Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu lượn trống trong tang lễ của người tày ở bắc quang - hà giang (Trang 90 - 99)

9. Bố cục luận văn

3.2.2.Không gian nghệ thuật

Cùng với thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật cũng là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Không gian nghệ thuật là hình tượng không gian mang tính chủ quan và tượng trưng. Không gian nghệ thuật vừa là đại lượng chỉ địa điểm, vừa gắn với trường nhìn, điểm nhìn, môi trường hoạt động. Theo như nhận định: “Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, đôi khi mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật.

Là một hiện tượng nghệ thuật, không gian nghệ thuật là một hình tượng ước lệ mang ý nghĩa cảm xúc tư tưởng”, [20, Tr.146].

Không gian nghệ thuật trong lượn trống cũng đa dạng và phong phú, không gian ấy không chỉ là không gian của một nghi lễ tang ma trang trọng mà không gian đó còn là không gian của cuộc sống sinh hoạt gần gũi, đời thường, không gian mang tâm trạng của con người trong cuộc sống.

3.2. 2.1. Không gian sinh hoạt.

Không gian sinh hoạt là nơi diễn ra mọi sinh hoạt của con người, không gian ấy thường gắn với cảnh vật nơi mà con người sinh sống. Không gian sinh hoạt trong lượn trống gắn liền với địa điểm diễn xướng đặc thù của một nghi lễ tang ma.

Qua quá trình khảo sát 45 bài lượn trống trong tang lễ của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang chúng tôi nhận thấy nổi bật lên không gian “nhà” được nhắc lại 157 lần. Không gian “nhà” - nhà sàn là kiểu kiến trúc quen thuộc của người dân miền núi. Nhà ở của dân tộc Tày chủ yếu dựa lưng về phía đồi núi cao hay bên suối và hướng ra đồng ruộng rộng lớn. Vì đặc điểm ấy mà các bản làng của người Tày luôn có sự giao lưu, hoà hợp cùng nhau sinh sống, phát triển cộng đồng. Trong nghi lễ tang ma ngày nay, mặc dù xã hội hiện đại phát triển, nhiều ngôi nhà sàn đã được thay thế bằng nhà xi măng, sắt thép; Nhưng với họ, khi gia đình có người qua đời, đặc biệt là người già, lớn tuổi được nhắm mắt xuôi tay trên ngôi nhà sàn của mình vẫn là mong muốn không thể thiếu được. “Nhà” là nơi diễn ra tất cả mọi sinh hoạt của đời sống trên dương thế hay dưới cõi âm của người mất. Khi người mất ra về thế giới bên kia, “nhà” là thứ vật chất đầu tiên được gia quyến của mình lo cho đầy đủ:

Cửa nhà bày đặt Chẳng thiếu của chi Rày kể cho nghe

Để mà giữ lấy Trên thì dốc luộc Có thứ màn voa Có nơi vào ra Thông lên cửa ngọc Ngoài thì ẩm thực Hợp bạn chơi bời Ngoài thì nghỉ ngơi Rồng leo phượng lộn

Có nơi gấm dệt, gấm nhung

Không gian “nhà” ấy mở ra trước mắt mọi người là cả một không gian hiện thực cuộc sống sinh động, đầy đủ, phong phú:

Có nơi chuồng trâu Hoa liên thiên lý

Có nơi vườn bí vườn bầu Có nơi muôn lần

Cảnh thanh vật lạ Có nơi ao cá Bắc cầu rửa chân Có nơi ngoài sân Chuồng gà chuồng vịt Có nơi bóng mát Tung té vật nhau…

Trong quan niệm của người Tày, khi sống có thể cuộc sống vật chất của họ không được đầy đủ, thiếu thốn, thập chí đói, rét; nhưng khi đã mất mọi người trong gia đình phải có trách nhiệm lo cho người chết có được cuộc sống dưới âm no đủ sung sướng. Đây là một nghĩa cử thật ân tình, hiếu nghĩa:

Phó cho người gia tài đắng vật Phó cho người đống đất cái tăm Phó cho nơi nằm nơi ở

Phó cho người ống đũa bình vôi Phó cho người sống kiếp đầu lân Phó cho người giường ngà chiếu ngọc Phó cho người vóc lụa chiếu hoa Phó cho người hợp bạn giao kèo Phó cho người giường hoa phấn sáp Phó cho người áo kép áo đơn…

Tất cả những không gian quen thuộc của cuộc sống đời thường ấy đều trở thành không gian nghệ thuật, nơi nảy sinh bao cảm xúc, tình nghĩa; trở thành không gian bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của người còn sống với người đã khuất:

Chẳng tiếc gì là của dương thế Con cháu người trả nghĩa đền công Mọi thứ của người trần

Họ trả ơn (hỡi là) tiền tài Hô... hời hới...

