Đối thủ cạnh tranh và mức độ phát triển ngành:

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp tại chi nhánh nhnno&ptnt hà thành (Trang 40 - 47)

Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng,

nhưng chúng ta có thể thấy rõ nhất thông qua các hoạt động chủ chốt như: huy động

vốn hay cho vay…

Đứng về góc độ yếu tố phát triển ngành, thì việc phát triển của ngành cũng sẽ

tạo ra khá nhiều cơ hội cho sự phát triển của Ngân hàng. Như Việt Nam trong thời gian này, ngành tài chính Ngân hàng đang ngày một phát triển và trưởng thành,

đồng thời đang tiếp tục hòa nhập vào thị trường tài chính quốc tế, điều này sẽ tạo ra

nhiều cơ hội cho các Ngân hàng Việt Nam phát triển. Từ đây, việc tiếp xúc của

Ngân hàng với nguồn vốn nước ngoài sẽ dễ dàng hơn; có thể mở rộng mối quan hệ

với các doanh nghiệp và tổ chức tài chính nước ngoài một cách tự do hơn; tiếp cận được với những công nghệ mới tiên tiến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; có điều

kiện giao lưu và học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác, đối thủ; và đặc biệt sẽ thúc đẩy NHTM Việt tích cực phát huy thế mạnh và phát triển khả năng cung ứng

sản phẩm dịch vụ nhằm tối đa hóa mức độ thỏa mãn nhu cầu của mọi khách hàng có nhu cầu vay vốn hay sử dụng các dịch vụ khác.

Tuy nhiên việc phát triển của ngành cũng sẽ mang đến rất nhiều nguy cơ và

thách thức mới cho những Ngân hàng chậm đổi mới và hoạt động kém hiệu quả, do

sự phát triển ngành tất yếu sẽ thu hút sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh mới và

tăng sức mạnh cho các đối thủ hiện hữu. Từ đó làm giảm thị phần của Ngân hàng trên thị trường tài chính do mất nguồn huy động hay mất đi khách hàng vay tiềm

năng, điều này dẫn tới việc nới lỏng cơ chế hoạt động của Ngân hàng và tạo điều

kiện gia tăng rủi ro hoạt động đặc biệt là rủi ro tín dụng làm ảnh hưởng đến sự tồn

tại của Ngân hàng và sự ổn định của thị trường tài chính.

Trong mọi lĩnh vực kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều đối thủ

cạnh tranh, bao gồm các đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Và ngành Ngân hàng cũng vậy, hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều Ngân hàng

thương mại hoạt động với nhiều loại hình khác nhau: NHTM quốc doanh, NHTM

cổ phần, NHTM nước ngoài… các Ngân hàng vẫn không ngừng cạnh tranh trong

việc thu hút khách hàng để mở rộng quy mô và chiến thắng cạnh tranh. Tuy nhiên vẫn chưa dừng lại ở đó, việc gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO và sự bình đẳng

hóa giữa các NHTM hoạt động tại Việt Nam sẽ thu hút thêm rất nhiều các NHTM nước ngoài khác mở chi nhánh tại nước ta và việc các tổ chức tài chính khác gia nhập vào ngành cũng rất nhiều. Xét ngay trên địa bàn quận Hai Bà Trưng trong năm 2008 đã có rất nhiều chi nhánh của các Ngân hàng lớn cả trong nước lẫn quốc tế như: Chi nhánh ngân hàng BIDV, địa chỉ 329 Bạch mai; Chi nhánh ngân hàng Đại Dương OCEANBANK, địa chỉ 390 Bạch mai; Chi nhánh ngân hàng Xuất Nhập

Khẩu Việt Nam EXIMBANK tại số 348 Bạch mai;… Điểm mạnh đáng chú ý của

các Chi nhánh Ngân hàng này là trực thuộc các Ngân hàng lớn, có tiềm lực tài chính mạnh và đang có uy tín rất cao trên thị trường tài chính. Hơn thế nữa, trong thời

gian gần đây các Ngân hàng liên tục triển khai thực hiện hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút đồng thời giữ chân khách hàng lâu năm.

Đối với Oceanbank, là Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, sản

phẩm dịch vụ đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo xu

hướng thay đổi của thị trường tài chính Việt Nam, có kinh nghiệm trong các dịch vụ

liên quan tới thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi như: “khám phá vận may cùng Oceanbank” – tiết kiệm

trong tay, vận may mỉm cười; hay “Khám phá thế giới cùng Oceanbank” và “Tiết

kiệm tặng lãi suất”…các chương trình đều nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo khách hàng trên toàn quốc.

Còn đối với BIDV, là Ngân hàng hoạt động lâu năm với nghiệp vụ truyền

thống phục vụ đầu tư phát triển Đất nước, có uy tín cao trên thị trường tài chính

trong nước và quốc tế, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ và nhận nhiều

giải thưởng thương hiệu mạnh trong nước. Hoạt động của BIDV ngày một đa dạng và phong phú do đó nhận được sự hưởng ứng và tín nhiệm của các tổ chức kinh tế,

các doanh nghiệp hàng đầu trong nước… Bên cạnh đó BIDV vẫn tiếp tục không

ngừng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, hiện nay BIDV đã có quan hệ đại lý với hơn 800 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng, là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Châu á (ABA), ASEAN và là thành viên hội đồng quản trị của Hiệp hội các định

chế tài chính phát triển Châu á Thái Bình Dương (ADFIAP). Việc đẩy mạnh quan

hệ quốc tế cả về chiều sâu lẫn chiều rộng giúp BIDV bổ sung thêm nhiều kinh

nghiệm trong nhiều lĩnh vự như tiền gửi, thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu,

kinh doanh tiền tệ, đồng tài trợ, bảo lãnh, nhờ thu tiền mặt (cash collection), thanh

toán Séc, hỗ trợ về đào tạo, trao đổi thông tin, và nhiều hoạt động tín dụng quốc tế

khác… Điều này chắc chắn sẽ tạo ra lợi thế cho BIDV phát triển vững mạnh và chiếm lĩnh thị trường tiền tệ trong thời gian tới đây.

Như vậy sự xuất hiện và lớn mạnh của các Ngân hàng đó càng làm cho thị trường tài chính ngày càng nóng bỏng, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn, quy luật chọn lọc khắc nhiệt của thị trường sẽ tiếp tục phá sản những

Ngân hàng có “sức đề kháng yếu”, việc mua bán và sáp nhập cũng sẽ diễn ra thường xuyên hơn theo sự lớn mạnh của nền kinh tế. Đứng trước những áp lực cạnh

tranh trên thị trường như vậy, ngay từ lúc này NHNNo&PTNT Hà Thành cũng cần

phải nâng cao năng lực và phát huy mọi thế mạnh cả về nội lực lẫn ngoại lực nhằm

chiếm lĩnh thị trường, giữ vững khách hàng trong mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực

tín dụng.

Bên cạnh những rủi ro có thể mang lại, sự xuất hiện và tồn tại của các đối thủ

cạnh tranh cũng có những vai trò nhất định và không thể thiếu đối với mỗi Ngân

hàng và xã hội nói chung và Ngân hàng Hà Thành nói riêng. Bởi nó thúc đẩy Ngân

để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình nhằm giành chiến thắng trong cạnh

tranh. Vì nếu không có sự cạnh tranh trong ngành, Ngân hàng sẽ không có động lực

phát triển và hoạt động kinh doanh cũng ngày càng kém hiệu quả, từ đó mang đến

sự trì trệ trong phát triển kinh tế đất nước.

2.2.2.2. Khả năng tài chính của khách hàng:

Khả năng tài chính của Doanh nghiệp là một nhân tố đặc biệt quan trọng,

quyết định đến hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Doanh nghiệp có khả năng tài chính lành mạnh, có uy tín trên thị trường thì xác suất gặp rủi ro về khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng sẽ thấp hơn. Bởi sức mạnh tài chính quyết định đến

khả năng thanh khoản của mỗi doanh nghiệp, khả năng tài chính tốt giúp cho doanh

nghiệp hoàn thành nghĩa vụ chi trả các khoản nợ đến hạn, nhờ đó giúp Ngân hàng thu hồi lại được các khoản vay (bao gồm cả gốc và lãi) kịp thời, đồng thời ổn định được khả năng thanh toán và tăng hiệu quả sử dụng vốn cho Ngân hàng. Ngược lại,

nếu tài chính doanh nghiệp bất ổn, dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng giảm

sút dẫn đến nguy cơ phá sản lớn thì nguồn vốn vay từ Ngân hàng cũng khó có thể được hoàn trả. Do đó làm gia tăng các khoản nợ khó đòi tại Chi nhánh, hiệu quả tín

dụng giảm dần, rủi ro tín dụng cũng tăng theo.

Chính vì vậy, mà trong toàn bộ quy trình cho vay, Ngân hàng Hà Thành

luôn đặc biệt chú trọng đến khâu thẩm định khách hàng vay vốn, việc thẩm định

khách hàng bao gồm: mục đích vay vốn, tính khả thi của dự án… đặc biệt là khả năng tài chính của khách hàng trong thời gian gần nhất. Tuy nhiên trong thời buổi

kinh tế hiện nay, việc toàn cầu hóa đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam dần hòa nhập

với nền kinh tế thế giới, vì vậy mà rủi ro luôn đồng hành với mỗi doanh nghiệp và nó có thể làm phá sản hàng loạt những doanh nghiệp chậm tiến. Chính vì lẽ đó, việc

thẩm định khách hàng không chỉ thực hiện trong thời gian đầu mà trong suốt quá

trình vay vốn, Ngân hàng cần phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình sản

xuất kinh doanh của khách hàng và tiềm năng tài chính của họ để có những biện

2.2.2.3. Thu nhập và mức sống của dân cư:

Thu nhập và mức sống của dân cư là một yếu tố quan trọng và tác động

không nhỏ tới hoạt động của mỗi ngân hàng, và đối với NHNNo&PTNT Hà Thành cũng vậy, yếu tố này đặc biệt ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động tín dụng cả về

mặt trực tiếp lẫn gián tiếp.

Về mặt trực tiếp, khi một khách hàng vay có thu nhập ổn định, mức sống cao

sẽ là một khách hàng tiềm năng của Ngân hàng, nhu cầu mua sắm và sử dụng các

mặt hàng xa xỉ phẩm của họ là rất lớn do đó việc tiếp cận với nguồn vốn vay từ

Ngân hàng sẽ thường xuyên hơn. Đồng thời việc hoàn trả lãi và gốc cho Ngân hàng sẽ luôn được bảo đảm bằng các nguồn thu nhập ổn định của họ. Ta có thể lấy dẫn

chứng cụ thể về tình hình cho vay đối với hoạt động tiêu dùng dân cư tại Chi nhánh hàng Thành qua 3 năm (từ 2006 đến năm 2008 như sau):

Bảng 2.1a: Doanh số cho vay và dư nợ tiêu dùng.

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Doanh số cho vay 30,611 49,698 208,981

Dư nợ 24,772 18,564 35,961

(Nguồn: Phòng KH&KD)

Qua bảng tóm tắt tình hình cho vay và quản lý nợ tiêu dùng tại Chi nhánh Hà Thành ta thấy hình thức cung cấp tín dụng này đang dần phát triển tại Ngân hàng,

đó là nhờ sự nỗ lực của các cán bộ phòng tín dụng và hiệu quả từ việc mở rộng quy

mô hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận được yếu

tố tác động từ sự thay đổi trong mức sống của người dân trong địa bàn hoạt động

của Ngân hàng, nhờ có sự phát triển trong đời sống dân cư đã mang đến việc gia tăng các nhu cầu tiêu dùng trong dân cư (đối với các mặt hàng xa xỉ phẩm), do vậy

Chính vì sự phát triển trong mối quan hệ giữa Ngân hàng và bộ phận dân cư trong địa bàn nên việc ảnh hưởng từ mức sống của dân cư ngày càng trở nên quan trọng hơn và gắn bó chặt chẽ với hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Điều này sẽ rõ

ràng hơn khi ta xét đến chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn hoạt động tín dụng tiêu dùng, theo báo cáo từ phòng KH&KD thì tỷ lệ nợ quá hạn tiêu dùng so với tổng nợ quá

hạn qua các năm: 60% năm 2006, 80% năm 2007 và 85% trong năm 2008. Mức độ ra tăng tỷ lệ nợ quá hạn tiêu dùng so với tổng nợ quá hạn trong năm 2008 lên tới

85% cho ta thấy được sự thay đổi trong mức sống của dân cư làm tăng rủi ro về khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng đối với khách hàng vay là rất lớn và hiệu quả tín

dụng cũng giảm đi rất nhiều. Điều này là do trong năm 2008 sự suy thoái của nền

kinh tế làm ảnh hưởng không ít tới mức sống của bộ phận dân cư, đẩy chi phí tiêu

dùng tính trên đầu người tăng cao trong một thời gian ngắn trong khi thu nhập không thay đổi.

Như vậy việc nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư không chỉ góp phần

thúc đẩy việc lưu thông hàng hóa mà còn thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn trong

xã hội, tạo điều kiện phát triển và nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng. Nhưng

một khi thu nhập của người dân trở nên bất ổn, mức sống cũng giảm dần và Ngân hàng không những mất đi một phân khúc trong thị trường mục tiêu mà hiệu quả tín

dụng cũng giảm sút do khoản nợ của khách hàng vay khó có thể thu hồi đầy đủ và

đúng thời hạn.

Về mặt gián tiếp, như ta đã biết hoạt động huy động vốn và cung cấp tín

dụng của Ngân hàng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, và nguồn vốn huy động sẽ ổn định hơn nếu Ngân hàng thu hút được nguồn tiết kiệm từ dân cư. Như

vậy khi thu nhập dân cư ổn định Ngân hàng sẽ dễ dàng thu hút được một lượng lớn

nguồn vốn của thị trường cấp I, điều này không chỉ làm tăng tính cạnh tranh cho

Ngân hàng mà còn giúp nó ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hơn

nữa. Còn nếu việc thu hút vốn kém hiệu quả, việc tạo nguồn chủ yếu lấy từ thị trường cấp II, sẽ làm giảm tính cạnh tranh của Ngân hàng cả về thời gian và lãi suất

cho vay đối khách hàng, dẫn đến hiệu quả hoạt động tín dụng kém, chất lượng hoạt động không đảm bảo.

Bảng 2.1b: Cơ cấu doanh số cho vay và huy động

ĐVT: triệu đồng 2006 2007 2008 Chỉ tiêu N.VỐN Tỷ trọng N.VỐN Tỷ trọng N.VỐN Tỷ trọng Doanh số huy động 340,120 552,201 2,322,012

Tiết kiệm Dân cư 70,125 12.70% 72,012 13.04% 197,901 8.52%

Doanh số cho vay 524,801 491,074 683,270

DSCV trung- dài hạn 124,745 23.77% 132,344 26.95% 140,299 20.53%

(Nguồn: Phòng KH&KD+ KT&NQ)

Bảng số liệu cho ta thấy xu hướng thay đổi trong hoạt động huy động vốn từ

tiết kiệm dân cư và trong hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng. Theo nguồn số liệu trên thì hai hoạt động này đang có xu hướng tăng dần, điều này một

phần là do định hướng trong chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng,

tuy nhiên đối với hoạt động cho vay trung- dài hạn tại đây ta có thể thấy rằng sự

phát triển của nó một phần nhờ vào sự gia tăng và ổn định trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Việc gia tăng nguồn vốn huy động từ tiết kiệm dân cư sẽ giúp Ngân hàng

ổn định thời hạn và tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, từ đó tạo điều kiện đáp ứng tốt

nhu cầu vay vốn của khách hàng và cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Ngân hàng Hà Thành so với các tổ chức tài chính khác trên địa bàn hoạt động.

Như vậy ta có thể nói rằng sự ảnh hưởng của mức sống và thu nhập trong dân cư đối với ngân hàng là rất lớn. Nó có thể tạo ra cho Ngân hàng nhiều lợi thế

trong cạnh tranh, nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của

hoạt động tín dụng nói riêng và toàn bộ hoạt động của hệ thống Ngân hàng nói chung. Tuy nhiên, theo điều tra từ phía WB thì hiện nay tại Việt Nam còn có rất

lạm phát đã làm phát sinh khoảng 35% lượng tiền lưu thông ngoài Ngân hàng, trên

50% giao dịch không qua Ngân hàng, trong đó có trên 90% dân cư không thanh

toán qua Ngân hàng. Và một thực trạng khá phổ biến nữa là nguồn tiết kiệm dân cư

vẫn thường luân chuyển tự do mà không được gửi vào Ngân hàng, nguyên nhân chủ

yếu vẫn là lãi suất ở thị trường tự do không công khai rất cao nên mang lại cho

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp tại chi nhánh nhnno&ptnt hà thành (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)