NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VÀNG TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng công tác quản lý vàng thuộc Dự trữ ngoại hối Nhà nước và hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam nước và hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam
2.1.1. Thực trạng công tác quản lý vàng thuộc Dự trữ ngoại hối Nhà nước Nhà nước
2.1.1.1. Thời kỳ trước 1991
Trước năm 1991, hệ thống ngân hàng là một cấp, chưa tách bạch hoạt động quản lý ngân hàng và kinh doanh ngân hàng, NHNN chưa ban hành các các quy định về quản lý DTNHNN và quản lý vàng thuộc DTNHNN nhằm bình ổn giá vàng và đa dạng hoá hình thức đầu tư DTNHNN.
Tuy nhiên, với quan điểm coi vàng, kim khí quý, đá quý là ngoại hối phục vụ mục tiêu thanh toán quốc tế, trong thời kỳ này, NHNN đã thực hiện quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng. Toàn bộ các quy định đối với hoạt động kinh doanh vàng thể hiện ở hai Quyết định số 38/CP và 39/CP ngày 09/2/1979. Theo đó, các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước phải kê khai số lượng vàng, bạc, bạch kim, kim cương cho NHNN. Cá nhân chỉ được đem một số vàng cụ thể theo người, tư nhân không được mua, bán và tích trữ vàng. Chỉ các xí nghiệp quốc doanh mới được mua, bán vàng với số lượng hạn chế. Do những quy định nghiêm ngặt, nên mặc dù trên văn bản cấm nhưng hoạt động buôn bán vàng bất hợp pháp khá phổ biến trên toàn quốc.
Thực trạng quản lý kinh doanh vàng của NHNN trong thời kỳ này được thể hiện qua từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1954-1975
Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ quản lý khác nhau. Ở Miền Bắc, Nhà nước thực hiện chính sách quản lý vàng hết sức chặt chẽ, chưa hình thành thị trường vàng. Những hoạt động liên quan đến vàng chỉ bao gồm một vài cửa hàng mỹ nghệ của Nhà nước bày đồ mỹ ký và cho khách tham
quan là chính và một vài hiệu vàng tư nhân sửa chữa nhỏ. Hoạt động buôn bán vàng bất hợp pháp có diễn ra nhưng với khối lượng rất nhỏ, chỉ một số ít người dân có vàng do còn giữ được từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Ở Miền Nam, Chính quyền Sài Gòn áp dụng chế độ tự do kinh doanh vàng, tự do xuất nhập khẩu vàng, nhưng chỉ những người có vốn lớn, có tay nghề mới được mở cửa hàng kim hoàn. Các cửa hàng kim hoàn phải mua, bán vàng theo giá ngân hàng công bố. Thị trường vàng chưa lớn, ở Sài gòn chỉ có khoảng 500-600 cửa hàng kim hoàn, vừa sản xuất vừa gia công. Trong đó, có khoảng 4-5 cửa hàng lớn, có uy tín, sản xuất ra vàng miếng được lưu thông tại khắp các nước Đông Dương như vàng miếng nhãn hiệu Kim Thành.
Giai đoạn 1975-1985
Sau khi Miền Nam giải phóng, đã nhiều người biết đến vàng hơn, đặc biệt do ảnh hưởng của tập quán thanh toán, mua bán quy ra vàng của người Miền Nam thời chính quyền Nguỵ đã lan truyền và trở thành thói quen đối với người Miền Bắc. Việc dùng vàng trong thanh toán phổ biến dần lên do việc buôn bán những hàng hóa đắt tiền chủ yếu được đem từ Miền Nam ra, mà những hàng hóa này được mua với giá gốc tính bằng vàng. Vì vàng được sử dụng nhiều, nên bắt đầu xuất hiện buôn bán vàng từ các cửa hàng vàng trước đây.
Tuy nhiên, giai đoạn này nền kinh tế mang tính kế hoạch hóa tập trung bao cấp, Nhà nước quyết định các chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô theo một kế hoạch tập trung trên toàn quốc. Nền kinh tế nước ta được điều hành theo mô hình chung của khối các nước XHCN đó là kinh tế hướng nội, bế quan tỏa cảng, các mối quan hệ với bên ngoài đều thông qua hệ thống độc quyền Nhà nước về ngoại thương và ngoại hối, chưa tách bạch được chức năng quản lý ngân hàng và kinh doanh ngân hàng.