Thảm thiết ôi thay là

Đôi khi, người chồng (vợ) ra đi đem theo cả nỗi niềm đau đớn của người ở lại với chăn đơn gối chiếc, lẻ loi:

Phỏng phất mà lìa chân Bỏ chiếu chăn (hỡi là) xa lìa Dương ngà tiếc tiếc thay Là én nhạn (ấy là) lìa đôi Thảm thiết ấy thay là Đạo vợ chồng tao khang

Dây tơ hồng là mỏi tắt

Bóng hương tìm lại nỗi làm đôi Hời hời là hời hời.

[5, tr.73]

Ở những bài lượn trống, chúng ta không thể không kể đến hệ thống những bài hát lễ nghi cúng vong người mất. Trong nghi lễ trang trọng này, tái hiện đầy đủ, đa dạng không gian sinh hoạt của cuộc sống hiện thực. Cũng qua nghi lễ cúng vong đó chúng ta mới thật sự hiểu sâu sắc thêm về đời sống tinh thần, đời sống tình cảm của người sống với người mất. Khi tiếp xúc với những bài lượn trống đám ma ở đây chúng tôi nhận thấy hệ thống những bài lượn sống động, tồn tạo trong không gian sinh hoạt. Đó là những bài lượn: “Lận khảu (mời cơm), “lận đèn” (thắp đèn), “lận nển” (thắp nến), “lận chiểu” (trải chiếu), “lận bâm” (đặt mâm), “lận pát” ( đặt bát)…

Trong bài “lận mâm” dưới đây chúng ta thấy không gian của cuộc sống thường nhật được tái hiện lại như những gì chân thực và sinh động nhất; Từ việc đặt mâm cơm cúng vong hồn bình thường nhưng các tác giả đã mang dến cho ta cả một quá trình hình thành “mâm”:

Rạ rạ lận chiều đã qua Chiềng nhà chủ gia và nghe tôi lận mâm Từ cổ chí kim

Mâm là tha túc Túc ở đầu nguồn Sơn tràng đổ xuống Dao phay dao muống Cầm lấy cắt đi

….

Mâm âu mâm rồng Vật tựa kính dâng Tiến vua tiến chúa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[27, tr.118-119]

Hay ở bài lượn đặt nước này chúng ta thấy những người nghệ sĩ đã dựng lên xung quanh nghi lễ “lận nước” là cả một không gian rộng lớn của dòng sông Ngân Hà, không gian của trăm lạch nghìn nguồn cùng tuôn về bể lớn:

Rạ rạ đã qua

chiềng nhà chúa gia và nghe tôi lận nước Ngân Hán Hà Thanh Thuỷ tiên lưu hành Khứ trừ hung vế Trên giời thượng đế Có sông Ngân Hà Hạ giới thế ta Đủ mười tám nước Thuyền bè xuôi ngược Rừng dậy gióng biên Trăm lạch nghìn nguồn Cùng tuôn về bể

Thao tung thuỷ khí…

[26, tr.117-118]

Từ không gian sinh hoạt trong lượn trống, ít nhiều chúng ta hiểu thêm được phần nào về phong tục nghi lễ, nếp sinh hoạt văn hoá truyền thống và quan niệm về cuộc sống của người Tày nơi đây. Đặc biệt ân tình giữa người

sống với người đã khuất được đề cao trân trọng. Quan niệm về chữ “hiếu” theo nét đẹp truyền thống “nghĩa tử là nghĩa tận” được lưu giữ vả phát huy trong đời sống của cộng đồng dân tộc.

