Tình cảm của con cái đối với cha mẹ

Một phần của tài liệu lượn trống trong tang lễ của người tày ở bắc quang - hà giang (Trang 61 - 152)

9. Bố cục luận văn

2.3.2.Tình cảm của con cái đối với cha mẹ

Đối với người Tày, việc tang lễ, việc hiếu đã ăn sâu vào tiềm thức con người mọi thế hệ. Cha mẹ có công lớn lắm, nay cha mẹ chết đi, phải báo hiếu, phải làm ma chay. Nghĩa tử là nghĩa tận - con người chỉ chết có một lần. Vì vậy con cháu phải hết lòng mà làm, và làm cho đủ nghi thức, đủ thủ tục, để yên lòng, để khỏi bị chê cười. Đặc biệt đối với người Tày, họ cũng rất coi trọng người con kế tự làm lễ báo hiếu. Người con kế tự thường là con trưởng, người Tày theo “phụ hệ” có con trai kế thế tông đường là niềm tự hào vinh dự lắm. Nếu có gia đình nào đó, sinh con “một bề” thì được tuyển rể, đón rể về kế thế tông đường. Lúc này có con rể đứng chủ tang lại được coi là “hồng phúc” con rể đã mang họ cha bên vợ, con rể đã nhận và cầm gậy tang cũng quý lắm và vinh dự lắm. Tuy người Tày rất quý con trai nhưng lại tuyệt nhiên không hề khinh bạc con gái. Trong nhà đã có con gái và nay lại có thêm con rể, như vậy là đã có “người con ttrai” kế thừa tông đường.

Chính vì lẽ đó mà khi cha mẹ bên vợ qua đời cả con gái và con rể đến phúng lễ, bao giờ cũng có mâm lễ rất hậu. Có thể là một con lợn chừng 1 tạ, hoặc hơn 1 tạ, được làm sạch lông, bày phủ phục trước vong linh và còn có thêm một mâm chay lớn, một mâm hỏa vải đầy ụ để xin được tế lễ báo ơn báo hiếu và mong hương hồn cha ( mẹ ) về phù hộ con cháu làm ăn.

Ngoài con trai trưởng trong nhà đứng ra chịu tang và lo ma chay cha mẹ, thì con gái đã đi lấy chồng nay cùng chồng con về thụ tang cha mẹ, lời ca ở phần này cũng rất xúc động:

Là lạ lá la

Kính chiềng táng lườn Mà nghe khỏi giảo Lục nhình lục khươi Công liệng vất vá

Ủm xiế chạu khằm Ná chắc cơ dăư

Tạm dịch: (Là lạ lá la

Kính chào chính tang Mà nghe tôi giáo Con gái con rể Công nuôi vất vả Bế ẵm sáng đêm Không biết bằng nào)

[7, tr.75-76]

Cha mẹ có công sinh thành và nuôi dạy vất vả con mới nên người. Bổn phận làm con biết rất rõ điều đó. Hơn nữa con gái lại sớm được gả đi xa, không còn được ở bên cha mẹ để phụng dưỡng và chăm sóc cha mẹ già lúc ốm đau, trái gió trở trời. Giờ cha mẹ mất đi con gái lại càng không có cơ hội để báo hiếu được nữa.

Qua nỗi xót thương và tấm lòng hiếu thảo của con cái trước vong linh người đã mất, chúng ta thấy lời ca được cất lên là lời giáo huấn sâu sắc, con cái không thể nào quên được công nuôi dưỡng vất vả của cha mẹ. Lời dụ ấy nhắc nhở con người ta phải biết đến nguồn cội của mình. Cho nên từ ngàn xưa ông cha ta đã giáo truyền cho đời sau:

Chài au nhình khác Tời cón soi xét Chứng tặt oóc tuyền Giá thú nhân luyên Tuyền hẳư nưa đin

Tạm dịch:

(Nam hôn nữ kết Đời xưa soi xét Mới đặt ra truyền Giá thú nhân duyên Truyền cho thiên hạ)

Khi cha mẹ mất đi con cháu là người đau xót nhất, sầu não nhất. Nhưng qua những việc làm trả nghĩa và hành động của họ, đặc biệt là khi nghe những lời ca não nề xúc động ấy ta lại thấy nó đã phần nào an ủi động viên cả người đã khuất lẫn người đang sống hãy biết vượt qua nỗi đau mất mát ấy:

Khằn nạy chứng lọ Pò lại mất đoạn

Tả lăng lục nhình chài Toọng thàu khắc khoái Tền ơn pía nghịa Bióoc lệ pía đạo Pú ta dạ tai

Chàu tiên quắc phạ.

Tạm dịch:

(Bây giờ mới rõ Bố lại băng hà Bỏ con gái con trai Lòng sầu khắc khoải Đền ơn trả nghĩa Hoa lễ trả đạo Ông ngoại và ngoại Chầu tiên trên trời)

Người mất thì đã đi rồi không thể nào níu kéo được nữa còn những người ở lại vẫn phải tiếp tục sống không chỉ cho mình mà còn làm vui lòng người đã ra đi:

Lục nhình lục khươi Dú lại đáo lạ

Giá nghịa kỷ lai Phục đạo muôn tàng Pằn pi kế nghiệp Pằn pi hật theo Lục nhình lục chài Pằn pi đắc hiếu Hồi hồi (là) hồi hồi…

Tạm dịch:

(Con gái con rể Ở lại đằng sau Trả nghĩa càn khôn Phúc đáo muôn đường Nghìn năm theo nghiệp Trăm năm làm theo Con gái con trai Nghìn năm đắc hiếu Hời hời (là) hời hời…)

Cũng giống như ở phần trên đã trình bày, chúng tôi có sưu tầm thêm để so sánh đối chiếu với nội dung vừa phân tích. Trong phần sưu tầm này, lời ca khóc than của cho con gái, con rể đối với cha mẹ trong địa phương Quang Bình có lời tương đối giống với bài mà chúng tôi đã trích. Cụ thể nội dung của lời ca như sau:

Mở đầu bài lượn trống cũng theo một mô típ, đó là lời chào giới thiệu của nghệ nhân thay mặt con cháu ca trước vong linh người đã khuất, trong lời hát của “Luc nhình, luc khươi” (con gái, con rể) dưới đây là một kiểu mô típ quen thuộc:

Kính trình nhà cả Ngôi lăng cho yên Mà nghe tôi kế Tích xưa mưa cố Đặt lăm hiếu trung Luc nhình luc khươi Công ta tai liệng Thành thân khôn cả

Tạm dịch:

(Kính trình nhà cả Ngồi lặng cho yên Mà nghe tôi kể Tích xưa truyền lại Đặt lời hiếu trung Con gái con trai Công cha công mẹ Nuôi con khôn lớn)

[17, tr.107-108] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cha mẹ là người vất vả nhất, ngày đêm lo lắng bồng bế chăm bẵm nuôi con nên người. Công lao ấy làm sao có thể kể hết được:

Ta tai vất vả Úm chía chau naư Bố chắc cơ hăư

Nam giao nữ kết Phục hồi soi xét Mới tạo làm ra Thuyền để hợp hôn Nhân duyên thiên hạ Bây giờ mới rọ Tai lại băng hà

Tá bướng luc nhình luc khươi

Tạm dịch:

(Mẹ cha vất vả

Bồng bế chăm lo Không sao kể xiết Nam giao nữ kết Phục hồi soi xét Mới tạo làm ra Thuận tình hợp hôn Nhân duyên thiên hạ Bây giờ mới rõ Cha lại băng hà Bỏ lại con gái con rể)

Cha mẹ nay mất đi rồi, con cái lo làm ma chay để báo hiếu đền ơn trả nghĩa và để trọn đạo với cha mẹ. Là thủ tục không thể thiếu không chỉ của người Tày mà của các dân tộc khác nữa:

Lòng thàu khắc khoải Đền ơn giá nghĩa Giá đạo ta tai

Luc khươi đạo lá Póa nghịa công thinh Póa ơn bình yên Lúc lan thoong tuyên Đời đời phú quý.

Tạm dịch: (Lòng con khắc khoải Đền ơn trả nghĩa Trọn đạo mẹ cha Về chầu Thượng đế Con rể đạo là

Đáp nghĩa công sinh Đền ơn bình yên Con cháu hai họ Đời đời phú quý.)

Mỗi con người, với cả cuộc đời của mình làm được biết bao nhiêu việc. Đó là sinh con cái, nuôi dưỡng và giáo dục con cái trưởng thành, biết ăn, biết nói, biết học hành, biết lao động rồi lại được dựng vợ gả chồng, thành gia thất, lại kế thế, kế tục sự nghiệp ông cha và khi mất đi rồi được người sống làm lễ báo hiếu. Bởi họ muốn hồn người qua đời, sống trên cao, được an nhàn cực lạc. Và hồn đó sẽ còn gắn với con cháu đời đời. Từ những lí do đó mà những bài ca về tình nghĩa giữa con cái với cha mẹ, hay tình cảm giữa vợ chồng… được người Tày coi như một nội dung giáo huấn cũng như đề cao ca ngợi tình nghĩa giữa những con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, họ hàng và cộng đồng của mình. Và ẩn sau mỗi lời thơ, lời ca là cả tâm hồn, tấm lòng hiếu nghĩa ân tình của con cháu của người thân đối với người đã khuất.

Tiểu kết.

