3. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.2.5 Những đề xuất với chính quyền địa phương
Như đã trình bày ở chương 2, chúng ta nhận thức rõ ràng là việc quản lý lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương thực sự gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận
những xung đột diễn ra trong mối QHLĐ hiện nay trên những quan điểm như sau: Cần có cái nhìn công bằng hơn giữa các chủ thể. Khi xảy ra xung đột, dư luận thường hay bảo vệ công nhân Việt Nam, chỉ đề cập đến lỗi của NSDLĐ nước ngồi khi phân tích vấn đề, NLĐ thường ở thế yếu trong QHLĐ nhưng không phải trường hợp nào họ cũng đúng và cần được bảo vệ cả.
Một trong những nguyên nhân làm cho các hành vi bất chấp luật pháp không giảm là do việc chế tài không nghiêm. Khi phát thiện sai phạm, việc xử lý của các cơ quan chức năng còn thiếu kiên quyết, giải quyết không đến nơi đến đến chốn, dẫn đến một số doanh nghiệp không nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều doanh nghiệp công khai quan điểm là nếu có vi phạm và bị khuyến cáo thì cứ hứa hẹn cho xong, vì biết nhiều nơi vi phạm nặng hơn mà không bị xử phạt, mà nếu có phạt thì cũng chỉ mất vài triệu đồng.
Trong số các nhà đầu tư nước ngồi tại các khu công nghiệp Bình Dương, ngồi các công ty đa quốc gia có hoạt động chuyên nghiệp, bài bản và dày dạn kinh nghiệm trong việc thâm nhập thị trường nước ngồi, cũng còn một số không ít các doanh nhân Đài Loan, Malaysia, Singgpore, Hàn quốc, Mỹ, Châu Âu có hướng làm ăn lâu dài, họ tìm hiểu thật kỹ về vấn đề luật pháp, phong tục tập quán và tâm lý người lao động Việt Nam. Những doanh nghiệp này thường ít xảy ra xung đột, tranh chấp lao động.
Xuất phát từ tình hình đó, xin đề xuất với chính quyền tỉnh Bình Dương một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện những xung đột trong QHLĐ tại các doanh nghiệp ở khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tại các KCN Bình Dương. Các giải pháp này đã nhận được sự góp ý của người lao động về mức độ quan trọng của từng giải pháp.
Xây dựng một luật riêng về tiền lương tối thiểu
Bên cạnh đó, Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiểu chung, hoặc theo vùng, theo ngành. Khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên, làm tiền lương thực tế của người lao động giảm sút, thì Chính phủ sẽ điều chỉnh mức lương tối thiểu để bảo đảm tiền lương thực tế cho người lao động.
Hơn nữa, việc cho ra đời luật về lương tối thiểu là hợp với xu thế chung của thế giới nhằm bảo vệ những người lao động yếu thế trong thị trường lao động, nhất là vào thời điểm vấn đề an sinh xã hội và những công cụ thực hiện chính sách an sinh xã hội đang đặt ra ngày càng bức thiết khi nước ta đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Thực tế, mức lương tối thiểu tăng đến hạn, thường thời gian khi Nhà nước ra quyết định thường trể hạn trên 1 năm, gây thiệt thòi cho NLĐ, mà đó cũng chính là nguyên nhân về chính sách vĩ mô dẫn đến tranh chấp lao động. Khi nền kinh tế phát triển, chỉ số giá cả (CPI) tăng, Nhà nước phải có kế hoạch vĩ mô có quyết định về tiền lương tối thiểu kịp thời.
Quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc nâng lương tối thiểu sẽ được thực hiện vào tháng 10 hàng năm, điều này ảnh hưởng đến vấn đề bị áp lực cao về tài chánh hàng năm cũng như trả lương, thưởng của các doanh nghiệp chỉ tập trung vào cuối năm bởi doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và trả lương cho người lao động cả năm. Do vậy, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu nên được áp dụng vào tháng 01 hàng năm là phù hợp nhất, sẽ không biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp; đây cũng là thời điểm nhạy cảm nhất là thời điểm đón Tết cổ truyền, được nâng lương vào thời đểm này tạo sự an tâm, hạn chế những tranh chấp lao động đáng tiếc đã xảy ra trong thời gian vừa qua.
Ngồi ra để giảm áp lực tài chính vào cuối năm, hạn chế tranh chấp lao động có thể xảy ra trong thời điểm nhạy cảm, chủ DN nên giải quyết các chế độ thưởng, phụ cấp theo từng công việc cụ thể và dàn trải đều qua các ngày lễ.
Khuyến khích hoạt động của các công ty kiểm định lao động tại Việt Nam
Kiểm định lao động là một ngành kinh doanh thuộc lĩnh vực hoạt động tư vấn và giám sát lao động, với mục đích là tạo môi trường tốt nhất cho NLĐ. Theo văn hố kinh doanh quốc tế ngày nay, các nhà đầu tư yêu cầu, công ty kiểm định sẽ cử các giám sát viên độc lập kiểm tra việc tuân thủ các tiêu chuẩn theo quốc tế và quốc gia về điều kiện sống và môi trường làm việc của người lao động của nhà sản xuất. Sau đó giám sát viên viết báo cáo, đưa ra kế hoạch để DN khắc phục trong thời gian quy định (dưới một năm). Qua thông tin của công ty kiểm định này, nhà đầu tư quyết định có nên ký hợp đồng với nhà sản xuất này hay không. Hàng của nhà sản xuất đối xử không tốt với NLĐ sẽ bị tẩy chay (cũng như trường hợp vi phạm trách nhiệm xã hội với NLĐ). Đây cũng là một nội dung còn mới mẻ ở Việt Nam, rất cần được nghiên cứu thêm và nhân rộng trong bối cảnh nước ta đã là thành viên WTO. Nếu nhà nước khuyến khích hình thức này thì gánh nặng kiểm tra giám sát việc thực hiện Bộ Luật Lao động sẽ được san sẻ bớt cho các công ty này. Các doanh nghiệp vì sự ổn định, phát triển và lợi nhuận của mình phải tự giác tuân thủ các tiêu chuẩn về lao động.
Tái quy định khoản đóng góp 2% quỹ lương cho kinh phí hoạt động công đồn ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi
Để tăng nguồn thu cho Công đồn hoạt động, Nhà nước cần quy định việc tái thu phí công đồn 2% của các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi. Thưc tế trong thời gian qua cho thấy chính sách ưu tiên ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngồi bằng cách miễn khoản kinh phí công đồn là thật sự không cần thiết, Nhà nước lại chậm chỉnh sửa. Chính các nhà đầu tư nước ngồi cũng cho rằng khoản đóng góp 2% này, thực ra không là bao so với chi phí về thuế, hạ tầng cơ sở, thông tin liên lạc, các dịch vụ khác… Nếu được ưu tiên miễn giảm các khoản vừa kể thì họ sẽ thoả mãn hơn so với miễn trích nộp kinh phí công đồn, thực ra để hoạt động công đồn hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ thêm ngân sách cho các hoạt động của công đồn. Điều này sẽ tao ra sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Nghiên cứu để quy định sử dụng bản tổng kết xã hội hàng năm trong quản lý lao động ở các doanh nghiệp
Bảng tổng kết xã hội là một tài liệu mà doanh nghiệp bắt buộc phải soạn thảo và công bố rộng rãi hàng năm. Nó chứa đựng những thông tin, số liệu liên quan tới NLĐ trong ba năm liền nhau. Nhờ bản này mà những ai quan tâm có thể tiếp cận mọi nguồn thông tin một cách dễ dàng và bình đẳng. Ở các nước phát triển, đây chính là một công cụ quản lý giúp DN hoạch định chính sách xã hội và là tài liệu tham khảo quý báu cho các nhà làm luật. Khi thông tin được cung cấp công khai và hệ thống như vậy thì các bên: chủ doanh nghiệp, công đồn, cổ đông, NLĐ… dều thấy được các bất ổn về mặt xã hội trong DN, từ đó hợp tác với nhau để cải thiện tình hình. Bảng tổng kết xã hội chính là một trong những cơ sở pháp lý để thực hiện đối thoại xã hội trong DN nhằm nuôi dưỡng bầu không khí thân thiện và tin cậy lẫn nhau. Vì vậy, Nhà nước cần nghiên cứu xem có thể áp dụng phương pháp này để quản lý lao động ở Việt Nam. Trước tiên chỉ khuyến khích rồi dần dần mới quy định thành bắt buộc cho các DN.
Ban hành quy chế dân chủ trong doanh nghiệp đầu tư nước ngồi
Năm 1999, Chính phủ đã có Nghị định số 07 ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong khu vực hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước để phát huy quyền làm chủ của NLĐ. Thực tế cho thấy DN nào tổ chức triển khai thực hiện đúng quy dịnh, quy trình và nội dung hướng dẫn thì nơi đó xây dựng được bầu không khí thân thiện, phát huy được trí tuệ tập thể và phù hợp với sự phát triển quan hệ sản xuất trong nền kinh tế hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay. Vì trong quá trình làm việc, NLĐ thường bị thiếu thông tin về tình hình hoạt động tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp mình hoặc có biết chút ít thì cũng không hiểu hết và phân tích được sự phức tạp của chúng. Từ đó dẫn tới tình trạng thiếu sự thông cảm trong mối quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ và sự thiếu tin tưởng như vậy thường dẫn đến tranh chấp lao động. Điều này cũng thật sự cần thiết cho NLĐ có trình độ cao, vì ngồi vấn đề “cơm, áo, gạo, tiền, vui chơi, giải trí” họ cũng muốn biết tình hình
hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có điều kiện góp phần khả năng sáng tạo của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh để phát triển doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển chung xã hội và với nhận thức cao hơn, NLĐ đòi hỏi được thoả mãn các nhu cầu ở bậc cao hơn: được tôn trọng và được thể hiện mình. Yếu tố quyết định để giữ chân NLĐ không chỉ là mức lương cao nữa, mà sẽ là môi trường thân thiện mang tính thử thách cao, được sáng tạo, chủ động trong công việc và được tham gia vào quyết định quản lý của DN.
3.2.5.2 Tỉnh Bình Dương cần hồn thiện và thực thi các chính sách đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho NLĐ
Để tạo mối quan hệ lao động phát triển bền vững trong các DN khu vực có vốn đầu tư nước ngồi trong thời gian tới, chúng tôi xin đề nghị một số kiến nghị với chính quyền Tỉnh như sau:
Xây dựng nhà ở cho NLĐ
Tỉnh Bình Dương phải tạo điều kiện cho DN xây nhà cho NLĐ, bởi nhiều NSDLĐ muốn tạo điều kiện về chỗ ở cho công nhân, nhưng theo quy định đất KCN không được xây dựng nhà ở, còn bên ngồi vấp phải vấn đề giải toả, đền bù vô cùng phức tạp và nhiêu khê… Hiện nay Bình Dương có nhiều đề án nhà ở xã hội. Theo đề án này, công nhân KCN sẽ được mua, thuê nhà với giá rẻ. Tuy nhiên theo chúng tôi, với thu nhập hiện nay của NLĐ thì đề án này chưa mang tính khả thi cao, chỉ dành cho tương lai xa, còn công nhân KCN cần ngay chỗ ở thuận tiện cho việc đi làm, tốt nhất là do các chủ DN đầu tư cho công nhân của họ.
Dự kiến lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tại các KCN tỉnh Bình Dương đến năm 2010 có khoảng 350.000 người, trong đó có 20% người địa phương không cần chỗ ở, như vậy có 280.000 công nhân cần nhà ở. Theo tiêu chí của Bộ Xây dựng thì tổng diện tích nhà ở tối thiểu là 1.960.000 m2 nhà. Để từng bước giải quyết nhà ở cho đối tượng này, cần thống nhất quan điểm nhà ở cho công nhân trong các KCN, phải được gắn với kế hoạch phát triển KCN, triển khai đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; hạ tầng khu dân cư KCN như điện,
nước, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, trường học, cơ sở y tế, công viên, nhà văn hố, sân vận động, chợ hay siêu thị… nhằm giữ gìn môi sinh, môi trường, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân và cả cộng đồng dân cư.
Do vậy, khi xây dựng dự án nhà ở phục vụ cho các KCN cần có sự tập hợp các KCN liền kề trên cùng địa bàn để nâng cao hiệu quả đầu tư, từ đó hạn chế được việc đầu tư các công trình hạ tầng thiếu tập trung, dàn trải gây khó khăn trong việc quản lý. Chẳng hạn như 4 KCN Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Bình Đường liên kết xây dựng bệnh viện, nhà văn hố, các công trình thể dục thể thao cho công nhân của cụm KCN này. Hiện nay, Nhà nước tỉnh Bình Dương đã thực hiện được quan điểm trên ở cụm KCN Mỹ Phước I, KCN Mỹ Phước II, KCN Mỹ Phước III, cụm công nghiệp Tân Định đã xây dựng Nhà văn hố có sức chứa 15.000 chỗ ngồi, siêu thị đạt tiêu chuẩn có diện tích 7.000m2… là những bước tiến đáng trân trọng trong sự quan tâm đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của chính quyền và các chủ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN.
Về chính sách đất đai, đất đai xây dựng nhà ở là bất động sản có giá trị lớn, giá đất là yếu tố quyết định trong giá nhà ở, do đó chính sách đất đai có tác dụng đến giá nhà ở cho công nhân. Vì vậy, Tỉnh cần có quỹ đất để xây dựng nhà ở cho lao động các KCN với các chính sách ưu đãi như:
- Để giảm giá cho thuê nhà ở cho công nhân, Nhà nước có thể cấp đất xây dựng nhà ở cho NLĐ trong KCN cho các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật ngay từ giai đoạn đầu triển khai dự án. Hoặc các chủ đầu tư dự án phát triển nhà được phép chậm nộp trong thời gian cụ thể (ít nhất là ba năm) hoặc miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, ưu đải về thuế như những doanh nghiệp mới thành lập theo quy định của Luật Đầu tư. Sau đó, cho công nhân thuê hoặc hợp đồng kết hợp với các DN cho công nhân thuê với giá rẻ theo khung quy định của Tỉnh phù hợp với thu nhập của NLĐ hoặc DN của công nhân đang làm việc hợp đồng thuê nhà cho công nhân mình ở không tính tiền.
Đối với NLĐ có khả năng mua nhà ở của các hộ dân cư, chung cư thì cần có chủ trương của Tỉnh về mặt hỗ trợ tài chính của Ngân hàng, các cơ quan chức năng Tỉnh
tạo điều kiện để họ nhanh chóng nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, hộ khẩu để người công nhân nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Về tài chính cho các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân, cần huy động nhiều nguồn, nhất là doanh nghiệp khu công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tham gia để tạo chỗ ở cho NLĐ của họ; hoặc doanh nghiệp đầu tư nước ngồi đầu tư vào lĩnh vực này. Ngồi việc được hưởng nguồn vốn ưu đãi theo quy định, Tỉnh cần thành lập quỹ Phát triển nhà ở, thông qua các nguồn: quỹ tiết kiệm của công nhân có nhu cầu mua nhà ở, quỹ phúc lợi của DN được trích lại để mua nhà, xây nhà ở của công nhân, nguồn vốn các ngân hàng tham gia góp vốn, vốn liên doanh liên kết, vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước dành cho mục tiêu phát triển nhà ở…
Chính sách phát triển nhà ở cho công nhân ở khu vực có vốn đầu tư nước ngồi trong KCN cũng cần tạo động lực thu hút đầu tư từ nhiều thành phần. Tỉnh cần phải có kế hoạch quan tâm lĩnh vực này để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia với các chính sách ưu đãi của địa phương về mặt hỗ trợ pháp lý, thủ tục cần thiết để họ tham gia xây dựng nhà ở đủ tiêu chuẩn quy định nhằm góp phần giải quyết bức xúc hiện nay của các DN KCN. Phấn đấu đến năm 2010 theo Nghị quyết của