thân có thể là vợ khóc chồng và ngược lại, hay con cái khóc cha mẹ… nói chung phải là những người thân trong gia đình.
Đứng trước sự đau buồn mất mát lớn lao ấy, đặc biệt qua lời khóc than thương tiếc dành cho người đã khuất thì những người đang sống hay cũng chính là nhân vật trữ tình đã thể hiện được sự tận thương tận nhớ của mình bằng cả tấm lòng và tình cảm chân thành nhất. Những tình cảm ấy, đã nói lên được tâm tư tình cảm sâu sắc nhất của họ và nó được coi là nét văn hóa đẹp trong sinh hoạt văn hóa tâm linh của người Tày từ bao đời nay.
+ Trước hết là tình cảm vợ chồng
Đây là một trong những tình cảm sâu đậm và thiêng liêng cao quý giữa tình vợ chồng vốn gắn bó sớm tối bên nhau. Qua lời lượn ta thấy sự hiện diện rất rõ của nhân vật trữ tình. Cụ thể ở đây chính là người vợ hay người chồng, bằng tình cảm chân thành nhất cất lên những lời ca não nùng thương xót người quá cố của mình:
Mìa phua là thướng khổ mì căn Mừ khát lỳ (hồi là) canh tàn Bấu bấu lại toọng
Quẹnh quẹnh (nận là) giảo lườn Từ việc tồng cúa chung
Từ việc lườn háp béc thân điêu Khằm trực là vằn mong
Mìa hảy phua (hồi là) hồi hồi.
Tạm dịch:
( Vợ chồng là sướng khổ có nhau Tay đứt thì ruột đau
Nhớ đêm thâu (hỡi là) canh tàn Chẳng chẳng hại lòng
Vắng vẻ (ấy là) cửa nhà Từ việc đồng của chung
Từ việc nhà gánh vác một thân Đêm trực là ngày mong)
[5, tr.73-74]
Người vợ hay cũng chính là nhân vật trữ tình với nỗi mất mát quá lớn lao ấy đã làm cho người nghe, người chứng kiến không sao cầm được nước mắt và càng thương xót thay cho tình cảnh của họ. Với giọng điệu và xúc cảm chân thành đầy bi thương, lời hát như xoáy vào lòng người khiến cho người ta thêm não nề đau đớn hơn bao giờ hết trước nỗi mất mát lớn lao không gì có thể bù đắp nổi:
Khừn khừn suốt khằm lùng Nặm phia (nận lại) tốc oóc
Tạm dịch:
(Đêm đêm thâu canh tàn Nước mắt ấy lại tuôn ra…)
Hay:
Phỏng phất mà lìa kha
Lương ngà thiệt thiệt thay Là én nhạn (nận là) lìa tôi Tham thiết nận thay là Đạo phua mìa tao khang Thai tơ hồng là mói khát Ngàu hương xa lại tó hệt tôi Hồi hồi là hồi hồi.
Tạm dịch:
(Phỏng phất mà lìa lìa chân Bỏ chiếu chăn (hỡi là) xa lìa Dương ngà tiếc tiếc thay Là én nhạn (ấy là) lìa đôi Thảm thiết ấy thay là Đạo vợ chồng tao khang
Dây tơ hồng là mỏi tắt
Bóng hương tìm lại nỗi làm đôi Hời hời là hời hời.)
Lời lượn khóc thương của nhân vật trữ tình còn thể hiện bi ai nhất trong những giờ phút li biệt khiến động đến cả đất trời. Cái tình ấy cũng giống như tình giữa Hằng Nga và Thục Đế:
Phua mìa pân (hồi là) cắt quay Thục Đế mừa nằng khằm đền ngọc Đạ cụng nàng Hoàng hậu co cải Pảng điêu điếp Hằng Nga
Nghịa phua mìa (hồi là) thương tình Thục Đế hồn xiêu pay dăư mất Biển vá pân tua nộc cốt
Bươn hả ơi nhằng nhằng
Khọp quay suẳư (hồi là) lại phiền
Tạm dịch:
(Vợ chồng nên (hỡi là) li biệt Thục đế về đền vàng ngọc
Những cùng nàng hoàng hậu đề đa Một lòng thương Hằng Nga
Nghĩa vợ chồng (hỡi là) thương tình Thục Đế hồn xiêu đi phách lạc Biến hóa thành con chim cuốc Mùa hè kêu lân la
Khắp gần xa (hỡi là) lại phiền.)