Với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp đã không tạo được động lực phát triển kinh tế, làm cho khu vực kinh tế quốc doanh hoạt động yếu kém, kìm hãm sức sản xuất và năng lực sáng tạo của các thành phần kinh tế khác, mức độ gia tăng dân số nhanh, lạm phát ngày càng leo thang (nếu lấy giá cả
năm 1976 là 100, thì năm 1981:313,4; 1984:1.400; 1985:2.390), các quan hệ kinh tế đối ngoại bó hép, đời sống nhân dân khó khăn.
Giai đoạn 1985-1991
Trong điều kiện kinh tế xã hội khủng hoảng trầm trọng và lên đến đỉnh điểm khi bùng nổ lạm phát năm 1985, để cải cách tiền tệ, chống lạm phát, Nhà nước đã thực hiện một số chính sách kinh tế mới như đổi tiền, điều chỉnh giá-lương-tiền năm 1985.
Năm 1987, Quốc hội ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tiếp đến, Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng ra đời. Nước ta bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, xóa bỏ chế độ quan liêu, bao cấp, bế quan tỏa cảng. Luồng vốn đầu tư nước ngoài bằng ngoại tệ bắt đầu đổ vào Việt nam. Tuy nhiên, trong vài năm sau đó, các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài chưa thực sự phát triển mạnh mẽ, nguồn ngoại hối được huy động vào hệ thống ngân hàng chưa nhiều.
Chủ trương mở cửa nền kinh tế và xóa bỏ cơ chế bao cấp là các hoạt động cải cách đúng đắn, song do các chính sách chưa đồng bộ cùng với việc đột ngột xóa bỏ giá bao cấp đã đẩy mặt bằng giá cả liên tiếp biến động từ đỉnh cao này đến đỉnh cao khác. Việc sử dụng vàng trở nên phổ biến hơn trong giai đoạn tiền đồng mất giá mạnh. Thị trường vàng mất cân đối nghiêm trọng do Nhà nước vẫn chưa có chủ trương nhập vàng và việc khai thác vàng chưa được tổ chức như hiện nay. Nhu cầu mua, nắm giữ vàng của dân cư rất lớn, giới đầu cơ lũng đoạn thị trường đã khiến cho vàng nhiều lần sốt giá.
Trước tình hình này, Nghị định số 161/HĐBT ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), về "Điều lệ quản lý ngoại hối" được ban hành, thay thế Nghị định số 102/CP ngày 6/7/1963 của Hội đồng bộ trưởng (HĐBT), đã xoá bỏ độc quyền trong kinh doanh ngoại hối. HĐBT đã giao cho NHNN nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh vàng thông qua việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng cho các doanh nghiệp. Nhiệm vụ chống lạm phát được đưa lên hàng đầu. Đồng thời, để ổn định thị trường vàng, ngày 25/5/1989, HĐBT đã ban hành Quyết định số 139/HĐBT cho
phép các đơn vị kinh tế quốc doanh có liên quan đến khai thác, tinh luyện vàng và các hộ cá thể nếu có đủ điều kiện được kinh doanh vàng. Tuy nhiên phạm vi kinh doanh còn hạn chế, chỉ được phép mua, bán vàng tư trang, không được mua bán vàng nguyên liệu, vàng miếng. Đồng thời cho phép thành lập các công ty kinh doanh vàng bạc trực thuộc Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố lớn. NHNN bắt đầu cho phép một số đơn vị, địa phương được nhập khẩu vàng và cho phép thành lập Tổng Công ty vàng bạc đá quý Việt Nam năm 1989 với hệ thống rộng khắp trong cả nước để đáp ứng nhu cầu thị trường vàng, ổn định giá cả và chống lạm phát.
Ngày 25/5/1990, Pháp lệnh NHNN VN và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác tín dụng và Công ty tài chính ra đời đã tách bạch chức năng quản lý ngân hàng và chức năng kinh doanh ngân hàng. NHNN là NHTW thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, ban hành chính sách tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, hệ thống ngân hàng chuyên doanh thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng.
2.1.1.2. Thời kỳ từ năm 1991 đến năm 1999
Mặc dù với hệ thống ngân hàng hai cấp đã tách bạch được chức năng quản lý ngân hàng và kinh doanh ngân hàng. Song ở thời kỳ này, trong hệ thống văn bản pháp quy chưa có khái niệm về DTNHNN, nên cũng chưa có khái niệm quản lý vàng như là một thành phần thuộc DTNHNN. Tuy nhiên Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập Quỹ điều hoà ngoại tệ và Quỹ can thiệp vàng, mà bản chất các quỹ này là các quỹ dự trữ ngoại hối của Nhà nước với mục đích chính là để can thiệp bình ổn tỷ giá và giá vàng. Các hoạt động can thiệp mua, bán ngoại tệ và vàng của NHNN để bình ổn tỷ giá và giá vàng trong thời kỳ này diễn ra mạnh mẽ, đã góp phần tích cực vào sự ổn định giá cả, kìm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế, nhất là trong những năm đầu của thập kỷ 90. Điều này thể hiện rõ nét qua việc phân tích thực trạng quản lý và hoạt động của các Quỹ này trong từng giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1991-1993
Năm 1991 sau khi hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, các hoạt động kinh tế đối ngoại đều phải chuyển sang thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi và chủ yếu thực hiện bằng USD, cầu về ngoại tệ mạnh và vàng trở nên căng thẳng. Việt Nam phải đối mặt với tình trạng cán cân vãng lai và cán cân thương mại bị thâm hụt lớn, lạm phát tăng cao (năm 1991, lạm phát trên 67%), tỷ giá VND so với USD trên thị trường tự do tăng đột biến từ mức 7.500 VND/USD vào đầu năm 1991 lên mức 14.000 VND/USD vào cuối năm 1991, giá vàng trong nước tăng cao hơn giá vàng quốc tế.
Trong điều kiện đó, NHNN đã kiến nghị với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) thành lập Quỹ dự trữ điều hòa ngoại tệ và Quỹ can thiệp vàng. Đồng thời, được sự chấp thuận của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Thống đốc NHNN đã cho thành lập hai trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Thành phố Hồ Chí Minh (9/1991) và Hà Nội (11/1991) theo Quyết định số 107/NHQĐ.
Căn cứ Quyết định số 105/CT ngày 10/4/1991 về việc thành lập Quĩ dự trữ điều hòa ngoại tệ và chỉ đạo tại Công văn số 2420/PPLT ngày 25/7/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, “Quy chế tạm thời về việc sử dụng Quĩ điều hòa ngoại tệ tập trung của Nhà nước do NHNN quản lý” được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-NH7 ngày 03/01/1992 của Thống đốc NHNN. Theo đó, NHNN đã sử dụng ngoại tệ thuộc Quỹ điều hòa ngoại tệ để kịp thời can thiệp mua, bán ngoại tệ tại hai trung tâm giao dịch ngoại tệ và để đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu vàng nhằm can thiệp thị trường vàng trong nước và một số nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. Bên cạnh đó, NHNN thực thi một quyết sách quan trọng là thông báo bán vàng không hạn chế trên thị trường.
Hoạt động can thiệp thị trường vàng được thực hiện thông qua các Công ty vàng bạc Nhà nước vào những thời điểm sốt giá vàng. Giai đoạn đầu việc can thiệp chỉ có tính chất cầm chừng vì thực tế nguồn ngoại tệ của NHNN còn khó khăn, ngoài ra do vàng nhập khẩu có khối lượng từ 1 kg trở
lên trong khi người dân chỉ có nhu cầu mua với khối lượng nhỏ 1 chỉ, 5 chỉ, nên mất nhiều thời gian. Sau đó, để chủ động trong việc can thiệp, NHNN đã đặt gia công vàng dự trữ thành vàng miếng của các Công ty Nhà nước có thương hiệu trên thị trường như vàng miếng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn và vàng miếng VJC của Tổng Công ty vàng bạc đá quý Việt Nam. Do chủ động được nguồn vàng can thiệp là vàng miếng đã được gia công, nên việc can thiệp đạt hiệu quả cao hơn, Nhà nước đã làm chủ được thị trường vàng, các cơn sốt vàng đã được giảm nhiệt kịp thời và giá vàng trong nước đã tiến gần tới giá quốc tế.
