nghệ Ngân hàng và hệ thống thanh toán:
Đẩy mạnh liên doanh, liên kết và hợp tác với các tổ chức trong nước và nước
ngoài về kinh doanh, nghiên cứu phát triển dịch vụ đồng thời cũng để học hỏi kinh
nghiệm quản lý để nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Đẩy mạnh việc ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phù hợp với trình độ
phát triển của Chi nhánh, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến và từng bước mở
rộng mô hình giao dịch một cửa trong Ngân hàng. Hoàn thiện và chuẩn hóa quy
trình tác nghiệp và quản lý nghiệp vụ ngân hàng, nhất là những nghiệp vụ Ngân hàng cơ bản theo hướng tự động hóa, ưu tiên các nghiệp vụ thanh toán, tín dụng, kế
toán, quản lý rủi ro và hệ thống thông tín quản lý.
Cùng với việc đổi mới về công nghệ, Chi nhánh cần chú ý đến việc nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng sao cho phù hợp với quy
mô hoạt động của Chi nhánh và sự tiến bộ trong công nghệ mới nhằm tạo ra sự cân đối về các nguồn lực sẵn có tại Ngân hàng. Nguồn lực con người có thể nói là nguồn lực quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển và tồn tại của
Ngân hàng: nguồn nhân lực có tốt mới có thể tạo ra và hoàn thành tốt các nhiệm vụ
phát triển đồng thời duy trì sự tồn tại của Ngân hàng trong thời buổi cạnh tranh gay
gắt hiện nay.
Để có thể đào tạo nguồn nhân lực đạt hiệu quả cao, Chi nhánh nên thực hiện
+ Đào tạo lại trình độ của cán bộ nhân viên Ngân hàng.
+ Ngoài chuyên môn nghiệp vụ Ngân hàng, cần bổ sung thêm kiến thức về
các lĩnh vự kinh doanh khách để phục vụ công tác thẩm định khách hàng trước khi
quyết định cho vay vốn.
+ Tạo cơ hội cho cán bộ nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị công tác.
+ Tạo cơ hội để họ phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình.
+ Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên để họ nhận thức nhiều hơn nữa về điều này và đay chính là biện pháp hũy
hiệu nhất để thu hút khách hàng.
Tóm lại trong quá trình hội nhập hiện nay, thách thức đặt ra cho Chi nhánh
Hà Thành là rất lớn nhưng nó cũng giúp Ngân hàng tận dụng được các cơ hội để
phát triển, cũng như nâng cao vị thế và sức cạnh tranh cảu chính Ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế. Đồng thời nhiệm vụ mà hoàn cảnh đất nước hiện nay đặt
ra cho hệ thống Ngân hàng nói chung và Chi nhánh NHNNo&PTNT Hà Thành nói riêng về sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế là rất nặng nề. Do vậy, cùng với
hệ thống Ngân hàng trong nước, Chi nhánh Hà Thành cần phải tập trung phấn đấu
hoàn thành tốt các kế hoạch và mục tiêu của chính sách tiền tệ, triển khai tích cực
và có hiệu quả các đề án cải cách và đổi mới, tiếp tục hoàn thiện và thực thi mạnh
mẽ chiến lược phát triển và hội nhập quốc tế của ngành. Đó chính là con đường duy
nhất để Ngân hàng có thể tồn tại và phát triển trong thời buổi hội nhập hiện nay.
