3. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1.3 Cải cách hành chánh
3.1.3.1 Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính
Tỉnh Bình Dương duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao, liên tục. Để thu hút doanh nghiệp nước ngồi vào KCN cũng như thu hút nguồn lao động đáp ứng yêu
cầu tăng trưởng, các cơ quan chức năng của Tỉnh cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh tế, môi trường đầu tư thông thống, tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính “một cửa, một dấu, tại chỗ”, xố bỏ cơ chế “xin cho” trong công tác tiếp nhận hồ sơ, xử lý cấp giấy chứng nhận đầu tư và triển khai quản lý sau dự án theo đúng tinh thần “trải thảm đỏ” mời gọi nhà đầu tư, “trải chiếu hoa” mời gọi người tài của Tỉnh.
Để thực hiện tốt việc cải cách hành chính trong việc phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, vấn đề phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn của cán bộ trong các đơn vị: Ban quản lý các KCN (12/2006 Chính phủ đã thống nhất hai Ban Quản lý các KCN Bình Dương, VSIP thành một Ban quản lý là Ban Quản lý các KCN Bình Dương), Hải Quan, Thuế, Công An, Tài nguyên – Môi trường …cần được nâng cao. Cần kiến nghị với Bộ ngành liên quan tổ chức tập huấn định kỳ, hàng năm để nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Sở ngành liên quan, làm tốt công tác tham mưu trong việc tiếp nhận, cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý sau dự án.
3.1.3.2 Thủ tục đầu tư
Thủ tục đầu tư nước ngồi đã và hiện nay vẫn là một chủ đề luôn được giới kinh doanh nước ngồi quan tâm. Khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với nền thị trường mở, thủ tục đầu tư đã được Chính phủ đơn giản hóa, phân cấp đa số dự án thẩm quyền quyết định và cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời gian ngắn nhất cho địa phương, theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư (năm 2005). Từ đó, ngày càng tạo thuận lợi đồng thời tăng cường được hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước. Phần lớn các thủ tục liên quan đến khâu triển khai sau khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư, vì vậy cải tiến thủ tục này là tạo điều kiện tốt nhất triển khai, thực thi dự án, nâng tỷ lệ vốn thực hiện trong tổng vốn đầu tư đã được đăng ký. Thực hiện nhanh, nghiêm túc quy định của Chính phủ về hình thành, thẩm định và thực hiện dự án đầu tư nước ngồi.
Về mặt quản lý Nhà nước, trong tồn bộ công đoạn của một dự án, khâu quản lý dự án là quan trọng nhất, quyết định sự thành công của từng dự án cụ thể và theo đó là tồn bộ hoạt động hợp tác đầu tư. Do vậy, phải đặc biệt coi trọng công tác quản lý dự án, nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước , của chính quyền địa phương và những tổ chức, cán bộ làm việc này. Dành sự quan tâm và chỉ đạo để nắm chắc tình hình thực hiện các dự án nhằm chủ động có biện pháp xử lý kịp thời, tránh trường hợp một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ bỏ doanh nghiệp trốn, không thực hiện chế độ chính sách cho công nhân: nợ tiền lương, thưởng… gây khó khăn cho Nhà nước khắc phục hậu quả, gây ảnh hưởng không tốt trong QHLĐ trong khu vực này. Đẩy mạnh việc kiểm tra định kỳ, kiên quyết xử lý, kể cả rút giấy chứng nhận đầu tư đối với những trường hợp kéo dài quá quy định hiện hành mà không triển khai dự án. Phấn đấu nâng cao tỷ lệ vốn thực hiện và lợi ích Nhà nước, coi đó là một chỉ tiêu chính đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư nước ngồi.
3.1.3.3 Đẩy mạnh công tác tiếp thị, vận động tìm kiếm đối tác đầu tư
Ngồi sự giúp đỡ của Bộ Ngành, trung ương , địa phương cùng chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN cần chủ động tìm đối tác tiềm năng tốt để đầu tư vào các KCN. Để tìm kiếm và xác định đối tác đầu tư, có thể thông qua nhiều biện pháp và cách thức khác nhau. Trước hết thông qua quan hệ đối ngoại sẵn có ở địa phương, từ mối quan hệ này tổ chức việc tiếp thị những lĩnh vực, dự án đang cần gọi vốn; thông qua các diễn đàn đầu tư, các cuộc hội thảo quốc tế các hiệp hội thương mại hoặc qua con đường lãnh sự quán.
Tuy nhiên, kinh nghiệm từ trước đến nay cho thấy, Bình Dương là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngồi, do đội ngũ doanh nghiệp nước ngồi đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN quảng bá hình ảnh của KCN Bình Dương như nơi “đất lành chim đậu”. Nhà đầu tư tốt trước khi quyết định đầu tư vào một nơi nào đó, ngồi việc tìm hiểu luật pháp, phong tục tập quán…. thì quan trọng hơn họ tìm hiểu những doanh nhân cùng quốc gia đang hoạt động sản xuất – kinh doanh tại quốc gia đó, câu tục ngữ Việt Nam luôn đúng trong trường hợp này “buôn có bạn, bán có phường”. Vì vậy, đối xử thật tốt những doanh nghiệp nước ngồi đang
hoạt động, tạo điều kiện tốt nhất để họ hoạt động và phát triển, sự thành công của họ chắc chắn là chương trình tiếp thị hiệu quả nhất.
Trong việc tìm kiếm đối tác đầu tư, cần coi trọng thu thập thông tin nhiều chiều về đối tác, nhất là về uy tín, ảnh hưởng, khả năng tài chính nhằm đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ và có hiệu quả cao.
Về công tác tiếp thị vận động đầu tư cần nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, cần tuyên truyền tốt hơn về môi trường và cơ hội đầu tư cũng như lợi thế so sánh, để tạo dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng thật sự muốn mở rộng quan hệ với bên ngồi trên tinh thần hợp tác bình đẳng, tôn trọng lợi ích lẫn nhau.