3.2.2.2. Không gian thiên nhiên.

Mang trong mình vẻ đẹp của tự nhiên phong phú và đa dạng, không gian thiên nhiên đã trở thành đối tượng để con người đối chiếu, bộc lộ tâm trạng trong những bài lượn trống. Mặc dù lượn trống là một hình thức nghi lễ tang ma nhưng không gian thiên nhiên trong đó vẫn đậm chất trữ tình sâu sắc:

Chiều xuống thì mặt trời gác núi Chim về ngàn tìm xanh

Văng vẳng tiếng đan canh

Dục tiếng chuông (hỡi là) cấm giờ Canh cấm giờ lậu ơi là ngươi canh Cửa then cài còn đóng

Vọng vọng bóng sao mây Thương long ngươi lấy đôi Lia trúc mai ấy thảm sầu Thớ ấy thớ canh nhà Bóng dọt ấy là kì hiên Hời hời gió thổi xuôi

Lại đèn tắt ngọn

[13, tr.87]

Từ không gian của buổi chiều khi mặt trời gác núi, những cánh chim mệt mỏi trở về ngàn xanh đến tiếng chuông điểm canh đã trở thành biểu tượng cho nỗi buồn, trong lượn trống những biểu tượng như thế trở thành đối tượng để nhân vật trữ tình có thể bộc lộ nỗi lòng như Trúc - Mai ly tan, như ngọn đèn tắt lụi... giữa người ra đi và người ở lại.

Thời gian của tự nhiên vẫn tuần hoàn, vẫn vần xoay theo chiều tự nhiên vốn có của nó, nhưng trước sự li biệt của người sống với người đã ra đi thì mùa xuân hay mùa hạ chỉ còn là nỗi buồn của én bắc, nhạn nam :

Én bắc (ấy la) nhạn nam Mùa xuân chim vàng anh hót Sang mùa hè cuốc kêu la Ông rồi bước đi xa

Chẳng thấy qua nguyệt tàn Trăm năm công nhìn bề Trông cậy (ấy là) về ai Trông trời thì cao vời vợi

Nhìn đất thấy khe suối rừng xanh Đèn tắt thì vắng tanh

Con khóc trông hỡi là tháng ngày Đêm đêm thâu canh tàn

Nước mắt ấy lại tuôn ra Xe tơ hồng bách niên giai lão Đạo vợ chồng thọ khắp trăm năm

[5, tr.73]

Không gian trong lượn trống cũng hiện thực bình dị, đơn sơ như hoa quế nở giữa chốn ngàn non mà tưởng chừng như sao trời sáng chói mùa xuân:

Nhớ hẳn nhớ còn người Bảo ban (ấy là) con cháu Hoa quế nở núi ngàn mọi chốn Tưởng sao trời sáng chói mùa xuân Người già bàn giúp nhau

Hái hái gẫy ruộng đơn Đất ấy là của chung

Mây kéo núi đại ngàn còn tối

[10, tr.80]

Hoa đỏ, xanh kết vòng sáng chói như tấm lòng con hiền, cháu thảo dành để viếng hương hồn người đã khuất, thiên nhiên cũng chân thực như tấm lòng người ở lại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoa đỏ xanh kết vòng sáng chói Không phải ngày hội vào xuân Hoa này về chia tay nhau Nhớ ngày sau hỡi là bố người Chật nhà con cháu đủ mặt Bám theo người chia mặt đi xa Như kim chỉ (hỡi là) đứt lìa

Nhớ lời mãi thương (ấy là) công lao Thảm thiết (ấy) thay là

Nhớ già người vất vả bao nhiêu Hời hời (là) hời hời

Con cháu (là) đền công trả nghĩa

[10, tr.80- 81]

Không gian thiên nhiên đã đồng hành cùng nỗi đau thương tiếc nuối trong lời khóc thương tột cùng của người ở lại:

Mặt trời lặn xuống bể Dâng lên u thấu Thắm khóc thư hiên Ở chẳng yên

Thức nằm nghĩa sinh thành

Như vậy, Không gian nghệ thuật trong Lượn trống luôn có sự đan xen giữa không gian sinh hoạt với không gian thiên nhiên,… nói cách khác đó là không gian vật lý đan xen với không gian tâm lý. Qua không gian nghệ thuật này chúng ta thấy được tâm trạng con người được bộc lộ với nhiều cung bậc, cảm xúc khác nhau tạo nên tính đa dạng, phong phú trong đời sống tình cảm, trong phong tục nghi lễ tín ngưỡng của đồng bào Tày.

Một phần của tài liệu lượn trống trong tang lễ của người tày ở bắc quang - hà giang (Trang 90 - 99)