Khi trong gia đình của người Tày có người mất, thì tất cả anh em, họ hàng, con cháu thân thích đều phải có trách nhiệm tổ chức một đám tang cho thật chu đáo. Dù có tổ chức to hay nhỏ, tốn kém nhiều hay ít nhưng mọi người vẫn phải lo chu tất để bày tỏ sự tiếc thương và lòng thành đối với nguời quá cố trong gia đình mình. Hơn nữa việc mời thầy Tào về làm lễ lại càng thể hiện được giá trị nhân văn cao cả trong cách xử thế của người Tày. Vì theo họ thì thầy Tào là người có khả năng đặc biệt, bởi vậy thầy sẽ giúp tang chủ nhanh chóng làm cho linh hồn người mất được siêu thoát và để làm vừa lòng người mất nữa. Tất cả các chi phí và các công việc phải làm trong một đám tang đều do con cháu, họ hàng làng mạc cùng chung tay đóng góp và chia xẻ. Từ đó cho thấy cách ứng xử trong tang lễ không chỉ trong gia đình mà cả cộng đồng đều là sự lắng đọng của đạo hiếu và đạo nghĩa, là sự lắng đọng của nỗi xót thương, một trong những nét đẹp trong cách ứng xử văn hóa tâm linh của người Tày. Đặc biệt, tính nhân văn sâu sắc trong tang ma ấy còn được người Tày thể hiện cả trong những lời răn dạy con cháu mình thông qua các tấm gương hiếu nghĩa của người xưa, là một trong những nét đẹp và là yếu tố tích cực của người Tày khiến cho chúng ta khi nhìn lại mà thấy tự hào.

Chương 3. NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG NHỮNG BÀI LƢỢN

TRỐNG CỦA NGƢỜI TÀY Ở BẮC QUANG – HÀ GIANG

Theo nhận định: “Ở nhiều dân tộc chúng ta còn nhận thấy rằng dân ca tang lễ còn gắn chặt trong khuôn khổ các nghi lễ ma chay theo tập tục truyền thống của cộng đồng trong đó ít nhiều có tính chất huyền bí của tư duy vạn vật hữu linh của các tín ngưỡng dân gian nhiều khi che lấp hoặc lấn át các yếu tố hiện thực, những cảm xúc thẩm mỹ của tư duy sáng tạo nghệ thuật. Còn ở một số dân tộc khác thì dân ca nghi lễ đã ít nhiều thoát khỏi sự ràng buộc của tín ngưỡng tôn giáo sơ khai để vươn tới những tình cảm chân thực của con người. Ở đây dân ca nghi lễ mang phong cách trữ tình đậm đà, nhiều khi đạt đến mức gây những cảm xúc thẩm mỹ khá sâu sắc của những sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, được thể hiện qua những cách diễn xướng sinh động khác nhau”. [8, tr.250-251]

Chúng tôi nhận thấy trong những bài lượn trống đám ma của tộc người Tày ở đây không chỉ tái hiện đời sống tinh thần, phong tục, tập quán, tín ngưỡng mang âm hưởng thê lương buồn bã, tiếc thương người đã khuất hay ; Mà trong đó còn chứa đựng một kho tàng giá trị nghệ thuật tiềm ẩn mà không dễ nhận thấy. Do đó, chúng tôi nhận thấy một số nét tiêu biểu về mặt nghệ thuật trong những bài lượn trống đám ma của đồng bào địa phương.

3.1. Thể thơ thƣờng dùng trong lƣợn trống trong tang lễ của ngƣời Tày Bắc Quang - Hà Giang.

Những bài lượn trống đám ma trong tang lễ của người Tày địa phương Bắc Quang là một diễn xướng nghi lễ đặc sắc, cùng với nghệ thuật biểu diễn với hát, xướng chúng ta không thể không kể đến nghệ thuật sử dụng ngôn từ của các thầy tào, thầy cúng. Trong khúc hát của những bài lượn trống đám ma thì thể thơ chủ yếu mà chúng tôi nhận thấy là thể thơ trường thiên bốn chữ, ngoài ra còn có thể thơ tự do năm hoặc bảy chữ.

