Ảnh hưởng từ lạm phát:

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp tại chi nhánh nhnno&ptnt hà thành (Trang 35 - 36)

Sự gia tăng của lạm phát sẽ ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế cả về

chiều sâu lẫn chiều rộng. Đối với các NHTM nói chung và Chi nhánh NHNNo&PTNT Hà Thành nói riêng, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao, sức mua của đồng tiền giảm xuống, sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn, đầu tư, mọi dịch vụ của Ngân hàng và đặc biệt là hoạt động tín dụng.

Lạm phát không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả tín dụng mà thông qua các yếu

tố liên quan nó cũng gây ra những rủi ro khó lường đối với hoạt động này của Ngân hàng.

Việc lạm phát không ngừng gia tăng sẽ gây khó khăn trong việc cân đối lãi suất huy động và lãi suất cho vay vì vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được từ

hoạt động tín dụng. Hay việc lạm phát gia tăng làm ảnh hưởng đến khả năng tài chính và thanh khoản của khách hàng vay, làm ảnh hưởng đến kỳ hạn của các

khoản tiền gửi… từ đó làm giảm đi nguồn thu và khả năng thanh toán của Chi nhánh.

Ảnh hưởng của lạm phát gia tăng sẽ đẩy Ngân hàng vào các cuộc chạy đua

lãi suất huy động ngoài mong đợi, luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi

lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên cao, điều này gây khó khăn cho việc

xác lập lãi suất cho vay đối với khách hàng. Từ đó làm mất lòng tin của người dân đối với Ngân hàng, làm giảm hiệu quả của hoạt động tín dụng, và khả năng làm mất đi thị phần trên thị trường tiền tệ là rất lớn.

Chứng minh cho những trường hợp trên ta có thể lấy một vài ví dụ về tình hoạt động cho vay và huy động tại Chi nhánh Hà Thành trong giai đoạn tháng 9 năm 2008 vừa qua. Sự suy thoái của nền kinh tế làm cho lạm phát tại Việt Nam tăng

bằng lãi suất được thiết lập theo ngày với biên độ điều chỉnh cũng thay đổi theo từ

0.1%- 0.6%/năm lên tới 0.3%- 0.78%/năm cho kỳ hạn từ 3 đến 36 tháng. Sự thay đổi đột ngột trong vòng một tuần trong lãi suất cho vay làm ảnh hưởng tới tâm lý

của khách hàng tại đây, thời gian đầu sự thay đổi này khiến một số khách hàng chấm dứt hợp đồng trước thời hạn (chủ yếu là các hợp đồng cung cấp vốn tín dụng

theo hình thức cho vay từng lần). Đáng kể đến là việc kết thúc hợp đồng của công ty Đường Bộ I tại mức dư nợ 150(trđ) trong khi tổng trị giá hợp đồng là 700(trđ).

Như vậy ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng là rất lớn và gây ra nhiều rủi ro khó có thể đo lường được. Vì vậy Ngân hàng luôn phải

lập ra những phương án dự phòng làm thay đổi kịp thời phương hướng hoạt động

của Ngân hàng cho phù hợp với sự biến động trong nền kinh tế đồng thời tích cực

nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nhằm giảm bớt khó khăn trong công tác điều

tiết vốn và lãi suất trong thời kỳ làm phát.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp tại chi nhánh nhnno&ptnt hà thành (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)