- Mở rộng mạng lưới, phạm vi kinh doanh vàng đáp ứng kịp thời nhu cầu về vàng của thị trường góp phần ổn định giá cả thị trường;
b. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những tác động tích cực, chính sách quản lý vàng quy định tại Nghị định 63 cũng bộc lộ những hạn chế nhất định thể hiện ở sự yếu, kém của thị trường vàng trang sức, tỷ lệ vàng dùng trong thanh toán cất trữ vẫn chưa giảm triệt để , các doanh nghiệp kinh doanh vàng nhiều nhưng không
mạnh, quy mô quá nhỏ, công nghệ lạc hậu, không chú trọng đến đầu tư sản xuất vàng trang sức. Có thể nêu ra một số nguyên nhân chính sau:
- Do quy định về điều kiện kinh doanh vàng tương đối rộng rãi và mức vốn còn thấp nên có quá nhiều các doanh nghiệp kinh doanh vàng (cả nước có trên 7.000 doanh nghiệp kinh doanh vàng và chế tác vàng tư trang, riêng TP Hồ Chí Minh có trên 1.000 doanh nghiệp), gây khó khăn trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
- Việc mở quá rộng phạm vi kinh doanh vàng cho các doanh nghiệp, doanh nghiệp nào cũng sản xuất vàng trang sức, mua, bán vàng thỏi, vàng miếng gây khó khăn cho việc quản lý chất lượng vàng, đặc biệt là vàng trang sức, đồng thời không khuyến khích các doanh nghiệp tập trung vốn thành lập các xưởng sản xuất vàng trang sức lớn mà chỉ là các tổ thợ với quy mô nhỏ.
- Chưa tạo ra thị trường vàng nguyên liệu đáp ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất. Cơ chế nhập khẩu vàng khối, thỏi và quy định sử dụng vàng nhập khẩu thiếu chặt chẽ, vì vậy đã không khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư phát triển sản xuất vàng trang sức mà chỉ trông đợi vào nguồn quota nhập khẩu của Nhà nước.
- Cơ chế quản lý sản xuất vàng miếng trong Nghị định 63/CP chưa có quy định cụ thể. Việc sản xuất, lưu thông vàng miếng có liên quan đến việc đưa ra các phương tiện thanh toán, cất trữ và gắn liền với chính sách lãi suất tiết kiệm, mức độ lạm phát...Đây là lĩnh vực mà NHNN cần phải quản lý chặt chẽ, nhưng lại chưa có cơ chế để NHNN quản lý việc sản xuất và nắm bắt nhu cầu sử dụng vàng miếng.
- NHNN là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng mới chỉ quan tâm đến vàng vật chất phục vụ chính sách tiền tệ, chưa có định hướng tổng thể thúc đẩy sự phát triển thị trường vàng trang sức, cũng như giúp các doanh nghiệp tìm thị trường xuất khẩu nữ trang ra nước ngoài. Vì vậy các doanh nghiệp chỉ nặng về kinh doanh vàng tiền tệ, chưa chú ý đầu tư sản xuất vàng trang sức.
thiếu các công cụ phòng ngừa rủi ro, vì vậy đã có một số lượng lớn vốn bằng vàng nằm đọng trong dân không sử dụng được, trong khi đó một số đơn vị thực hiện các nghiệp vụ huy động vàng mà chưa có văn bản quy định chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro...
- Chính sách thuế đối với ngành vàng quy định chưa hợp lý, chưa tạo được sự bình đẳng về thuế giữa các loại hình doanh nghiệp, chưa có chính sách thuế khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức xuất khẩu. Hình thức thuế đối với doanh nghiệp tư nhân vẫn chủ yếu áp dụng theo chế độ thuế khoán doanh thu, vì vậy mang nặng tính chủ quan không tạo ra sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, gây nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
- Chưa ban hành tiêu chuẩn chất lượng vàng Việt Nam, do đó nhiều doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm vàng không đủ chất lượng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, thiệt thòi cho các doanh nghiệp làm ăn chính đáng, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng khi giải quyết các khiếu nại. Các vi phạm về chất lượng, làm ảnh hưởng đến yêu cầu nâng cao chất lượng và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm vàng trên thị trường, đặc biệt khi tham gia thị trường nước ngoài.
- Chưa thể hiện được sự ưu đãi của Nhà nước Việt Nam đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như quy định của luật pháp. Việc quản lý đối với các doanh nghiệp này cũng giống như doanh nghiệp Việt Nam, mặc dầu hoạt động kinh doanh của họ chỉ là gia công, chế tác (nhập khẩu nguyên liệu, tái xuất sản phẩm), đặc biệt là quy định về thủ tục xuất xuất nhập khẩu quá phiền phức không cần thiết như cấp giấy phép xuất nhập khẩu từng lần, phải qua kiểm định hàng hoá.
- Trong thực tế, kinh doanh vàng thường gắn liền với kinh doanh bạc, kim loại thuộc nhóm bạch kim và đá quý theo qui định hiện nay do 2 cơ quan quản lý nên cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi làm thủ tục xin phép kinh doanh cũng như thủ tục xuất nhập khẩu.
doanh vàng, vì vậy hoạt động của các doanh nghiệp còn mang tính phân tán, riêng lẻ, lấy hiệu quả kinh doanh của đơn vị làm mục tiêu chính, chưa có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình kinh doanh.
Như vậy trong giai đoạn từ 1993 - 1999 về cơ bản Chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã có những thay đổi tạo nên một thị trường vàng phong phú đa dạng, đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng phong phú. Tuy nhiên bên cạnh đó chính sách quản lý vàng vẫn còn những bất cập, chưa thực sự theo kịp sự phát triển của thị trường, chưa phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị trong thời kỳ mới. Vì vậy việc ban hành một chính sách mới phù hợp hơn là một đòi hỏi tất yếu.
2.1.2.2. Giai đoạn 2000 đến nay
2.1.2.2.1 Mục tiêu ban hành chính sách quản lý vàng theo Nghị định 174 Để triển khai thực hiện Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phù hợp với qui định tại Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối và Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/99 của Chính phủ quy định về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, khắc phục những nhược điểm Nghị định 63/CP ngày 24/9/1993 của Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 19/12/1999 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 3/1/2000), đồng thời để hướng dẫn thi hành Nghị định 174, NHNN đã ban hành thông tư số 07/2000/TT-NHNN.
Nghị định 174 được xây dựng đồng thời với việc ban hành Luật doanh nghiệp nên đã kế thừa được nhiều những tư tưởng thông thoáng của Luật doanh nghiệp. Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp được đề cao, những biện pháp hành chính được giảm thiểu. Nghị định chỉ đề cập một số vấn đề mang tính chất đặc thù còn các lĩnh vực khác đã được thể hiện trong Luật thương mại và các văn bản khác thì không đưa ra các quy định. Phạm vi quản lý hoạt động kinh doanh vàng của NHNN đã được thu hẹp, chỉ quản lý một số
hoạt động liên quan chính sách tiền tệ, như sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu, còn các hoạt động khác đựơc coi là những hoạt động kinh doanh bình thường giống như các loại hàng hoá khác.
2.1.2.2.2. Nội dung Nghị định 174, 64
- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Mục tiêu quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu nhằm hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ, như xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu, sản xuất vàng miếng. Hoạt động kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ được thực hiện theo quy định của Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn dưới luật..
- Về đối tượng được phép kinh doanh vàng, khác với trước đây chỉ có doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng, theo 174 thì tất cả các tổ chức, cá nhân đều được phép kinh doanh vàng, không nhất thiết phải thành lập doanh nghiệp.
- Quy định về điều kiện vốn pháp định cho một số hoạt động kinh doanh vàng như sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, sản xuất vàng miếng, xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu. Các hoạt động mua bán, gia công vàng chỉ cần đáp ứng các điều kiện tối thiểu, thống nhất với các điều kiện quy định tại Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03/3/1999 của Chính phủ. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện Nghị định 174, do vai trò của vàng ngày càng giảm, hoạt động kinh doanh vàng được coi là một hoạt động kinh doanh bình thường nên Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 174. Trong đó, bỏ quy định về vốn pháp định đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng. Đồng thời, Nghị định quy định NHNN chỉ cấp giấy phép đối với hoạt động xuất nhập vàng vàng nguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng. Còn các loại vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng nguyên liệu dưới dạng khác không cần có giấy phép của NHNN mà thực hiện theo Luật Thương mại.
mỹ nghệ, vàng miếng phải ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật, đóng ký mã hiệu, chất lượng trên sản phẩm và chịu trách nhiệm đến cùng với sản phẩm của mình.
- Quy định rõ phạm vi điều chỉnh của Nghị định đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp này được nhập khẩu vàng nguyên liệu, xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ theo hạn ngạch hàng năm, không cần cấp giấy phép chuyến của NHNN.
- NHNN cấp giấy phép cho doanh nghiệp sản xuất vàng miếng căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và các điều kiện mà doanh nghiệp đáp ứng được.
- Cho phép thành lập Hiệp hội kinh doanh vàng với thành viên là các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đặc biệt có sự phối hợp một cách có hiệu quả giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng để cạnh tranh với nước ngoài, tạo thêm uy tín và sức mạnh cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường vàng khu vực và quốc tế.
2.1.2.2.3. Thực trạng hoạt động xuất, nhập khẩu vàng
Giai đoạn 1997-2002, thị trường vàng trong nước và quốc tế tương đối ổn định do hoạt động bán vàng ra của NHTW các nước Châu Âu, nên không xảy ra các cú sốc biến động giá vàng như những năm đầu của thập kỷ 90. Kể từ tháng 4/2002-2004, mặc dù giá vàng quốc tế tăng liên tục, nhưng thị trường vàng trong nước cũng không xảy ra các đợt sốc giá lớn, một phần do chính sách xuất nhập khẩu vàng thông thoáng hơn trước, một phần do hoạt động đầu cơ vàng của dân chúng giảm mạnh vào các năm từ 1991-2004.
Kể từ năm 2005 đến nay, người dân lại có xu hướng găm giữ vàng, số vàng nhập khẩu tăng nhanh chóng từ mức 20 tấn năm 2004, lên mức 48 tấn năm 2005, và lên mức trung bình 80 tấn/năm giai đoạn 2006-2008. Tuy nhiên NHNN đã điều tiết thị trường vàng thông qua hoạt động cấp phép cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng. Và do vậy, NHNN không cần sử dụng đến lượng
vàng dự trữ để can thiệp thị trường, hơn nữa lượng vàng dự trữ cũng còn ở mức khiêm tốn so với nhu cầu nắm giữ của người dân.
Kể từ tháng 5 năm 2008, do cán cân thanh toán Việt Nam có nguy cơ bị thâm hụt lớn, NHNN đã ngừng cấp giấy phép nhập khẩu vàng và cho phép doanh nghiệp được xuất khẩu vàng. Do trong suốt những năm trước đây, Việt Nam đã nhập khẩu vàng tương đối nhiều, nên nhiều thời điểm trong năm 2008-2009, giá vàng trong nước thấp hơn giá thế giới và Việt Nam đã xuất khẩu được 10,85 tấn năm 2008 và 25,06 tấn năm 2009.
Với hoạt động đầu cơ đẩy giá vàng lên, giá vàng trong nước vào dịp cuối năm 2009, đầu năm 2010 có một số thời điểm bị đẩy lên cao hơn giá vàng quốc tế, NHNN đã cấp phép cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng trở lại để can thiệp bình ổn giá vàng trong nước.