3.1.1. Thể thơ bốn chữ.

Với tính chất là một đại lễ nên lượn trống đám ma trong tang lễ của đồng bào Tày Bắc Quang Hà Giang rất được coi trọng, nó không chỉ đơn thuần chỉ là những lời ca mang tính chất trang nghiêm của phần lễ mà những lời ca đó còn là tiếng lòng thổn thức, là tâm trạng, cảm xúc đau thương, xót xa tột độ của gia quyến với người đã mất được biểu hiện với nhiều cung bậc khác nhau. Có lẽ đây chính là một phần tạo nên hình thức thơ của Lượn trống đám ma trong tang lễ của đồng bào địa phương nơi đây. Thể thơ, phần lời của Lượn trống đám ma trong tang lễ của người Tày ở đây chủ yếu được sáng tác theo thể bốn chữ. Đây là một thể thơ khá phổ biến của nhiều dân tộc khác nhau, trong lượn trống của người Tày Bắc Quang chúng tôi nhận thấy đây là thể thơ được sử dụng chủ yếu trong các bài lượn trống trong hệ thống các bài ca tang lễ của địa phương. Ở thể thơ này mỗi câu chỉ có bốn âm tiết, thường thì tiếng thứ hai là vần bằng, tiếng thứ tư là vần trắc và ngược lại, điều này tạo ra âm điệu cho câu thơ sự hài hoà, cân đối, nhịp nhàng có ý thơ, dễ rung cảm lòng người. Chẳng hạn như lời bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn sâu nặng của con gái con rể với công lao dưỡng dục của cha mẹ ta sẽ thấy âm điệu bằng / trắc được đặt ở hai vị trí thứ 2 và thứ tư trong phần gạch chân dưới đây:

Mẹ cha vất vả Bồng bế chăm lo Không sao kể xiết Nam giao nữ kết Phục hồi soi xét Mới tạo làm ra Thuận tình hợp hôn Nhân duyên thiên hạ

Bây giờ mới rõ Cha lại băng hà Bỏ lại con rể Lòng con khắc khoải Đền ơn trả nghĩa Trọn đạo mẹ cha Về chầu Thượng đế Con rể đạo là

Đáp nghĩa công sinh

[17, tr.107- 108]

Cứ như vậy các thanh điệu trong bài thơ có sự đối lập nhau cho đến hết

nội dung bài thơ. Hơn nữa lượng thơ đó trong các bài lượn trống đều đặn lặp lại với số lượng không hạn định và cũng không phối hợp với nhau thành các khổ song song như các thể thơ khác của Tiếng Việt. Có thể nói Lượn trống trong tang lễ sử dụng thể thơ bốn chữ này đã tạo ra sự linh hoạt trong việc kể, miêu tả và bộc lộ nội tâm của người sống với người đã khuất; Cũng nhờ cách phân bố và tổ chức về thanh điệu như vậy mà các câu thơ trong lượn trống có sự lặp lại, biến đổi và nối tiếp nhau như một dòng chảy vô tận, xoáy sâu vào tâm trạng của con người.

Ngoài cách hiệp thanh trên chúng ta còn nhận thấy cách hiệp vần linh hoạt không nằm trong khuôn khổ vị trí, quy định gò bó nào, đặc biệt với cách ngắt nhịp trong thể thơ bốn chữ của lượn trống trong tang lễ chủ yếu là nhịp 2/2được thể hiện dưới đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kính chiềng / táng lườn Khỏi lại/ nhang pa Hẳn là / lận đền Tời cón / phặt phoòng

Chứng tặt / hật đèn Tuyền hẳư / bản mường Thể gian / chồm lự Đèn tam / học chự Chịu khỏ / thách thư Au hệt / chồm khua Puôn pản / mọi xử Đảy pân / thoong tàng Khỏi mà / tốt lai

Đảy pân / cần tọng Tam khửn / lung lai Đồ kin / ím lai

Phường khỏi / thâng nạy Lận đèn nạy (hồi là) khửn thờ.

(Kính chào chính tang Tôi lại bước sang Ấy là lận đèn

Đời xưa quyến luyến Mới đặt làm đèn Truyền cho thiên hạ Thế gian mừng dự Đèn đốt học hành Luyện tập kinh thư Lấy làm vui thú Buôn bán các xứ Hồi hợp đôi hàng

Tôi về vẻ vang Hợp bàn kính trọng Đốt lên tỏa bóng Ẩm thực no thay Phường tôi đến đây

Lận đèn nay (hỡi là) lên thờ.)

[4, tr.56]

Cách hiệp vần linh hoạt, tự do ở các vị trí khác nhau cùng với lối ngắt nhịp độc đáo 2/2 đều đặn như vậy ở những lời lượn trống trong tang lễ của người Tày Bắc Quang Hà Giang đã tạo cho câu thơ có sự nhịp nhàng, biến đổi linh hoạt phù hợp với diễn biến tâm trạng trong một nghi lễ đám tang . Có thể khẳng định rằng với thể thơ bốn chữ này người Tày đã tạo cho mình một nét riêng trong nghệ thuật sáng tạo thơ ca của dân tộc . Một thể thơ vừa có t hể dung nạp ngôn ngữ đời thường, mộc mạc, dung dị, chân thực, lại vừa có thể diễn tả được mọi tư tưởng, tình cảm với nhiều cung bậc tâm trạng khác nhau

Một phần của tài liệu lượn trống trong tang lễ của người tày ở bắc quang - hà giang (Trang 61 - 152)