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Kết luận
Qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng trên, ta đã thấy được tình hình và chất lượng của hoạt động tín dụng công thương nghiệp tại Chi
nhánh Hà Thành qua các năm 2006, 2007, 2008. Từ số liệu thu thập và phân tích ở
trên, có thể thấy rằng tín dụng công thương nghiệp là một hoạt động chính yếu
trong lĩnh vực cung cấp vốn tín dụng tại Ngân hàng, do đó mọi công việc trong quy
trình cho vay thuộc lĩnh vực này đều được Ngân hàng quán triệt và triển khai thực
hiện một các có hệ thống, các quyết định cho vay luôn dựa trên nguyên tắc an toàn và hiệu quả. Do đó mà chất lượng tín dụng luôn đảm bảo, rủi ro luôn nằm trong
phạm vi cho phép, từ đó tạo dựng được uy tín và giúp Ngân hàng thuận lợi trong
việc mở rộng quy mô hoạt động trên thị trường tiền tệ vào năm 2008. Tuy nhiên hoạt động này vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: thứ nhất là việc cơ cấu các khoản
vay trong tổng doanh số cho vay còn chưa cân đối và nghiêng về cho vay ngắn hạn,
trong khi việc cung cấp vốn trung và dài hạn sẽ mang lại một mức sinh lời cao hơn
và tạo điều kiện cho Ngân hàng quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp hơn thì Ngân hàng lại chưa thu hút được khách hàng sử dụng dịch vụ này tương xứng với khả năng có thể có của mình; thứ hai, việc nâng cấp Ngân hàng lên thành Chi nhánh cấp
I giúp Ngân hàng tăng khả năng huy động vốn lên rất nhiều, tuy nhiên việc thu hút
khách hàng sử dụng dịch vụ tại Chi nhánh đạt hiệu quả chưa cao, do đó có sự chênh lệch lớn giữa việc tạo nguồn và sử dụng nguồn và làm hạn chế hiệu quả kinh doanh
tiền tệ tại Ngân hàng. Như vậy trong thời gian tới đây, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng, Ngân hàng cần có chiến lược kinh doanh cụ thể
trong việc thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của mình sao cho
tương xứng với khả năng phục vụ của Chi nhánh, tuy nhiên việc lựa chọn khách
hàng cần phải dựa trên nguyên tắc an toàn và hiệu quả để tránh mọi rủi ro tín dụng
có thể xảy ra.
Kiến nghị
Kiến nghị với NHNN:
Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước nói
NHNN cần gấp rút hoàn thành những quyết định và những quy chế của các loại
hình dịch vụ trong ngân hàng cho phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho ngân hàng hoạt động. Đặc biệt đối với những sản phẩm dịch vụ mới được cho phép cung ứng trên thị trường tài chính Việt Nam, do vẫn còn nhiều thiếu
sót và bất hợp lý trong các quyết định ban hành khiến các Ngân hàng khó khăn
trong việc lựa chọn chúng để bổ sung vào danh mục sản phẩm của mình, vì vậy
NHNN cũng cần thường xuyên kiểm tra để hoàn thiện luật và các văn bản dưới luật
một cách phù hợp nhất.
Việc giám sát và vai trò của CIC đối với hệ thống NHTM trong nước còn nhiều hạn chế và kém hiệu quả, kết quả là việc dự báo rủi ro có thể xảy ra cho mỗi
Ngân hàng còn rất khó khăn, do vậy trong thời gian tới đây, NHNN cũng cần xem
xét và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức này để ngày một minh bạch hóa
thị trường tài chính Việt Nam từ đó đảm bảo cho hoạt động của các NHTM Việt được an toàn nhất có thể.
Thành lập ban chuyên trách làm nhiệm vụ dự báo về những biến động của thị trường tài chính Việt Nam và thế giới, từ đó xác định những nguy cơ và cơ hội ảnh hưởng tới ngành ngân hàng Việt Nam, để tạo ra tính chủ động cho các Ngân hàng khi có những biến động xấu xảy ra.
Kiến nghị với Chi nhánh NHNNo&PTNT Hà Thành:
Cần nghiên cứu và tìm kiếm các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế và đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng: cả về quy
mô hoạt động lẫn đối tượng khách hàng mục tiêu.
Nâng cao năng lực quản trị và trình độ của các cán bộ nhân viên trong mọi
lĩnh vực cho phù hợp với quy mô hoạt động của Chi nhánh.
Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ trong Chi nhánh để kịp thời phát hiện
những sai phạm có thể dẫn tới rủi ro cho hoạt động tại Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng.
Nên áp dụng cơ chế giao dịch một cửa, nhằm đơn giản hóa một số thủ tục,
tiết kiệm thời gian và cũng để nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng với
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Diệu, Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê (1999).
2. Nguyễn Thị Mùi, Lý thuyết tiền tệ và Ngân hàng, Nhà xuất bản xây
dựng (2001).
3. Thái Ninh, Nghiệp vụ Ngân hàng (2008), Trường Đại Học Nha Trang. 4. NHNNo&PTNT, Sổ tay tín dụng, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam (2004).
5. Ngân hàng Nhà nước, Quyết định, 1672/2001/QĐ- NHNN (2001). 6. Một số tài liệu liên quan khác.