Theo thống kê của NHNN, trong 10 năm qua, các doanh nghiệp, NHTM đã nhập khẩu theo giấy phép của NHNN với khối lượng tổng cộng là 338 tấn vàng. Số lượng nhập khẩu tăng dần qua các năm, từ mức 5,5 tấn trong năm 2001 đã tăng lên mức hơn 90 tấn trong năm 2008. Số lượng các doanh nghiệp, NHTM được phép nhập khẩu và tham gia vào hoạt động nhập khẩu vàng cũng tăng từ khoảng 10 đơn vị lên đến 32 đơn vị trong năm 2008. Tuy nhiên, việc nhập khẩu vàng cũng được tập trung vào một số NHTM lớn và doanh nghiệp có hoạt động sản xuất vàng miếng.
Việc nhập khẩu vàng của các đơn vị đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước ngày càng tăng. Trong giai đoạn này, giá vàng trong nước biến động đồng hành với giá vàng thế giới và không có cơn sốt giá vàng nào.
Trong những năm từ 2005 – 2008, khi tình hình cán cân thanh toán thặng dư, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều, thị trường ngoại tệ không có dấu hiệu dư cầu, việc cho phép nhập khẩu vàng trong thời kỳ này đã góp phần làm cân bằng lại cung cầu thị trường ngoại tệ tránh áp lực tăng giá đồng Việt Nam đảm bảo chính sách khuyến khích xuất khẩu.
Tuy nhiên đến tháng 5/2008, trước bối cảnh nhập siêu tăng cao, cán cân thương mại thâm hụt nặng nề, theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN dừng cấp giấy phép nhập khẩu vàng cho các đơn vị.
Về xuất khẩu vàng, từ trước năm 2008, NHNN không cấp giấy phép xuất khẩu vàng. Từ giữa năm 2008, đầu năm 2009, nhằm thu ngoại tệ, giảm nhập siêu và tranh thủ khi giá vàng quốc tế tăng cao, NHNN đã cho phép một số đơn vị xuất khẩu vàng. Khối lượng cấp phép trong hai năm là 50 tấn, thực tế xuất là 37,55 tấn. Ngoài việc NHNN cho phép xuất khẩu, trong 6 tháng đầu năm 2009 một số doanh nghiệp kinh doanh vàng còn thực hiện xuất khẩu vàng trang sức không cần giấy phép (thực chất là vàng nguyên liệu). Theo số liệu của Hải quan tổng giá trị xuất khẩu kim loại quý trong 6 tháng đầu năm khoảng 2,6 tỷ USD. Nếu trừ đi giá trị xuất khẩu vàng theo giấy phép thì giá trị xuất khẩu vàng không giấy phép khoảng 1,8 tỷ USD, tương đương khoảng 60 tấn.
Như vậy ước tính tổng khối lượng xuất khẩu vàng trong năm 2009 khoảng 87 tấn. Tuy nhiên, nếu so với khối lượng nhập khẩu vàng qua các năm, lượng xuất khẩu vàng không lớn.
Đối với xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ, theo số liệu của Công ty CP VBĐQ Phú Nhuận, công ty có doanh số xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất cả nước, từ năm 2005-2009, giá trị xuất khẩu của Công ty đạt khoảng 57 triệu USD. Trong đó chủ yếu xuất khẩu mặt hàng có hàm lượng vàng thấp, giá trị thông thường.
Trong hai năm 2008, 2009 giá vàng thế giới biến động bất thường khoảng từ 40% đến 60%, thị trường chứng khoán đã sụt từ 40% đến 60% cộng với tâm lý lo ngại về việc tiếp tục mất giá của đồng Việt Nam hoạt động đầu tư, đầu cơ vào vàng gia tăng mạnh mẽ. Dưới góc độ thị trường để xem xét thì đây cũng là một nhu cầu khách quan. Hơn nữa, nói về mặt lịch sử ngay cả thời kỳ giá vàng thấp và ổn định thì Việt Nam vẫn được xem là nước người dân có thói quen cất trữ và sử dụng vàng nhiều trong khu vực và thế giới. Thực tế cho thấy trong hai năm 2008, 2009 ta không cho nhập