Công tác quản lý DTNHNN được tập trung vào ba nguyên tắc theo thông lệ quốc tế là Bảo toàn dự trữ ngoại hối, Bảo đảm tính thanh khoản và

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vàng theo chức năng của ngân hàng trung ương (Trang 44 - 49)

thông lệ quốc tế là Bảo toàn dự trữ ngoại hối, Bảo đảm tính thanh khoản và Sinh lời thông qua các nghiệp vụ đầu tư.

- DTNHNN được lập thành hai quỹ, gồm:

+ Quỹ Dự trữ ngoại hối được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, điều hòa nguồn ngoại hối với Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng khi cần thiết, thực hiện các nghiệp vụ đầu tư trên thị trường quốc tế, tạm ứng cho ngân sách Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu ngoại hối đột xuất, cấp bách của Nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

+ Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng được sử dụng để can thiệp thị trường ngoại tệ và thị trường vàng trong nước nhằm ổn định tỷ giá và giá vàng theo mục tiêu của chính sách tiền tệ, điều hòa nguồn ngoại hối với Quỹ Dự trữ ngoại hối khi cần thiết và thực hiện các nghiệp vụ đầu tư ngắn hạn.

- Quỹ dự trữ ngoại hối được Ngân hàng Nhà nước quản lý thông qua các nghiệp vụ đầu tư sau: Gửi, mua, bán ngoại tệ và vàng ở nước ngoài; Mua, bán các giấy nhận nợ, chứng khoán nợ bằng ngoại tệ; Các hình thức giao dịch ngoại hối khác khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định: Cơ cấu Quỹ dự trữ ngoại hối (bao gồm: Tỷ lệ dự trữ bằng ngoại tệ và bằng vàng; Loại ngoại tệ và tỷ lệ giữa các loại ngoại tệ; Tỷ lệ giữa đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn); Hình thức đầu tư và thời hạn đầu tư; Lựa chọn tổ chức đối tác để thực hiện đầu tư.

- Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng được Ngân hàng Nhà nước quản lý thông qua các quyết định của Thống đốc về: Cơ cấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng (bao gồm: Tỷ lệ dự trữ bằng ngoại tệ và bằng vàng; Loại ngoại tệ và tỷ lệ giữa các loại ngoại tệ); Can thiệp thị trường ngoại tệ và thị trường vàng trong nước khi cần thiết để thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ từng thời kỳ (bao gồm: Thời điểm can thiệp; Loại ngoại tệ can thiệp; Tỷ giá và giá vàng can thiệp; Số lượng ngoại tệ và vàng can thiệp; Hình thức can thiệp: giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi và các hình thức giao dịch ngoại hối khác; Đối tác thực hiện hình thức can thiệp); Điều chuyển ngoại hối từ Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng sang Quỹ dự trữ ngoại hối trong trường hợp mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng vượt hạn mức đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Đầu tư DTNHNN phải đáp ứng một số quy định về tiêu chuẩn đầu tư như sau:

+ Các loại ngoại tệ thuộc DTNHNN phải là ngoại tệ tự do chuyển đổi; Vàng thuộc DTNHNN phải là vàng tiêu chuẩn quốc tế.

+ Các giấy nhận nợ, chứng khoán nợ bằng ngoại tệ thuộc DTNHNN phải do Chính phủ, ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ hoặc ngân hàng quốc tế có uy tín, được xếp hạng tín nhiệm quốc tế cao phát hành hoặc bảo lãnh.

+ Các tổ chức đối tác được lựa chọn để gửi ngoại tệ và vàng, ủy thác đầu tư phải là tổ chức được xếp hạng tín nhiệm quốc tế cao.

Sau khi ban hành Nghị định 86/CP nói trên, vàng tiêu chuẩn quốc tế là một thành phần của dự trữ ngoại hối nhà nước. Toàn bộ số dư Quỹ can thiệp vàng (khoảng trên 10 tấn) được tính vào Quỹ Bình ổn tỷ giá và giá vàng với mục đích để can thiệp thị trường vàng trong nước. Tuy nhiên kể từ năm 1999 đến nay, NHNN không tiến hành bất kỳ hoạt động can thiệp nào vào thị trường vàng trong nước do việc bình ổn giá vàng được NHNN thực hiện thông qua việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu vàng cho các doanh nghiệp và vàng thuộc DTNHNN khác với loại vàng được mua bán trong nước.

