Nhà nước còn một số bất cập dưới đây:
(i) Hệ thống các đơn vị kinh tế quốc doanh nhìn chung trình độ kỹ thuật, công nghệ, nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất non yếu;
(ii) Các doanh nghiệp quốc doanh còn ỷ lại sự bảo trợ của Nhà nước, thiếu sự năng động sáng tạo trong kinh doanh, không tập trung vào lĩnh vực sản xuất vàng trang sức mà chỉ mua, bán vàng miếng để hưởng chênh lệch giá. Do chính sách xuất nhập khẩu vàng của Nhà nước còn có sự ưu đãi đối với doanh nghiệp quốc doanh so với các thành phần kinh tế khác (chỉ doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước mới được NHNN cho phép nhập khẩu vàng) nên các doanh nghiệp quốc doanh còn ỷ lại sự bảo trợ của Nhà nước, thiếu sự năng động sáng tạo trong kinh doanh, không tập trung vào lĩnh vực sản xuất vàng trang sức mà chỉ mua, bán vàng miếng để hưởng chênh lệch giá;
(iii) Sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ của hệ thống các Doanh nghiệp Nhà nước hầu như chưa được quan tâm đầu tư phát triển một cách đúng mức, chưa có chiến lược phát triển ngành này (trừ Công ty VBĐQ Phú Nhuận).
* Khối ngoài quốc doanh
Khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp kinh doanh vàng khoảng 98%. Do điều kiện kinh doanh vàng tương đối dễ dàng nên số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua. Việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp ra đời là yếu tố tích cực trong phát triển kinh tế, góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư. Tạo sự cạnh tranh và động lực phát triển thị trường. Chính sự cạnh tranh đó đã làm cho giá cả mua bán vàng không có chênh lệch nhiều, mẫu mã, chất lượng được chú trọng hơn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn có lợi thế là có thể khai thác các tiềm năng về điều kiện tự nhiên; lao động có tay nghề tinh xảo trong các làng nghề truyền thống cũng như các bí quyết nghề nghiệp thông qua quan hệ gia đình, huyết thống.... Tuy nhiên, xu hướng chung trong thời gian qua là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực buôn bán, dịch vụ nhiều hơn là khu vực sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.
Do trong Nghị định không có sự phân biệt giữa điều kiện sản xuất và kinh doanh mua bán nên trên thực tế phần lớn các doanh nghiệp tư nhân chỉ kinh doanh buôn bán các loại vàng nhằm kiếm chênh lệch giá, chỉ có một số ít doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.
Hoạt động của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có một số tác động đối với nền kinh tế và thị trường vàng:
- Góp phần làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn. Do chỉ cần một lượng vốn và lao động không nhiều để thành lập một doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dễ dàng trong việc thay đổi mặt hàng sản xuất-kinh doanh và nhìn tổng thể thì tốc độ phát triển về mặt số lượng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhanh hơn nhiều so với việc thành lập mới các doanh nghiệp có quy mô lớn.
- Phát triển sản xuất các ngành nghề truyền thống hiện nay là một trong những hướng quan trọng để phát huy tay nghề của các nghệ nhân tại địa phương cũng như thu hút lao động nông thôn, phát huy lợi thế của từng vùng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Với số lượng lớn đơn vị tư nhân tham gia kinh doanh và gia công chế tác vàng là quá lớn so với dung lượng của thị trường vàng. Thị trường vàng nhỏ lẻ, phân tán, thiếu tính tập trung khó khăn trong việc đầu tư chuyên môn hoá ngành sản xuất kinh doanh vàng. Tình hình trên gắn liền với thực tế hoạt động quá phạm vi cho phép của một số các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng như mua bán ngoại tệ, tự động huy động, cho vay vốn ... gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước của các bộ ngành ở các địa phương.
Tính đến tháng 6/1999 cả nước có khoảng gần 1.000 cá nhân được cấp giấy phép gia công, chế tác vàng - phạm vi hoạt động của các đơn vị này chỉ được nhận gia công chế tác vàng, không được mua bán vàng. Các hộ gia công không cần phải đáp ứng điều kiện về vốn, không cần có kế toán, cửa hàng cửa hiệu như điều kiện để thành lập doanh nghiệp. Chính vì lý do này một số cá nhân lợi dụng điều kiện này để kinh doanh, mua bán vàng trốn thuế, thậm chí còn mua bán ngoại tệ trái phép. Những cá nhân này gia công vàng trang sức không phải đăng ký ký mã hiệu nên chất lượng sản phẩm hầu như không quản lý được. Đây là vấn đề tồn tại mà các cơ quan quản lý Nhà nước vẫn chưa tìm ra hướng giải quyết. Một phần do chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa NHNN địa phương với các Cơ quan quản lý thị trường, thuế ...
* Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Theo thống kê của NHNN đến cuối năm 1999, có 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gia công vàng tư trang tái xuất, trong đó có 1 công ty liên doanh, 11 Công ty 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp có đặc điểm hoạt động chính như sau:
- Phía nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là để tận dụng nguồn nhân công giá tương đối rẻ.
- Vốn đầu tư công nghệ thấp dự án lớn nhất cũng chưa tới 6 triệu USD, dự án thấp nhất vốn pháp định chỉ có 300.000 USD.
- Các dự án đầu tư vào Việt Nam hầu như không sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ mà chủ yếu nhập khẩu, kể cả các nguồn nguyên liệu Việt Nam sẵn có như đá quý do các dạng nguyên liệu này vẫn còn ở dạng thô và chất lượng chưa đồng đều, chưa được tiêu chuẩn hoá.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu thực hiện hoạt động tạm nhập khẩu nguyên liệu để gia công tái xuất.
- Các công ty nào hoạt động dựa vào Công ty mẹ sẽ phát triển tốt, như công ty của pháp (Design, Sơn Dương Vàng, Yosavi), doanh số xuất khẩu luôn tăng qua các năm và đang có kế hoach mở rộng sản xuất.
- Các công ty của Châu Á (Nhật, Thái lan) giai đoạn đầu do ảnh hưởng của khủng hoảng khu vực, thị trường thu hẹp nên gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. năm nay đã có bước phát triển tốt như Công ty Estelle (Nhật), Công ty Pranda đang sản xuất vàng trang sức Bạc đến nay cũng đã có kế hoạch sản xuất mặt hàng vàng trang sức.
- Trong giai đoạn này, đã có 6 công ty 100% vốn nước ngoài thực hiện việc sản xuất, gia công vàng tư trang trên cơ sở nguyên liệu nhập khẩu để tái xuất và tiêu thụ một phần sản phẩm tại thị trường Việt Nam với tỷ lệ từ 20%- 50%.
NHNN chủ yếu quản lý lĩnh vực nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm của Công ty đầu tư. Tuy nhiên do Nghị định 63/CP chưa có quy định cụ thể về xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam của các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, do đó thủ tục xuất, nhập khẩu còn tương đối phức tạp, phải qua nhiều khâu gây trở ngại về thời gian giao nhận hàng cho các Công ty (NHNN cấp hạn ngạch, Chi nhánh căn cứ hạn ngạch cấp giấy phép xuất nhập khẩu chuyến như các Công ty của Việt Nam).
* Hoạt động xuất nhập khẩu vàng của các doanh nghiệp Việt Nam
Theo quy định của Nghị định 63/CP thì NHNN là đơn vị chủ yếu thực hiện việc nhập khẩu vàng, nên NHNN cho phép một số doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tín dụng kinh doanh vàng được nhập khẩu vàng uỷ thác cho NHNN. Đặc biệt là Tổng công ty VBĐQ được phép thực hiện nhập khẩu vàng trực tiếp để phân phối cho các Công ty thành viên. Hàng năm riêng tổng lượng vàng nhập khẩu của Tổng công ty chiếm khoảng hơn 50% lượng vàng nhập khẩu vào Việt nam.
- Trong giai đoạn 1993 -1996: Việt Nam nhập khẩu khoảng 20 tấn vàng. Các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng kinh doanh vàng trở thành những đầu mối phân phối bán buôn ra thị trường và có khả năng điều tiết thị trường vàng trong cả nước. Lợi thế của nhập khẩu vàng là không phải đầu tư thiết bị máy móc, quay vòng vốn nhanh, mang lại lợi nhuận lớn. Vì thế nhiều doanh nghiệp Nhà nước nhất là Tổng công ty VBĐQVN thì việc nhập
khẩu vàng là hoạt động chính đem lại nguồn thu chủ yếu cho đơn vị.
- Từ năm 1996 – 1999, NHNN thực hiện chủ trương ngừng nhập khẩu vàng. 2.1.1.2.3. Đánh giá chính sách quản lý vàng
a. Kết quả
Sau hơn 10 năm đổi mới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng tại Nghị định 63 đã từng bước được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường vàng phát triển, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vàng của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Tạo ra một thị trường vàng phong phú đa dạng gồm đủ các thành phần kinh tế cùng kinh doanh, cạnh tranh phát triển, góp phần ổn định giá cả thị trường hỗ trợ tích cực việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN. Thể hiện cụ thể ở các mặt sau: