Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu lượn trống trong tang lễ của người tày ở bắc quang - hà giang (Trang 79 - 90)

9. Bố cục luận văn

3.2.1. Thời gian nghệ thuật

Theo Giáo sư Trần Đình Sử thì : “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó , với nhịp độ nhanh hay chậm , với chiều thời gian và hiện tại , quá khứ hay tương lai . Người nghệ sỹ có thể chọn đi ểm bắt đầu, diểm kết thúc , có thể chọn điểm nhìn từ quá khứ , hiện tại hay tương lai , có thể chọn độ dài trong một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ , nhiều cuộc đời” . D.X Likhachốp

trong cuốn thi pháp văn học Nga cổ đã nói : Thời gian là đối tượng, là chủ thể,

là công cụ miêu tả là sự ý thức và cảm giác về sự vận động và thay đổi của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học Và do đó: “Thời gian nghệ thuật là thời gian được cảm nhận bằng tâm lý,

qua chuỗi liên tục các biến đổi (biến cố) có ý nghĩa thẩm mỹ xảy ra trong thế giới nghệ thuật” [20, tr.55].

Như vậy, chúng ta thấy rằng thời gian nghệ thuật là hệ thống thời gian liên hệ, nối liền mọi sự vật hiện tượng trong đời sống tự nhiên. Nó không chỉ là phương tiện triển khai hình tượng mà còn là phương tiện khám phá sự vận động của cuộc sống. Nói thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, bởi vì đó là sản phẩm sáng tạo khách quan trong chất liệu làm nên nghệ thuật của tác giả. Thời gian nghệ thuật còn là biểu tượng, tượng trưng thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời con người.

Thời gian nghệ thuật trong lượn trống trong tang lễ cũng không đơn thuần là sự thể hiện quan niệm của người Tày về thời gian vật lý, mà nó còn là hình tượng nghệ thuật sinh động có tổ chức , kết cấu trong mạch cảm xúc tâm trạng của con người về cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống phong tục, tập quán nghi lễ . Vì thế mà thời gian được cảm thụ trong lượn trống trong tang lễ của đồng bào Tày Bắc Quang, Hà Giang là thời gian nghệ thuật phong phú, đa dạng.

3.2.1.1. Thời gian nghệ thuật trong lượn trống là thời gian hiện tại.

Tìm hiểu thời gian nghệ thuật trong lượn trống trong tang lễ của người Tày địa phương Bắ c Quang, có một đặc điểm ai cũng nhận thấy là giống với thời gian của ca dao người Việt hay dân ca của các dân tộc khác là thời gian hiện tại , thời gian diễn xướng . Likhachốp đã nhận định đúng khi cho rằng trong thơ ca dân gian, tác giả với tư cách là một cá thể , là cái tôi trữ tình riêng biệt, tách biệt với cộng đồng thì không được biểu lộ ra . Vì thế những tác phẩm của văn học dân gian của đồng bào người Tày Bắc Quang được sáng

tạo ra từ trong đời s ống cộng đồng . Những lời lượn trống trong tang lễ là những lời ca ứng tác thì nó sẽ luôn luôn được gắn với môi trường và cách thức diễn xướng cụ thể . Ở đây hoàn toàn không có khoảng cách thời gian giữa người sáng tác với thời gian của ngư ời đọc, người thưởng thức như trong văn học viết. Do vậy mà thời gian của tác giả và thời gian của người thưởng thức (người nghe ) cũng hoà lẫn với thời gian hiện tại của người hát . Vì thế chúng ta có thể khẳng định rằng thời gian trong lượn trố ng trong tang lễ của dân tộc Tày Bắc Quang là thời gian hiện tại . Điều này chúng ta thấy khác với thời gian trong truyện cổ tích luôn luôn là thời gian quá khứ phiếm định hay thời gian trong truyền thuyết luôn luôn là thời gian quá khứ xác định.

