Đối với vàng dự trữ

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vàng theo chức năng của ngân hàng trung ương (Trang 71 - 75)

- Khách hàng phải tuân thủ các quy định về tỷ lệ ký quỹ ban đầu, tỷ lệ cảnh báo, tỷ lệ xử lý Khi giá vàng biến động làm tỷ lệ ký quỹ của nhà đầu tư

2.2.1.Đối với vàng dự trữ

2.2.1.1. Những bất cập

Qua phân tích ở phần 2.1.1 về thực trạng công tác quản lý vàng thuộc DTNHNN cho thấy mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/CP về quản lý dự trữ ngoại hối vào năm 1999, nhưng công tác quản lý vàng dự trữ còn nhiều bất cập, thể hiện ở các nội dung sau:

Tỷ lệ nắm giữ vàng thuộc DTNHNN còn ở mức khiêm tốn và chưa tương xứng với quy mô phát triển của thị trường vàng trong nước.

Theo số liệu đến cuối quý 2/2010, tỷ lệ vàng thuộc DTNHNN chỉ chiếm khoảng 5% quy mô DTNHNN ròng, vào khoảng 10 tấn, tương đương trên 402 triệu USD. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ dự trữ vàng trên tổng dự trữ quốc tế của Mỹ (67%), khối EU (trên 50%), một số nước sử dụng đồng Euro như Đức (65%) và Pháp (64%); Ngân hàng Trung ương Châu Âu (15%) và mức bình quân của thế giới hiện nay (10,2%). Tuy nhiên tỷ lệ này không có khác biệt lớn so với một số nước trong khu vực như Thái Lan (2%); Malaysia (4%) và Indonesia (4%).

Nếu so với kim ngạch nhập khẩu vàng của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2008 thì lượng vàng dự trữ thuộc Quĩ bình ổn tỷ giá và giá vàng là rất nhỏ bé, chỉ chiếm 4,5%. Với tỷ lệ nhỏ bé như vậy, việc sử dụng vàng dự trữ để can thiệp thị trường vàng trong nước sẽ không có tác dụng đáng kể, không thể hiện được vai trò của NHNN trong việc can thiệp bình ổn giá vàng như những năm của thập kỷ trước đó.

Nếu xét về khối lượng vàng thì vàng thuộc DTNHNN không hề thay đổi trong hàng thập kỷ qua, không gia tăng tương xứng với sự thay đổi của quy mô DTNHNN.

Hoạt động can thiệp bình ổn giá vàng của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá

các doanh nghiệp nhập khẩu vàng mà không thực hiện can thiệp bán vàng thuộc DTNHNN ra thị trường hoặc mua từ thị trường bổ sung DTNHNN (ii) cấp giấy phép nhập khẩu có hạn ngạch cho từng doanh nghiệp kinh doanh vàng. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhu cầu vàng của dân cư trong nước bao gồm vàng trang sức, vàng miếng khác với vàng theo tiêu chuẩn quốc tế được nhập khẩu trên thị trường quốc tế.

NHNN mới chỉ chú trọng vào việc bảo toàn giá trị vàng thuộc DTNHNN dưới dạng bảo quản trong kho, mà chưa chú trọng đến hoạt động đa dạng hóa các hình thức đầu tư dự trữ vàng thuộc DTNHNN nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao mức độ sinh lời đối với nghiệp vụ này.

Trong suốt thời gian dài từ năm 1999 đến nay, lượng vàng dự trữ của Việt Nam chỉ được bảo toàn giá trị ở trong kho. NHNN chưa tiến hành bất cứ một nghiệp vụ đầu tư nào trên thị trường quốc tế liên quan đến lượng vàng dự trữ nói trên như gửi vàng lấy lãi, ủy thác đầu tư vàng hay cho vay vàng, kinh doanh vàng vật chất hay vàng trên tài khoản lấy lãi. Việc cất trữ vàng trong kho vừa không sinh lời, vừa có nguy cơ có thể bị mất cắp, bên cạnh đó còn phát sinh chi phí bảo quản.

NHNN chưa có qui định cụ thể về sử dụng vàng thuộc DTNHNN để đầu tư trên thị trường quốc tế hay can thiệp thị trường vàng trong nước vào những thời điểm cần thiết.

Cho đến nay, NHNN chưa ban hành bất kỳ một văn bản nào về cơ chế đầu tư vàng dự trữ trên thị trường quốc tế như được phép đầu tư dưới hình thức nào (gửi, cho vay, ủy thác đầu tư, mua bán quyền chọn hay hoán đổi, kỳ hạn…), tiêu chuẩn và hạn mức đầu tư đối với từng hình thức, đối tác là bao nhiêu,…. Bên cạnh đó, NHNN cũng chưa ban hành cơ chế can thiệp thị trường vàng trong nước, chưa quy định một số điều kiện khung tối thiểu đối với hoạt động can thiệp như: giá vàng trong nước chênh bao nhiêu % so với giá vàng quốc tế thì sẽ được can thiệp, phương thức, phạm vi và quy mô can thiệp như thế nào, đơn vị nào thực hiện can thiệp. Ngoài ra, lượng vàng dự trữ còn rất nhỏ bé so với quy mô thị trường vàng trong nước.

Vì thế, NHNN chưa tận dụng được cơ hội tăng mức dự trữ vàng khi giá vàng thế giới giảm xuống thấp hơn cả giá vàng khai thác như giai đoạn 1997- 2002 (Giai đoạn này do NHTW các nước Châu Âu buộc phải bán ra một phần vàng dự trữ để đáp ứng một số điều kiện gia nhập NHTƯ Châu Âu). Số liệu thống kê còn cho thấy, NHNN đã ngừng nhập khẩu vàng từ 1996 đến 1999. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng giảm mạnh lượng vàng nhập khẩu từ mức 33,5 tấn năm 1996 xuống mức 5 tấn năm 1997 và mức trung bình 1 tấn/năm các năm 1998-2000. Trong hai năm 2001-2002, mức nhập khẩu vàng của các doanh nghiệp Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng nhưng cũng chỉ đạt mức trung bình 10,5 tấn/năm, thấp hơn nhiều so mức mức nhập khẩu trung bình trong giai đoạn 1992-1996 là 30tấn/năm.

2.2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến những bất cập nêu trên

Trong những năm qua NHNN đã nhận thức rất rõ về những bất cập nêu trên, tuy nhiên NHNN chưa thể giải quyết được các bất cập này do các nguyên nhân khách quan sau đây:

- Quy mô DTNHNN của ta trong thập kỷ qua còn rất mỏng, thường ở mức từ 8-12 tuần nhập khẩu. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, DTNHNN của ta tăng đột biến, đạt 17 tuần nhập khẩu vào năm 2007 từ thặng dư cán cân vốn, nhưng lại giảm mạnh trở lại do suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến dòng vốn vào Việt Nam giảm mạnh, cán cân vãng lai thâm hụt lớn kéo dài là nguyên nhân tạo nên sự sụt giảm mạnh mẽ quy mô DTNHNN trong năm 2009 trong khi đó kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng nhanh, nên tính đến 30/6/2010 quy mô DTNHNN chỉ còn ở mức khoảng 9 tuần nhập khẩu.

Do quy mô DTNHNN còn ở mức khiêm tốn như vậy, trong điều kiện vay nợ nước ngoài ngày càng cao, các giao dịch vãng lai đã được tự do hóa hoàn toàn, giao dịch vốn đã được tự do hóa một phần, nên công tác quản lý DTNHNN tập trung vào mục tiêu an toàn và thanh khoản, đáp ứng nhu cầu can thiệp trên thị trường ngoại hối. Vì thế, trong thời gian qua, NHNN mới chỉ tập trung vào các nghiệp vụ đầu tư mang tính an toàn và thanh khoản cao như mua trái phiếu, tín phiếu chính phủ một số nước G7 và một số ngoại tệ

chủ chốt, NHNN chỉ nắm giữ một tỷ lệ nhỏ vàng dự trữ và chưa triển khai các nghiệp vụ đầu tư vàng trên thị trường quốc tế. Vàng dự trữ chỉ được để trong kho nhằm hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế kịp thời khi cần thiết.

- Ban đầu, dự trữ vàng được nắm giữ khoảng 10 tấn với dự kiến là nguồn lực để can thiệp thị trường vàng khi cần thiết. Tuy nhiên từ năm 1999 đến hết quý I/2002, do kinh tế phát triển, giá cả hàng hóa ổn định đã làm cho vai trò tiền tệ của vàng ngày càng giảm. Hoạt động mua vàng cho mục đích cất trữ giảm mạnh. Ở thị trường trong nước, việc sử dụng vàng trong thanh toán cũng không còn phổ biến như trước đây do khả năng sinh lời và bảo toàn thấp nên người dân cũng không còn quan tâm nhiều đến vàng, đặc biệt là vào giai đoạn giá vàng thế giới có xu hướng liên tục xuống thấp, từ mức giá trung bình khoảng 380 USD/OZ vào năm 1996, giá vàng đã hạ thấp và ở mức trung bình khoảng 270-280 USD/OZ vào giai đoạn 1997-2001. Vì vậy, thị trường vàng không xảy ra các cơn sốt giá và NHNN không phải thực hiện can thiệp thị trường vàng. Kể từ tháng 4/2002 giá vàng quốc tế đã tăng trở lại, lên mức 302 USD/OZ và tăng dần liên tục lên mức 414 USD/OZ đầu năm 2004; 652 USD/OZ đầu năm 2007 và đến năm 2010 đạt trên 1.100 USD/OZ. Mặc dù giá vàng có nhiều biến động theo chiều hướng gia tăng dần, vào một số thời điểm giá vàng trong nước có sự chênh lệch đáng kể so với giá vàng quốc tế nhưng NHNN đã điều tiết và ổn định được thị trường vàng thông qua hoạt động cấp giấy phép xuất nhập khẩu vàng cho doanh nghiệp, thể hiện rõ ở phần 2.1.2 về phân tích thực trạng công tác quản lý kinh doanh vàng.

- Do đội ngũ cán bộ làm công tác hoạch địch chính sách về quản lý DTNHNN còn hạn chế, nên các nghiên cứu về đầu tư vàng dự trữ chưa được triển khai. Hơn nữa các quy định liên quan còn chưa hoàn chỉnh, bộ phận làm chính sách còn chưa được trang bị đầy đủ các công cụ để làm việc. Hạch toán kế toán còn chưa tách bạch được hiệu quả đầu tư và hiệu quả can thiệp từ DTNHNN. Trong thời gian tới, NHNN cần ban hành chế độ kế toán quản trị DTNHNN để làm thước đo xác định hiệu quả đầu tư DTNHNN nói chung và hiệu quả đầu tư vàng dự trữ nói riêng. Đồng thời công tác quản trị thông tin

cũng cần hoàn thiện hơn nữa, cần nối mạng các hoạt động kinh doanh và kế toán quản trị DTNHNN hàng ngày với bộ phận làm chính sách để làm căn cứ hoạch định chính sách tốt hơn.

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vàng theo chức năng của ngân hàng trung ương (Trang 71 - 75)