Thực hiện tốt việc phát triển cơ sở hạ tầng về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Quan hệ lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 47 - 51)

3. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1.2Thực hiện tốt việc phát triển cơ sở hạ tầng về kinh tế xã hội

Một trong những vấn đề đặt ra cho việc thực hiện thắng lợi công tác thu hút, phát triển kinh tế khu vực có vốn đầu tư nước ngồi trong KCN nói riêng và của tỉnh Bình Dương nói chung, chính là quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật về kinh tế và xã hội bên ngồi hàng rào KCN.

Việc đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật ngồi hàng rào các KCN, nhất là những KCN vừa phát triển phía Bắc của Tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2010: KCN Bàu Bàng, Rạch Bắp, An Tây, Việt Hương II, Mai Trung, Mỹ phước III, Hồ Định, Nam Tân Uyên phải được quan tâm đầu tư hơn nữa bàng cách huy động mọi nguồn vốn vừa cải tạo, nâng cấp, vừa xây dựng mới, tạo ra bước phát triển đột phá về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng theo hướng văn minh hiện đại và tiên tiến đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tồn diện trên địa bàn. Có như thế mới tạo điều kiện thuận lợi phát triển và thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngồi đầu tư vào các KCN của Tỉnh.

Để kinh tế khu vực có vốn đầu tư nước ngồi trong KCN phát triển, ngồi các yếu tố vốn và công nghệ, còn có sự đóng góp rất lớn về trí tuệ và sức lực của lực lượng lao động. Trong xu thế hội nhập hiện nay, bên cạnh hợp tác để phát triển, cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngồi lợi thế luôn luôn thuộc doanh nghiệp nào có nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy để doanh nghiệp phát triển tăng tính cạnh tranh, cần cung cấp nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật theo nhu cầu của nhà đầu tư.

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong quá trình công nghiệp hố, hiện đại hố tỉnh nhà. Trong khi đó qua thống kê thực tế thì NLĐ có chuyên môn 4,1% qua cao đẳng trở lên; 7,3% được đào tạo trung cấp; 39,5% qua đào tạo ngắn ngày. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế, Tỉnh phải chú trọng kết hợp nhiều hình thức đào tạo đa dạng: Nhà nước – tư nhân – nhà doanh nghiệp, đào tạo trong nước và nước ngồi. Việc hình thành hệ thống trường đào tạo của Nhà nước là quan trọng, mỗi huyện thị đều thành lập trường dạy nghề. Hiện nay mạng lưới dạy nghề trên địa bàn Tỉnh hiện có 27 cơ sở, gồm 3 cơ sở dạy nghề do trung ương quản lý, 24 cơ sở dạy nghề thuộc địa phương (trong đó có 12 cơ sở công lập,12 cơ sở tư nhân). Bước đầu Tỉnh cần sắp xếp đầu tư trang thiết bị để đào tạo công nhân gắn với nhu cầu lao động cung cấp cho các KCN. Mục tiêu, phương thức, nội dung đào tạo là gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Khai thác tốt năng lực dạy nghề của Trung tâm Đào tạo công nhân kỹ thuật Việt Nam – Singapore, Trường đào tạo kỹ thuật Bình Dương, Trường Mỹ nghệ Bình Dương. Những năm gần đây, với tốc độ phát triển công nghiệp của Tỉnh, nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn tỷ lệ là 90%, đa số học viên sau khi học nghề đều có việc làm ổn định, có những doanh nghiệp nước ngồi đăng ký chọn ngay trong thời gian học sinh đang theo học tại trường (phỏ biến là ngành cơ khí, điện, mộc…). Khuyến khích việc các doanh nghiệp đưa công nhân ra nước ngồi học nghề và tổ chức dạy nghề tại các doanh nghiệp theo nhu cầu thực tế.

Bảng 3.2: Đào tạo nghề cho công nhân từ 2001 -2006

Năm Tổng số Dài hạn Ngắn hạn Ghi chú

2001 - 2004 48.167 51.054 7.113

2005 15.050 13.320 1.830

2006 16.640 15.127 1.513

Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội [26, trang 3]

Hệ thống trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tại Bình Dương được đẩy mạnh theo hướng xã hội hố, các trường tư thục chất lượng cao ngày càng thành lập nhiều để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của Tỉnh trong quá trình phát triển. Hiện nay có 4 trường đại học (trong đó có 2 trường thuộc Nhà nước), 7 trường cao đẳng (trong đó có 3 trường thuộc Nhà nước), 17 trường trung học chuyên nghiệp (trong đó có 8 trường thuộc Nhà nước), ngồi ra còn có nhiều hệ đào tạo tại chức mà các trường có chức năng trong Tỉnh hợp tác với các trường Đại học có tiếng trong nước để đào tạo hoặc bồi dưỡng đáp ứng nguồn nhân lực cho Tỉnh nói chung mà trong đó có cả nhân lực có trình độ cho các doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tại các KCN của Tỉnh.

3.1.2.2 Về giao thông

Những công trình giao thông bên ngồi hàng rào các KCN cần tập trung đầu tư. Ngồi việc thực hiện hình thức đầu tư BOT của quốc lộ 13, 14 và khôi phục tuyến đường sắt Sóng Thần – Lộc Ninh, tỉnh cần tranh thủ vốn đầu tư của Trung ương. Tỉnh cần tập trung đầu tư theo mục tiêu nâng cấp từng bước, đảm bảo đến năm 2010 cơ bản 100% đường tỉnh đạt tiêu chuẩn từ đường cấp 2, cấp 3 đồng bằng trở lên (mặt bằng trải nhựa ít nhất 9m), tập trung đầu tư bằng mọi nguồn vốn để hồn thành sớm một số dự án ưu tiên:

Giai đoạn 2005 – 2010 đồng thời với việc cải tạo quốc lộ 13 đoạn từ Mỹ Phước – Chơn Thành, tập trung đầu tư đường Định Hồ – Tân Vạn, đường vành đai 5, ĐT 744, cầu Thủ Biên, cầu Phú Long, cầu Phú Cường … từng bước đầu tư đồng bộ các

đường trong các KCN, nâng cấp trục đường chính tạo thành các tuyến quan trọng nối liền các KCN của Tỉnh với hệ thống giao lưu đối ngoại của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, quốc gia và quốc tế. Mở rộng các tuyến đường liên huyện, liên xã đường nối liền các KCN, tiếp tục lần lượt nâng cấp, mở rộng các tuyến phù hợp theo nhu cầu phát triển kinh tế.

Cùng với Trung ương triển khai tuyến đường sắt xuyên Á qua địa bàn Tỉnh. Chú trọng đường sắt, đường sông để mở rộng giao lưu đối ngoại. Trong tình hình thực tế, việc vận chuyển hàng hố bằng đường bộ vừa không kinh tế: vận chuyển ít, giá lại cao, thường bị động vì kẹt xe; thì việc vận chuyển bằng đường sông giải quyết được các khó khăn kể trên. Sử dụng sông Sài Gòn vận chuyển hàng hố là phương án tối ưu, hiện nay có 2 dự án thành lập Cảng sông: Cảng sông An Sơn, Cảng sông An Tây. Cảng sông An Sơn, tại xã An Sơn huyện Thuận An, với diện tích 25ha phục vụ cho các KCN VISIP, Việt Hương I, Đại Đăng và Khu Liên hợp Công nghiệp–Dịch vụ-Đô thị Bình Dương… ; Cảng sông Vinaconex, tại xã An Tây huyện Bến Cát với diện tích 20ha phục vụ cho KCN phía Bắc Tỉnh vừa mới hình thành như KCN Việt Hương II, Mai Trung, An Tây, Rạch Bắp, Mỹ Phước I, Mỹ Phước II, Mỹ Phước III hai Cảng sông này ngồi đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại đáp ứng các nhu cầu bốc dỡ; cùng lúc xây dựng Kho Bảo thuế, trạm thông quan đảm bảo cho việc chuyên chở hàng hố đến Cảng Sài Gòn trước mắt và Cảng Thị Vải về lâu dài.

3.1.2.3 Bưu chính viễn thông

Đảm bảo thông tin liên lạc tồn tỉnh, gắn với tồn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, quốc gia, quốc tế. Chú ý triển khai mạng lưới thông tin liên lạc rộng khắp đến các thị trấn, các KCN và vùng nông thôn.

Hiện đại hóa bưu chính viễn thông ngang tầm với Tỉnh năng động, một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển cao trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tự động hố, số hố, di động hố, công cộng hố, đồng bộ hố mạng lưới thông tin và đa dạng hố các dịch vụ. Tiếp tục phát triển mạng lưới viễn thông, mở rộng thêm một

số trạm viễn thông vệ tinh, đẩy mạnh công tác xã hội hố cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông. Mở rộng thêm các trạm thu phát điện thoại di động phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn bán kính phục vụ bưu chính viễn thông xuống còn bình quân dưới 3,5 km. Đảm bảo 100% doanh nghiệp khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi kết nối Internet, 50% doanh nghiệp khu vực này tham gia thương mại điện tử.

3.1.2.4 Tài chính – tín dụng – tiền tệ

Đổi mới, mở rộng các loại hình dịch vụ tài chính, tín dụng và kinh doanh tiền tệ. Hình thành mạng lưới ngân hàng và tổ chức dịch vụ tiền tệ trên địa bàn Tỉnh, bao gồm thị trường vốn liên thông các ngân hàng như: chi nhánh ngân hàng và tổ chức tiền tệ của ngân hàng Nhà nước, của Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức các ngân hàng liên doanh, ngân hàng cổ phần, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khốn để đáp ứng cao cho quá trình phát triển. Xây dựng mạng lưới trao đổi, mua bán ngoại tệ trên địa bàn Tỉnh để ngườiời nước ngồi giao dịch thuận tiện và nhanh chóng nhất là tại các KCN. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân hàng năm 29 – 31%; tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm 27 – 29%.

Phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng như mở rộng dịch vụ nhận tiền gởi và cho vay, hiện đại hố hệ thống thanh tốn điện tử, tăng cường đầu tư vào hệ thống thanh tốn liên ngân hàng, hệ thống thanh tốn thẻ tín dụng. Nâng cao số lượng, chất lượng, đa dạng hố các dịch vụ tài chính, tăng tỷ trọng trong cơ cấu ngành dịch vụ. Thu hút các thành phần kinh tế tham gia thị trường dịch vụ tài chính, ngân hàng. Tăng cường hoạt động chứng khốn trên địa bàn Tỉnh, phát triển và đa dạng hố các hình thức bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Quan hệ lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 47 - 51)