[16, tr.97]
Qua quá trình khảo sát những bài lượn trống trong tang lễ của người Tày trong địa phương, chúng tôi thấy có sự nổi bật lên hình tượng nhân vật trữ tình với vai trò là người bày tỏ những tình cảm của người thân trong gia đình đối với người đã mất. Cụ thể ở đây là lời than khóc giữa vợ chồng với nhau được nhắc tới với tần số xuất hiện 39/45 bài. Từ sự thống kê ấy cho thấy, nỗi thương tiếc xót xa xúc động mà nhân vật trữ tình trực tiếp gửi gắm thông qua hình ảnh người vợ (chồng) tuy không cụ thể ở hành động, diện mạo… nhưng qua tiếng than khóc bi ai, thống thiết lại khắc sâu vào tâm khảm người nghe, người chứng kiến. Từ đó, cho thấy sự xuất hiện cũng như vai trò của hình tượng nhân vật trữ tình là có thực trong lời hát lượn khóc thương của những người thân trong gia đình trực tiếp ca lên khi trong nhà có người qua đời.
+ Tình nghĩa của con cháu
Theo nhà nghiên cứu Võ Quang Nhơn nhận định: “Xét về mặt lời ca, tính chất trữ tình trong các bài ca tang lễ của các dân tộc cũng có nhiều dạng
phong phú thể hiện những sắc thái tình cảm khác nhau: khi thì người hát bộc lộ tình cảm một cách mãnh liệt; khi thì kín đáo hơn, họ dùng những hình ảnh gián tiếp để nói lên tình cảm một cách tế nhị, sâu lắng …” [17, tr.251-252] Trong những bài lượn khóc thương của con cháu dành cho người quá cố, thì người hát ở đây đã trực tiếp giãi bày, bộc lộ tình cảm của mình hết sức mãnh liệt thông qua các lời ca mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát. Sự xuất hiện của nhân vật trữ tình với vai trò là con cháu trong gia đình cũng có tần số tương đối lớn 23/45 bài.
Đây là lời ca khóc thương của con cháu dành cho người quá cố của mình:
Chài cốc mì đạo Phồm dú chế tang Ra mắt họ hàng Cháu con đo piọm Lục chài cốc nận Căm miàu mà quê Nhận ở tôi phù Nghe khỏi giảo đảm Phường khỏi bấu dảm Tuộng chủ cuông lườn Cằm ổ chếp xót
Lục cốc mì đạo
Phường khỏi pân nận Kính nhang khảu chàu Giảo thoi lại lận
Tạm dịch:
(Trưởng nam có đạo Phủ phục chịu tang
Chiềng các họ hàng Cháu con thay tháy Trưởng nam khi ấy Cầm trầu về quê Nhận rằng đôi phù Nghe tôi giáo đám Phường tôi chẳng dám Chào chủ trong nhà Lời nói đau xót Trưởng nam có đạo Phường tôi khi ấy
Kính chào bước vào chầu Giáo thôi lại lận)
[15, tr.95]
Qua tiếng ca bi ai của người con trai trưởng trước vong linh người quá cố, ta thấy hiện lên cả một tấm chân tình. Bởi cha mẹ mất đi để lại muôn ngàn tình thương yêu, luyến tiếc cho con cháu. Tiếng khóc càng lúc càng như muốn níu kéo người đã khuất, nhưng họ đâu có thể trở về được nữa. Đó đã là quy luật phát triển của con người rồi, mỗi người ai sinh ra cũng lớn lên, già rồi mất nên dù có đau buồn nhưng con cháu vẫn phải chấp nhận sự thật này:
Tả lục dú tẳư đin hảy thoán Đao tốc hai lúm
Mừa phương tây quạnh quẹ Tả lục lan dú lại hảy thương Vong hồn quá quê hương mừa tổ Tả giảo tả lườn tất tả cả mọi cần Lục lườn ơi bấu vái mà lườn
Bát điêu pay oóc quay ná hăn Lục hảy dú nận ai tai
Thổng ké thổng mẳn Mừa chàu Phật Tây Thiên Pằn phi thì cá tời bấu tào Tả lục lan dú lại cuông lườn
Tạm dịch:
(Bỏ con ở dương thế khóc than Sao tàn nguyện lặn
Về phương tây vắng vẻ
Bỏ con cháu ở lại khóc thương Vong hồn lìa quê hương về tổ Lìa cửa, lìa nhà làng nước mọi nơi Con cháu gọi bất tái hồi gia
Một thì bước ra đi chẳng thấy Con khóc ở đấy ai tai
Đắc thượng đắc thọ Về chầu Phật Tây thiên Vạn đại thì xiên niên bất tái Bỏ con cháu ở lại gia trung)
[14, tr.93]
Sự luyến tiếc xót thương, nỗi đau mất mát của con cháu trở đi trở lại rất nhiều trong những bài hát lượn trống mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát, nó giống như một mô tuýp trong truyện cổ tích. Nỗi đau, nỗi mất mát của những người ở lại quá lớn, lớn đến mức con cháu khóc than kêu gọi người mất như sắp tắt thở vậy. Rõ ràng, hình tượng nhân vật trữ tình ở đây tuy xuất hiện dưới góc độ, vai trò là con cháu khóc than người thân nhưng đã trực tiếp giãi bày,
thổ lộ tình cảm của mình với một giọng điệu đau xót, cắt xé lòng người hơn bao giờ hết.