Trong giai đoạn này, giá vàng có tác động trực tiếp đến biến động tỷ giá và giá cả trong nước, chỉ trong hai năm 1991-1992, NHNN đã bán ra gần 6 tấn vàng (trị giá khoảng 72 triệu USD) nhằm hạn chế tình trạng vơ vét ngoại tệ trên thị trường tự do để nhập lậu vàng, dịu bớt căng thẳng trên thị trường ngoại tệ. Nhờ hoạt động can thiệp này, giá USD thị trường tự do đã giảm từ mức cao điểm khoảng 14.000 đ/USD vào cuối năm 1991 xuống dưới mức 11.000 VND/USD trong suốt thời gian từ tháng 7/1992 - hết năm 1993 và giá vàng trong nước đã xấp xỉ giá vàng quốc tế ở mức 500.000 VND/chỉ vào cuối năm 1992.
Đồng thời, nhằm thu hút mọi nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng để phục vụ phát triển kinh tế và có nguồn lực để bình ổn tỷ giá và giá vàng khi cần thiết, NHNN đã đề xuất với Chính phủ ban hành ̣̣̣̣̣Quyết định 337/QĐ- HĐBT ngày 25/10/1991 về một số biện pháp quản lý ngoại tệ trong thời gian trước mắt, trên cơ sở đó NHNN ban hành các văn bản hướng dẫn và thể hiện rõ quan điểm hạn chế sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt nam, kiểm soát chặt chẽ luồng vốn ngoại tệ chuyển ra nước ngoài, mở rộng và khuyến khích luồng ngoại tệ chuyển vào để cải thiện cung cầu ngoại tệ. Bên cạnh đó, Quy định về cho vay, thu hồi nợ bằng ngoại tệ của NHNN đối với các TCTD trong thời gian trước mắt được ban hành kèm theo Quyết định số 43/QĐ-NH14 ngày 05/3/1993 của Thống đốc NHNN. Theo đó, các NHTM phải đáp ứng một số điều kiện nhất định mới được vay ngoại tệ của NHNN, Tổng Công ty vàng
bạc đá quý chỉ được sử dụng tiền vay vào mục đích nhập khẩu vàng. Việc bán ngoại tệ từ Quỹ điều hòa được NHNN quản lý chặt chẽ, chỉ để đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu theo kế hoạch của Chính phủ tại Quyết định số 133/TTG ngày 7/12/1992.
Ngoài ra, để ổn định thị trường vàng, lần đầu tiên Chính phủ ban hành một chính sách lớn về hoạt động kinh doanh vàng. Nghị định định 63/CP ngày 24/9/1993 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời. Theo đó, Nhà nước đã cho phép mọi đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế nếu đủ điều kiện đều được kinh doanh vàng trên thị trường và không cần ký quỹ nhưng phải chịu sự quản lý chuyên ngành của NHNN. Phạm vi kinh doanh vàng bao gồm: vàng khối, vàng thỏi, …vàng nữ trang được chế tác, gia công, cầm đồ vàng.
Nhà nước công nhận quyền sở hữu hợp pháp về vàng của các tổ chức, cá nhân. Chính phủ giao NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước về các hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu vàng. Tuy nhiên hoạt động xuất nhập khẩu vàng vẫn được Nhà nước quản lý chặt chẽ, nhằm tạo chủ động cho NHNN trong việc điều hành chính sách tỷ giá và tiền tệ. Việc ban hành Nghị định 63/CP là một bước đi cần thiết để dỡ bỏ những hạn chế về phạm vi kinh doanh vàng, quyền sở hữu hợp pháp về vàng và tạo một cơ chế xuất nhập khẩu vàng phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.
Sự ổn định tỷ giá và giá vàng trong giai đoạn này đã tạo môi trường thuận lợi cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế, khôi phục lại lòng tin của dân chúng và giới kinh doanh vào đồng nội tệ, từ đó tập trung mọi nguồn lực vào đầu tư phát triển kinh tế. Kết quả đạt được trong giai đoạn này là kinh tế tăng trưởng ở mức cao: tốc độ tăng GDP từ 5,8 % năm 1991 lên 8,7 % và 8,0% tương ứng cho năm 1992 và 1993, lạm phát được đẩy lùi xuống còn 5,2 % năm 1993, thu hút được lượng lớn kiều hối và vốn đầu tư nước ngoài, tăng xuất khẩu và đạt thặng dư cán cân thương mại trong năm 1992. Ngược lại, chính nguồn ngoại tệ dồi dào từ đầu tư nước ngoài và thặng dư thương mại đã