9. Bố cục luận văn
2.2.1. Kể về tấm gương hiếu nghĩa của Đống Vịnh
Cùng nằm trong hệ thống các bài ca được hát trong tang lễ của đồng bào Tày thì ngoài nội dung khóc thương và bày tỏ nỗi buồn với người đã khuất hay đề cao tình cảm gia đình, tình vợ chồng, tình anh em….là việc đề cao chữ hiếu. Đây là một nội dung hết sức quan trọng trong một tang lễ của người Tày, bởi nó chứa đựng nội dung triết lý sâu sắc có ý nghĩa giáo dục con cháu trong gia đình phải biết hiếu nghĩa với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người có công sinh thành và nuôi dưỡng ta nên người. Thông qua lời hát than trong buổi lễ ấy, ta sẽ thấy hiện lên một loạt các tấm gương hiếu nghĩa khá cảm động của người xưa trong Tứ hiếu và Thập nhị tứ hiếu như: Ngài Mạnh Tông, Đống Vịnh, Tương Lễ…
Tấm gương hiếu nghĩa cảm động của Đống Vịnh ấy, đã động đến cả trời đất. Tích xưa truyền lại rằng: Đổng Vĩnh sinh vào thời Hậu Hán, nhà nghèo, tính rất hiếu, cha chết không có tiền chôn cất cha nên phải đến một nhà giàu ở làng khác vay tiền công dệt non và hẹn sẽ trả 300 tấm lụa. Khi vay được tiền về chôn cất cha xong rồi, định đi đến nhà giàu kia để dệt trả lụa, đi được nửa đường thì gặp một người con gái xin kết làm vợ chồng. Nhưng giao hẹn hãy cùng đi đến nhà giàu kia dệt lụa trả nợ đã rồi mới ăn ở cùng nhau.
Khi đã dệt đủ 300 tấm lụa, trả nợ xong rồi, hai người cùng về, đến chỗ gặp nhau khi trước thì người con gái ấy biến mất. Vì Đống Vịnh có lòng hiếu thảo cảm động đến trời nên trời sai tiên nữ xuống giúp.
Lời lượn của bài ca nghe thật xúc động và đi vào lòng người ngay từ những câu hát đầu tiên được cất lên, chàng là một người con hiếu thảo tuy gia cảnh nhà khó khăn. Nhưng vì thương cha già đã mất, lòng đau xót và để đền ơn hiếu hậu nên mới “mại thân táng phụ” ( bán thân táng cha):
Kính chiềng tăư nưa Quý cần dú đay Bọn khỏi thì hay Xo mà hưa hiếu Khăn này lượn giảo Tích Đống Vịnh báo Tốt pảng đău tày Thờ mê kính pò Đảng công thinh oóc Pò mê oóc tàng
Tạm dịch:
(Kính chào trên dưới Quý chưa bình yên Bọn tôi thì hiền Xin về giúp hiếu
Bây giờ lượn giáo Tích Đồng Vịnh chàng Ngay thảo ai bằng
Thờ mẹ kính cha
Phụ mẫu sinh đường)
[2, tr.53-54] Chàng một lòng trung hiếu với cha mẹ:
Đống Vịnh pảng thăư Thương pò thiệt mê Lườn giảo khỏ khăn Tưởng đảy dú an Po lại vá pân Mừa Tây Trúc quốc Vịnh báo thương hảy Lườn khằm tu thì Hật lừ khăn này Dú khỏ hăử pò
Tạm dịch:
(Đống Vịnh lòng trung Thương cha tiếc mẹ Cửa nhà khó khăn
Ngờ được bình yên Cha lại hóa nên
Về Tây Trúc quốc
Vịnh chàng thương khóc
Nhà bạc cửa thì Toan tiệt bây giờ
Mại thân táng phụ)
Bán thân táng cha là để đền ơn sinh thành nuôi dưỡng, việc làm ấy ai mà không cảm động rơi lệ trước tấm lòng của con thảo:
Nghe chắc quá tành Đạo mê đức pò Báo mì đức đạo tung
Việc hiếu tang ( hồi là ) đảm nạy Còi pân tày pù mạy cải
Chự tình than pò mê lăng hơn
Tạm dịch:
(Đền ơn hiếu hậu
Nghe thảo ai qua Đạo mẹ đức cha
Chàng có đức đạo trung
Việc hiếu tang (hỡi là) đám này
Càn khôn lây xum bằng non khai
Chữ tình thân mãi tử gì hơn)
Tấm lòng hiếu nghĩa từ tích truyền ấy đã trở thành tấm gương cho người đời sau noi theo, vậy nên mới có lời ca sau để răn dạy con cháu phải biết kính trọng và noi gương người xưa hiếu thảo với tổ tiên ông bà cha mẹ:
Khằn nạy cần dặư cụng khen Pận chứng pân ( hồi là ) tích tuyền Vong hồn mừa Tây Thiên kin dú Lục chứ thương ẻo ót lượn lài Đảng công liệng lục hẳư cải Hẳư đảng tọong ( hồi là ) óoc mà Lục lo hẳư pía ơn tung hiếu
Thốc pảng nghe cần kháo quá pay Đạo mê cụng đức pò
Tham thiết ôi thay là
Đống Vịnh báo nghe tin chào quá Mai thân là dú khỏ hẳư pò
Tạm dịch:
(Bây giờ ai cũng khen
Vậy mới nên (hỡi là) tích truyền Vong hồn về Tây Thiên canh giới Con nhớ thương khắc khoải tình thân Cảm đạo đấy cho cam
Cho phải tam (hỡi là) sinh thành Con toan tình trả ơn trung hiếu Dốc một lòng nghe thảo ai qua Đạo mẹ cùng đức cha
Bày đặt ra (hỡi là) cam lòng Thảm thiêt ôi thay là
Đống Vịnh chàng nghe thảo ai qua Mại thân là tang phụ
Dốc một lòng trả đạo ai qua (hỡi hỡi là).)