Đình lãn công

Một phần của tài liệu Quan hệ lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 27 - 30)

3. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

2.2.1 Đình lãn công

Những năm trước đây đến bây giờ, trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhất là trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tình hình tranh chấp lao động, thường xảy ra việc đình lãn công với mật độ càng dày vào những ngày cuối năm Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, đây là thời gian nhạy cảm vì trên 92% người lao động từ các địa phương khác đến, điều mà họ thật sự cần thiết là lương và thưởng, nếu

không rõ ràng hoặc không đáp ứng yêu cầu như quy định, thì tranh chấp lao động sẽ xảy ra; làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thu nhập, đời sống của đa số người lao động và an ninh trật tự ở địa phương.

Năm 2006 ở khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tại các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, đã xảy ra 45 vụ đình công và 17 vụ lãn công (theo bảng thống kê phía sau), với số công nhân tham gia là 52.247 người làm thiệt hại vật chất USD 200,000. Các tranh chấp lao động tập thể do chính sách vĩ mô chậm ban hành và hướng dẫn thực hiện chính sách tiền lương, do người lao động không thực hiện đúng, đầy đủ quy định của pháp luật , sa thải công nhân không lý do, không báo trước, hà khắc trong quản lý vượt quy định của pháp luật xâm phạm đến nhân phẩm con người kể cả theo công pháp quốc tế; điều kiện lao động không đảm bảo, tiền phụ cấp độc hại thấp hơn qui định, kỷ luật bằng cách trừ lương, làm bù không tính tiền phụ trội….

Trong khi đó, riêng ở các KCN tỉnh Bình Dương chỉ riêng từ ngày 03 đến ngày 14/01/2006 trong các KCN Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Bình Đường có 46 doanh nghiệp với 46.569 công nhân đã tham gia đình, lãn công. Theo cơ cấu vốn đầu tư có 41 DN nước ngồi với số lượng CN là 39.313, trong đó chủ yếu là DN Đài Loan: 20 DN chiếm 43,5% với số lượng công nhân tham gia là 8.136 và DN Hàn Quốc: 14 chiếm 30,4% với số lượng công nhân tham gia là 7.256. Về thiệt hại vật chất, có 12 DN bị thiệt hại được tính lên đến USD 200,000, do thiệt hại từ nhà xưởng, máy móc, hàng hố, tiền trả công lao động,…

Qua các vụ đình công tập trung ở thời điểm trước và sau Tết âm lịch hàng năm, ngành nghề tranh chấp là ngành may mặc, giày da, đồ gỗ; nơi có điều kiện cường độ lao động cao, thời gian làm thêm giờ và tăng ca kéo dài liên tục vượt qua qui định làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của NLĐ, đa số thuộc các doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc.

Bảng 2.2: Số vụ tranh chấp lao động, đình lãn công từ năm 2001-2006 Năm Số vụ có vốn

ĐTNN

Phân tích Vốn nước ngồi khác (Nhật,

Mỹ, Úc, Hà Lan, Thái Lan, Malaysia, Singapore…) Vốn Đài Loan Vốn Hàn Quốc 2001 20 14 6 0 2002 14 8 3 3 2003 23 11 6 6 2004 6 4 2 0 2005 20 12 8 0 2006 62 35 17 10 TC 145 84 42 19

Nguồn: Liên đồn Lao động Tỉnh Bình Dương [23. trang 2-3]

Qua thống kê 145 cuộc tranh chấp lao tập thể và đình công (năm 2001 và 2006 ) cho thấy:

- May mặc, may túi sách dệt thêu: 35 DN chiếm tỷ lệ 23,97%; - Gỗ gia dụng, gỗ xuất khẩu: 28 DN chiếm tỷ lệ 19,42%;

- Gia công giày, đế giày: 26 DN chiếm tỷ lệ 18,18%;

- Xe đạp – phụ tùng xe đạp: 7 DN chiếm tỷ lệ 04,96%;

- Các ngành nghề khác 49 DN chiếm tỷ lệ 33,47%.

Xem xét các vụ đình lãn công trong khu vực có vốn ĐTNN trong các KCN cho thấy một số điểm đáng lưu ý sau:

 100% các vụ đều không do công đồn tổ chức, lãnh đạo.

 Hơn 70% số vụ xảy ra ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức công

đồn.

 Đa số các vụ phát xuất từ những tranh chấp về lợi ích kinh tế như: tiền lương, tiền thưởng; thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; xử lý kỷ luật, giao kết Hợp đồng lao động chưa đúng quy định của pháp luật.

 Hầu hết các vụ đình công là tự phát, không tuân thủ theo đúng trình tự pháp luật quy định. Có một số vụ NLĐ bị lôi kéo, kích động bởi một nhóm công nhân quá khích.

Một phần của tài liệu Quan hệ lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)