Chúng ta có thể khẳng định ngay rằng hầu hế những bài lượn trống trong tang lễ của người Tày Bắc Quang đều lấy thời gian hiện tại làm thời gian nghệ thuật của mình . Điều này cũng dễ hiểu bởi trước hết lượn trống trong tang lễ được sáng tác là để diễn xướng trong môi trường không gian và thời gian nhất định . Khi gia đình nào có người mất bao giờ cũng thấy sự xuất hiện của các thầy tạo , thầy cúng . Họ được phép thay mặt và hướng dẫn gia đình người mất làm các thủ tục cần thiết cho phần nghi lễ của một đám tang .. Hầu hết những lời lượn trống trong tang lễ được cất lên không có từ chỉ thời gian nhưng được hát trong một khung cảnh thời gian cụ thể hiện tại thì các lời hát ấy mang tính hiện tại.

Đây là lời mở đầu trong hệ thống các bài lượn trống trong tang lễ , mặc dù những từ chỉ dấu hiệu thời gian hiện tại như : Đêm nay, bây giờ, hôm nay, ngày mai, đêm ngày... xuất hiện rất ít nhưng rõ ràng lời hát của “phường mạc” dưới đây được cất lên trong thời điểm hiện tại khi có người mất :

Kính chào trên dưới Quý cần họ hàng Khách lạ qua đường

Cùng nơi quý trọng Chúng tôi viễn vọng Cách trở đến đây Mới thấy lạ thay Nhiều điều tắc phép Thượng và hạ mộc Hợp mặt khách hiền Thượng hạ dưới trên Đến đây giúp hiếu Đã yên giường chiếu Quý khách lên ngồi Phường mạc chúng tôi Bước ra chào khách

[1, tr.50-51]

Hay:

Kính chào trên dưới Quý chưa bình yên Bọn tôi thì hiền Xin về giúp hiếu Bây giờ lượn giáo Tích Đồng Vịnh chàng

[2, tr.53]

Với bài lượn “Thập ơn phụ mẫu” , người con bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn sâu nặng khi khóc than phụ mẫu sau ta thấy những từ chỉ thời gian như đêm, ngày, tháng được sử dụng:

Kể từ ngày bước lên giường cữ Một tháng trời mẹ ở tanh nhơ

Cơm bọc cùng muối khô Đạo cha mẹ (hỡi là) khôn đền Cha đi tìm miếng cơm tấm áo Mẹ đêm ngày bồng bế liền tay…

[30, tr.120]

Trong trường hợp này , theo giáo sư Nguyễn Xuân Kính nhậ n xét : “Người bình dân hát (hoặc ngâm, đọc) vào lúc nào (sáng, trưa, chiều, tối…) thì

đó chính là thời gian bộc lộ tâm trạng của người diễn xướng” .[15, tr.293] Và thời gian bộc lộ tâm trạng ấy chính là thời gian hiện tại như Likhachốp đã nói.

Điều đáng nói , trong số các khái niệm chỉ thời gian như giờ, phút, giây, tuần, tháng, năm… đều được người dân Bắc Quang sử dụng trong câu hát của

mình. Có lẽ đây là những đơn vị chỉ thời gian cụ thể , gắn liền với sinh hoạt của một nghi lễ đám tang .

Đời xưa truyền lại Ngày ngày phân đều Vong về chầu tiên Về quê thượng giới Con hiền cháu nghĩa Kính bát nước hoa Phường tôi bước ra Lận nước hoa bạc

[11, tr.66]

Cũng giống như dân ca của các dân tộc khác, dấu hiệu của thời gian diễn xướng hiện tại được biểu hiện qua sự xuất hiện của các từ mang tính chất chỉ thời gian như: Đêm nay, bây giờ, hôm nay, ngày mai, đêm ngày…Khi hát người diễn xướng có thể thay đổi những từ chỉ thời gian ấy trong hiện tại sao cho phù hợp với hoàn cảnh, địa điểm, thời gian diễn xướng. Đúng như ý kiến: “Cốt sao

đảm bảo thể hiện cảm xúc trữ tình trong câu (bài hát) tạo sự thông cảm, gần gũi giữa những người tham gia cuộc hát hiện tại”, [13, tr.133]. Ví dụ như:

Kính chiềng chính tang Ngồi rằng cho an Mà nghe tôi kể Trăm năm về trước Giáo truyền ngày qua Năm canh kể hết Đạo cha là nhất Đức mẹ cù lao Đốt nén hương thảo Năm canh ngồi trực Nợ đức báo đức Nợ công báo công

[12, tr.84]

Lượn trống trong tang lễ không chỉ biểu hiện thời gian ở những từ ngữ chỉ thời hiện tại ấy mà còn có rất nhiều ngôn từ chỉ thời gian như ngày ngày , đêm đêm , đêm ngày ... có ý nghĩa biểu hiện sự lặp lại của thời gian , có tác dụng diễn tả quá trình của sự việc kéo dài từ một quá khứ gần đến hiện tại .

Ngoài thời gian thực tại trên, chúng ta vẫn thường gặp kiểu thời gian mang tính ước lệ trong ca dao dân ca các dân tộc được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là thời gian biểu hiện quan niệm và biểu thị thời gian như một đại lượng không cụ thể, thiếu tính xác định như:

Trong ca dao Việt Nam:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Đôi ta quen nhau từ thuở trước Nhớ lời hẹn ước từ năm nao Vì ở nơi xa người mỗi ngả Nay nhớ buổi hẹn hò hôm nào.

[54, Tr.202] Trong lời lượn trống ta cũng bắt gặp kiểu thời gian này : Đêm nay lại thành

Thở than cho thiết Mìmh vong li biệt Cách lẻ muôn đời Hình như mặt trời Về tây khốn vội Núi tàn lặn nổi Nguyệt suốt bóng tà Thắm thắm nên xa Cháu con dâu rể Sự đường dương thế [13, tr.86] Hay: Xuân qua hè chí Thu vận đông hàn Lá rụng canh tàn Vật loại sơn ánh Xuân thiên khai chính Thảo mộc lâm sơn Lá lộc nở ban Mọi mùi thơm nặng.

Thời gian ước chừng thường đi đôi với tâm trạng của nhân vật trữ tình do đó thời gian có thể co giãn theo chủ quan của con người, đáp ứng nhu cầu thể hiện cảm xúc buồn vui, mong đợi…của con người. Do vậy, thời gian nghệ thuật luôn luôn là thước đo của những giá trị cảm xúc không giới hạn, đong đếm của con người trong mọi hoàn cảnh thực tại của cuộc sống.

Như vậy, thời gian trong lượn trống luôn luôn là thời diễn xướng thực tại, cách thể hiện thời gian trong lượn trống của tác giả với tư cách là cá thể - cái tôi trữ tình không được biểu lộ mà nổi bật lên vẫn là vai trò của người diễn xướng tạo nên nét đặc trưng vốn có của những bài ca nghi lễ.

3.2.1.2. Thời gian nghệ thuật trong Lượn trống là thời gian hồi tưởng.

Những lời ca của lượn trống trong tang lễ thường chứa đựng nhiều ân tình, nỗi xót thương của sự chia lìa, li tan giữa người sống với người đã khuất, giữa người vợ khóc than chồng, giữa con cái khóc thương cha mẹ...; Có thể nói mỗi khi chúng ta mất đi những người thân yêu của mình cũng là lúc những kí ức đẹp về những kỉ niệm êm đềm, những dấu ấn, lòng biết ơn sâu đậm của tình cảm vợ chồng, tình cảm của con cái đối với cha mẹ... Tất cả những giá trị cao đẹp ấy trong tâm hồn họ được bày tỏ, bộc lộ trong từng khoảnh khắc của thời gian. Đặc biệt là thời gian hồi tưởng.

Thời gian hồi tưởng là một kiểu thời gian nghệ thuật thường được biểu hiện qua các cụm từ như: “xưa” - “nay”, “ngày xưa” - “bây giờ”, “khi xưa” - “nay”… So với thời gian hiện tại, thời gian quá khứ chỉ có tính chất kể lể và thường được đặt trong điểm nhìn hiện tại và do đó, sự có mặt của thời gian hồi tưởng chỉ lả một phương diện để làm nổi bật thời hiện tại, thời gian diễn xướng của lượn trống trong tang lễ. Tình cảm của con gái, con rể đang kể lể, than khóc được hiện lên từ thời gian của quá khứ hồi tưởng, ấy chính là lòng biết ơn công lao trời bể của cha mẹ:

Tích xưa truyền lại

Đặt lời hiếu trung Con gái con trai Công cha công mẹ Nuôi con khôn lớn Mẹ cha vất vả Bồng bế chăm lo Không sao kể xiết Nam giao nữ kết Phục hồi soi xét Mới tạo làm ra Thuận tình hợp hôn Nhân duyên thiên hạ Bây giờ mới rõ Cha lại băng hà Bỏ lại con rể

Lòng con khắc khoải Đền ơn trả nghĩa Trọn đạo mẹ cha.

[17, tr.108]

Hay đó là lời khóc hồi tưởng ăn năn hối lối về tội hỗn hào, mù quáng, do ma quỷ chỉ lối dẫn đường khi xưa mình đã mắc phải nay mất đi người thân mới thấy ân hận, đau xót:

Khi xưa hỗn hào Quỷ là thuốc độc Đêm ngày ngậm thực Mà đặt chén mâm

Nay nên thanh quý Lòng con có nghĩa Vót lấy đũa hoa Phường tôi bước ra Lận đũa lên thờ

[8, tr.62]

Ở đây, chúng ta lại bắt gặp một lời ca thống thiết khác của con cái bộc lộ nỗi đau trong sự hồi tưởng của qua khứ và nỗi đau hiện tại với cha mẹ khi họ lìa bỏ cõi trần:

Mẹ mang chín tháng mười ngày Cha trải bồi công lao khó nhọc Nuôi con thì nhịn mặc nhịn ăn Tái bồi mới nên thân

Bây giờ vong hồn lại quy tiên về tổ Bỏ con cháu lại lương gian

Con cháu lại khóc than mọi lời

Thời gian hồi tưởng trong lượn trống, có thể nói không chỉ được tái hiện dựa vào những từ ngữ mang tính chất chỉ thời gian như trên mà qua lời lượn của họ chúng ta còn có thể nhận thấy nhiều hình ảnh của kí ức và hiện tại đan xen nhau:

Dạ dạ kính trình Nhà cả ngồi lặng Mà nghe tôi kể Phu thê chi nghĩa Sự bởi thiên công Đạo nghĩa vợ chồng Kết duyên sớm tối

Thiên cao địa hậu Tạo hóa vần xoay Càng than thiết thay Sinh ư ký rạ

Trách vội về trời Giáo rụ không sai Gương bẻ làm hai Âm dương cách trở Trúc mai sắc sở Một phút niên lìa Nghĩa đạo vợ chồng [21, tr.111]

Lời lượn dưới đây là lời thương tiếc, đau xót của sự li biệt:

Sẳm pân phày vằn Mừa tây khổn vội Pù thung tán moóc Hai khửn ngàu panh In khảu pù quay Lục lan pặư khươi Thự tàng lương thể Đăư ước tào mà Kỷ nội khôm phất Lượt lài pò lục Thinh oóc lương lụ (Mình vong li biệt Cách lẻ muôn đời Hình như mặt trời

Về tây khốn vội Núi tàn lặn nổi Nguyệt suốt bóng tà Thắm thắm nên xa Cháu con dâu rể Sự đường dương thế Nào ước tái hồi

Nhìn những nỗi đắng cay Tình thân phụ tử

Sinh thành dương dụ)

[13, tr.86-87]

Sự đối lập giữa tình cảnh của thực tại và quá khứ luôn luôn được hiện về trong tâm thức của những người còn tồn tại, do vậy mà sự đối lập đó càng có tác dụng làm tăng, làm nổi bật thời gian thực tại. Nói là thời gian hồi tưởng - quá khứ nhưng thực chất thời gian ấy được diễn xướng trong hoàn cảnh cụ thể của một nghi lễ tang ma. Vì thế thời gian chính là thước đo tình cảm của con người, là phương tiện để người dân bày tỏ mọi cung bậc của cảm xúc, tâm trạng buồn thương của mình. Với thời gian trong lượn trống, chúng ta nhận thấy giá trị nhân văn cao đẹp, giá trị đạo lý giữa người sống với người đã chết, giá trị của chữ “ hiếu” được đề cao, trân trọng.

Một phần của tài liệu lượn trống trong tang lễ của người tày ở bắc quang - hà giang (Trang 79 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)