Mặc dù quy định vàng thuộc DTNHNN phải là vàng đạt Tiêu chuẩn quốc tế, nhưng ở giai đoạn đầu có một tỷ lệ rất nhỏ là vàng chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2001, NHNN đã tiến hành bán số vàng chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế lấy tiền đồng mua USD để nhập vào Quỹ Bình ổn tỷ giá và giá vàng. Còn lại trên 10 tấn vàng đạt tiêu chuẩn quốc tế được bảo quản trong các kho của NHNN dưới dạng vàng vật chất từ năm 1999 cho đến nay. Trong suốt 10 năm qua NHNN cũng không mua bổ sung vàng dự trữ.

Năm 2002, Thống đốc NHNN đã cho điều chuyển một phần vàng từ Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng sang Quỹ Dự trữ ngoại hối để đầu tư trên thị trường quốc tế khi có điều kiện thuận lợi nhằm mục đích sinh lời (Theo Quyết định 23/QĐ-NHNN.m ngày 31/7/2002 về việc quy định cơ cấu Quĩ DTNH 6 tháng cuối năm 2002). Tuy nhiên, từ đó cho đến nay, số vàng này cũng chưa được đầu tư ra nước ngoài cho mục đích sinh lời như dự kiến ban đầu do có nhiều rủi ro khi vận chuyển, bảo quản và an toàn khi thực hiện việc đầu tư này.

Như vậy, kể từ năm 1999 đến nay, mặc dù NHNN đã xác lập được các nguyên tắc cơ bản về quản lý DTNHNN nói chung và quản lý vàng thuộc DTNHNN nói riêng, nhưng hoạt động quản lý vàng thuộc DTNHNN còn nhiều bất cập, thể hiện ở nội dung nghiên cứu ở mục 2.2.1 dưới đây.

2.1.2. Thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh tại Việt Nam hiện nay

2.1.2.1. Giai đoạn 1993 – 1999:

2.1.2.1.1. Cơ sở xây dựng chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng Để có chính sách thích hợp, đảm bảo vừa tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức, cá nhân phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh vàng, đồng thời tăng cường vai trò của NHNN trong việc điều tiết cung cầu vàng, ổn định giá cả hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ, ngày 24/9/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/CP về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng.

Nghị định 63/CP về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng đã tạo ra các sơ sở pháp lý và định hướng quản lý thị trường vàng phù hợp với điều kiện giá cả thị trường còn nhiều biến động, lạm phát cao. Góp

phần giúp NHNN thu được những thành công đáng kể trong việc ngăn chặn và dập tắt những cơn sốt giá vàng, đưa giá vàng ổn định trong mức biến động chung của giá cả thị trường góp phần tích cực hỗ trợ cho việc điều hành tỷ giá, ổn định giá trị đồng Việt Nam.

Việc ban hành Nghị định 63/CP là một bước đi cần thiết để dỡ bỏ những hạn chế về: phạm vi kinh doanh vàng, quyền sở hữu hợp pháp về vàng và tạo ra một cơ chế xuất nhập khẩu vàng phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ đã ở mức thấp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Nghị định 63/CP có một số nội dung chủ yếu như sau:

- Nhà nước công nhận quyền sở hữu hợp pháp về vàng của các tổ chức, cá nhân.

- Chính phủ giao NHNN là cơ quản quản lý nhà nước về các hoạt động kinh doanh vàng; cùng các Bộ ngành liên quan và các địa phương thực hiện việc quản lý thị trường vàng trong cả nưóc.

- Các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh vàng phải thành lập doanh nghiệp và phải có đủ các điều kiện cần thiết về vốn, thợ kỹ thuật, các thiết bị và trụ sở phục vụ việc sản xuất kinh doanh.

- Đối tượng được phép hoạt động kinh doanh vàng là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (Doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) được thành lập theo qui định của Luật pháp.

- Phạm vi kinh doanh vàng được mua bán các loại vàng: vàng khối, vàng thỏi...vàng nữ trang, được chế tác, gia công , cầm đồ vàng.

- Các nghệ nhân có tay nghề cao nếu không đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp được NHNN cho phép mở các cửa hiệu gia công vàng.

