Hiện nay, tần suất các cuộc thanh tra tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi còn thấp song cũng không cần thiết phải nâng lên. Cần có kế hoạch xác định và tập trung thanh tra vào những nơi có nguy cơ cao về an tồn vệ sinh lao động hay những nơi thường vi phạm pháp luật lao động ở những nơi tập trung nhiều lao động như các doanh nghiệp ngành dệt may, da giày, xây dựng, các công ty nhỏ và vừa có vốn đầu tư Hàn Quốc, Đài Loan; đặc biệt chú ý những nơi chưa có tổ chức công đồn… vì những nơi này thường ít được chú ý, không có kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát.
Tăng cường phối hợp trong thanh tra với các ngành hữu quan như các cơ quan hành chính: Sở Lao động Thương binh xã hội, Liên đồn Lao động; cơ quan chuyên môn về kỹ thuật: Sở Công an, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp, Sở Tài chính, Sở Công nghiệp, Ngân hàng Nhà nước, Sở Tư pháp… Tăng cường phối hợp giữa các thanh tra viên của các sở với
nhau, giữa thanh tra viên với các chuyên gia thuộc mọi lĩnh vực. Cuối cùng tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau để trao đổi cởi mở giữa thanh tra viên với doanh nghiệp, giữa thanh tra viên với cán bộ công đồn và người LĐ trong DN. Qua thực tế cho thấy, việc thanh tra theo phát phiếu tự kiểm tra vừa chính xác, đỡ tốn kém cho công tác quản lý nhà nước vừa giảm phiền hà cho doanh nghiệp, nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa thanh tra lao động và chủ DN cùng chủ tịch công đồn thì mỗi DN chỉ mất hai giờ, và đối tượng kiểm tra lại rộng rãi tồn thể NLĐ trong DN, qua đó. Từ hình thức hoạt động thanh tra theo đồn, đổi mới bằng việc phát phiếu kiểm tra pháp luật lao động tại DN. Ngồi ưu điểm là kiểm sốt việc thực hiện pháp luật lao động đối với số lớn doanh nghiệp mà không cần trực tiếp thanh tra tại cơ sở mà còn tác dụng tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động sâu rộng đến mỗi NLĐ và NSDLĐ, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm, hơn nữa còn nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của mỗi DN đối với cán bộ công nhân viên trong quá trình lao động sản xuất. Qua đó, phân tích kết quả và gởi phiếu kiến nghị đến từng doanh nghiệp, kịp thời chấn chỉnh các vi phạm, tư vấn và hướng dẫn pháp luật lao động cho DN; cũng như tập trung các DN không chấp hành việc tự kiểm tra hoặc các cơ sở có nhiều sai phạm để xử lý theo pháp luật. Ngồi ra, thanh tra lao động còn tổ chức đào tạo, huấn luyện cho chủ DN về quản lý rủi ro trong sản xuất và tổ chức triển khai công tác bảo hộ lao động, an tồn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp.