- Khách hàng phải tuân thủ các quy định về tỷ lệ ký quỹ ban đầu, tỷ lệ cảnh báo, tỷ lệ xử lý Khi giá vàng biến động làm tỷ lệ ký quỹ của nhà đầu tư
3.3.1. Lộ trình nới lỏng công tác quản lý thị trường vàng trong nước
- Từ 2010-2015: nới lỏng dần công tác xuất nhập khẩu vàng vật chất theo hướng tự do hoá hoạt động nhập khẩu trước khi tự do hoá xuất khẩu vàng, tiến tới tự do hoá xuất nhập khẩu vàng đến năm 2015.
- Từ 2013-2016: chuẩn bị và thành lập Sàn giao dịch vàng vật chất trực thuộc Sở giao dịch hàng hoá của Bộ công thương theo hướng cho liên thông với thị trường quốc tế.
- 2015: cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài với tỷ lệ ký quỹ cao và giảm dần theo thời gian.
3.3.2. Giải pháp
Với vàng vật chất:
- Ban hành các qui định pháp lý cần thiết để đảm bảo thực hiện được lộ trình nêu trên. Cụ thể: ban hành các văn bản có liên quan đến việc quản lý xuất nhập khẩu vàng vật chất như các điều kiện cho phép doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu vàng, hạn mức xuất nhập khẩu vàng hàng năm, phương
án can thiệp thị trường vàng trong nước, mở rộng vàng thuộc DTNHN bao gồm vàng thỏi, miếng của một số công ty kinh doanh vàng có thương hiệu như SJC….
Định hướng cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu vàng có định lượng nhằm đảm bảo diễn biễn giá vàng miếng trong nước tương đối phù hợp so với giá vàng quốc tế, tránh chênh lệch cao về giá cả trong nước và quốc tế và tránh tác động bất lợi tới cung cầu ngoại tệ do hoạt động nhập khẩu quá mức (ví dụ khi giá trong nước vượt quá +7% so với giá quốc tế, NHNN có thể bán vàng trong quỹ ra thị trường, trước mắt là số vàng mua được từ các công ty kinh doanh vàng trong nước hoặc cho phép các công ty kinh doanh vàng nhập khẩu vàng từ thị trường quốc tế và ngược lại).
- Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu, đánh giá lượng vàng hiện có trong nền kinh tế; nhu cầu sản xuất và gia công vàng miếng, NHNN sẽ cấp hạn ngạch dập vàng miếng cho các đơn vị sản xuất và gia công vàng miếng.
- NHNN phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các đơn vị sản xuất gia công vàng miếng, đặc biệt là Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC (doanh nghiệp thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh) sản xuất và gia công đủ lượng vàng miếng cần thiết đáp ứng nhu cầu thị trường.
- NHNN phối hợp với Ủy ban Nhân dân các cấp, Bộ Công an có kế hoạch kiểm tra thường xuyên hoạt động sản xuất gia công vàng miếng để tránh mọi hoạt động đầu cơ bất chính, tạo khan hiếm giả tạo và tiêu thụ vàng nhập khẩu trái phép.
- Đối với một phần vàng hiện đang cất trữ trong kho của NHNN, trước mắt, đấu giá một phần để gia công vàng thuộc DTNHNN thành vàng SJC… hoặc gửi, hoặc cho vay một phần vàng thuộc DTNHNN đối với một số công ty vàng lớn có thể chế tác ra vàng miếng để đáp ứng thị trường trong nước.
- Thành lập kho ngoại quan để NHNN chủ động nhập khẩu vàng từ thị trường quốc tế và bán can thiệp cho các công ty kinh doanh vàng khi cần thiết.
- Hỗ trợ ngoại tệ cho một số doanh nghiệp để nhập khẩu vàng trong trường hợp có mức chênh giá cao giữa trong và ngoài nước và trong bối cảnh tình hình cung cầu ngoại tệ vẫn căng thẳng.
Đối với hoạt động huy động và cho vay vàng vật chất, cần có thay đổi về mức được phép chuyển đổi vàng sang tiền đồng cho phù hợp với thực tế và giảm thiểu rủi ro khi chuyển đổi. Cụ thể, mức chuyển đổi chỉ nên ở mức 5- 10% số lượng vàng huy động được. Ngoài ra, cần xem xét lại quy định huy động và cho vay tiền đồng có đảm bảo bằng vàng để kiểm soát được rủi ro khi có biến động lớn về giá vàng trong và ngoài nước hoặc thí điểm nghiên cứu việc hạn chế huy động và cho vay vàng của các tổ chức tín dụng. Khi thực hiện việc hạn chế huy động và cho vay vàng của các tổ chức tín dụng, nghiên cứu thực hiện việc mua vàng miếng, thỏi trong dân thông qua các công ty kinh doanh vàng lớn để bổ sung DTNHNN đồng thời có vàng bán can thiệp thị trường trong nước khi có biến động lớn về giá vàng so với giá quốc tế.
Đối với việc kinh doanh vàng trên tài khoản:
- Trước mắt, chưa nên cho phép sàn vàng hoạt động trở lại khi vẫn còn kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu vàng. Tuy nhiên, về dài hạn khi thị trường tài chính phát triển và tiến tới tự do hoá, thì việc thành lập sở giao dịch vàng và cho phép các công ty kinh doanh vàng được kinh doanh vàng trên tài khoản là cần thiết.
Tuy nhiên, cần có cơ chế chính sách để đảm bảo thị trường này phát triển bền vững và kiểm soát được rủi ro cho các đơn vị thành lập cũng như cho các nhà đầu tư. Bước đầu khi thành lập Sở giao dịch vàng, nên không chế mức kỹ quỹ ở mức cao, từ 80-90% và giảm dần khi đã phát triển. Do vậy, trong trung hạn cần:
- Nghiên cứu kinh nghiệm các nước để ban hành khung thể chế thành lập sàn vàng thuộc Sở giao dịch hàng hoá trong trung hạn.
- Trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành qui chế thành lập và hoạt động của Sàn giao dịch vàng thuộc Sở giao dịch hàng hoá theo hướng tập trung khâu thanh toán và ký quỹ tại hệ thống NHTM như áp dụng với các sàn giao dịch chứng khoán.
- Ban hành các qui định về giới hạn an toàn với các Sở giao dịch vàng và các công ty kinh doanh vàng theo hướng hạ thấp tỷ lệ đòn bẩy tài chính, qui định trạng thái vàng của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng tài khoản, hạn chế các công ty kinh doanh vàng mới thành lập.