- Việc xuất, nhập khẩu vàng thực hiện theo quy định của NHNN. 2.1.2.1.2. Thực trạng hoạt động thị trường vàng

Nghị định 63/CP ra đời gắn liền với một số thay đổi về qui định điều kiện cần thiết để được kinh doanh vàng, theo chiều hướng tạo điều kiện thuận

lợi hơn cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu kinh doanh vàng- không qui định mức ký quỹ ...Do đó phần lớn các doanh nghiệp đang kinh doanh vàng tự giác đến NHNN để xin đăng ký kinh doanh lại theo đúng tinh thần Nghị định mới và tiến hành hoạt động kinh doanh theo đúng qui định của Nghị định 63/CP.

- Số lượng đơn vị tham gia thị trường vàng

Theo tổng kết của NHNN, tính đến tháng 11/1999 tổng số giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng, gia công chế tác vàng do các Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố đã cấp như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.1: Số giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng, gia công chế tác vàng do các Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố đã cấp tính đến tháng

11/1999

Loại giấy phép Số lượng Tỷ trọng

(%)

1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng 6.352 100

- Doanh nghiệp Nhà nước 48 0,76

- Công ty TNHH 96 1,51

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 12 0,19

- Doanh nghiệp tư nhân 6.196 97,54

- Liên hiệp hợp tác xã 2 0,03

2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện gia công chế tác 968

Nguồn: Tổng hợp của NHNN

Đến thời điểm tháng 6/1999, số lượng các đơn vị kinh doanh, gia công chế tác vàng tăng gấp 3 lần so với thời kỳ trước khi ban hành Nghị định 63/CP. Địa bàn sôi động tập trung hơn 50% số lượng các đơn vị kinh doanh gia công chế tác vàng trong cả nước là TP Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng Nam bộ, các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm khoảng 17% .

2.1.2.1.3. Đánh giá hoạt động của thị trường vàng giai đoạn 1993-1999

* Khối doanh nghiệp Nhà nước

Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp kinh doanh vàng nhưng trong giai đoạn này, các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh vàng đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, can thiệp thị trường vàng. Phần lớn các doanh nghiệp này đều được thành lập từ cuối thập niên năm 80 khi

nền kinh tế đang ở thời kỳ khủng hoảng, lạm phát với tốc độ phi mã. Mục đích thành lập là để kinh doanh trên thị trường vàng và tham gia can thiệp bình ổn giá vàng, ổn định giá cả giữ vững giá trị đồng tiền, góp phần chống lạm phát. Khi mới thành lập các doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh vàng miếng, vàng lạng, nhẫn tròn... phục vụ nhu cầu cất trữ của dân chúng. Các doanh nghiệp có thuận lợi về nguồn nguyên liệu được NHNN cho phép nhập khẩu hoặc bán trực tiếp cho các doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp nhà nước đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường vàng miếng, một lĩnh vực cần sự chi phối của Nhà nước: Sản xuất vàng miếng chủ yếu tập trung ở khu vực các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng, cụ thể có khoảng 7 loại vàng miếng đang lưu hành trên thị trường trong nước (vàng miếng SJC, PNJ, Vietgold, Công ty VBĐQ Quận 5, Ngân hàng TMCP Á Châu), trong đó chỉ vàng miếng SJC là sản xuất lớn, nhiều loại vàng miếng của các đơn vị đã phải ngừng sản xuất vì không có thị trường tiêu thụ.

Vàng miếng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC chiếm tới 90% tổng lượng vàng miếng cung cấp cho thị trường do có uy tín và chất lượng cao. Vàng miếng có ưu điểm là đã tiêu chuẩn hoá về chất lượng, khối lượng tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch mua bán, trao đổi và cất trữ. Theo báo cáo của Công ty, trong giai đoạn 1991-1999, Công ty đã sản xuất và cung cấp ra thị trường tổng số 173 tấn vàng. Sản lượng sản xuất tăng đều qua các năm, cao nhất là năm 1997 với khối lượng là 32 tấn.

- Một số Công ty đã có chiến lược phát triển ngành sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ: Một số doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư chiều sâu, mua

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vàng theo chức năng của ngân hàng trung ương (Trang 44 - 49)